Tất cả chuyên mục

Một số kiến nghị để ứng dụng công nghệ số vào hoạt động bồi dưỡng tại Trường Cán bộ Thanh tra (phần 3)

Thứ tư, 21/05/2025 - 14:38 (GMT+7)

(ThanhtraVietNam) - Khi ứng dụng công nghệ số được nghiên cứu kỹ càng và nghiêm túc, hoạt động bồi dưỡng của nhà trường sẽ có những phát triển chưa từng có trong tiền lệ, thay đổi cả về lượng và về chất.

Đầu tư cho sự phát triển đồng bộ về các nền tảng công nghệ số cơ bản vào những hoạt động bồi dưỡng

Trường Cán bộ Thanh tra cần tập trung kinh phí để đầu tư những công nghệ số nền tảng như sau: (i) Internet kết nối các vật công nghệ; (ii) Trí tuệ nhân tạo (AI); (iii) Điện toán đám mây (Cloud computing); (iv) Blockchain; (v)Truyền thông xã hội (Social media); (vi) Dữ liệu lớn (Big data).

Trường Cán bộ Thanh tra cần tăng cường ứng dụng công nghệ số cho những mảng chính hoạt động bồi dưỡng của nhà trường bao gồm:

Một là, tạo môi trường học tập linh hoạt thông qua việc tổ chức các chương trình e-learning, thực tế ảo, lớp học thông minh.

Một trong những lợi ích nổi bật của việc ứng dụng công nghệ số trong dạy học là tạo ra một môi trường học tập linh hoạt. Công nghệ số cho phép học viên và giảng viên kết nối mọi lúc, mọi nơi, không còn bị giới hạn bởi không gian và thời gian. Nhờ vào các công cụ học tập trực tuyến, học viên có thể được đánh giá mức độ đáp ứng nhiệm vụ, công vụ được giao thông qua các bài kiểm tra đầu vào minh bạch, điều chỉnh tốc độ, phạm vi, mức độ nghiên cứu về những khía cạnh còn yếu là các quy định của pháp luật hay nghiệp vụ thanh tra, tiếp dân giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng thông qua việc truy cập tài liệu và bài giảng từ xa, cũng như tham gia vào các lớp học ảo một cách dễ dàng.

Các khoản chi phí như phí đi lại, phí tài liệu in ấn, phí thuê địa điểm,.. hoàn toàn có thể được giảm đáng kể.. Thay vào đó, học viên và giảng viên chỉ cần một thiết bị kết nối Internet là có thể tiếp cận kho tài liệu phong phú và tham gia các khóa học từ xa. Các công cụ học tập số cũng thường đi kèm với nhiều tài nguyên miễn phí hoặc có chi phí thấp nhưng vẫn đảm bảo chất lượng bồi dưỡng cán bộ ở mức cao.

Lớp quản lý nhà nước về công tác thanh tra được kết nối trực tuyến đến các học viên.

Hai là, kiểm tra, đánh giá học bằng những bài kiểm tra riêng biệt, có tính lưu trữ mức độ tiến bộ của quá trình học tập, nghiên cứu sau nhiều lần bồi dưỡng.

Thay vì sử dụng phương pháp truyền thống như giấy và bút, học viên có thể tiếp cận bài tập và giao nộp bài qua các nền tảng trực tuyến khi ứng dụng công nghệ số trong hoạt động bồi dưỡng cán bộ. Hệ thống sẽ cảnh báo đối với những trường hợp có kết quả bồi dưỡng không đạt yêu cầu, từ đó tạo điều kiện cho việc giảng viên có những góp ý, phản hồi nhanh chóng và hiệu quả.

Bên cạnh đó, việc quản lý kết quả học tập trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết. Các hệ thống quản lý học tập như hệ thống quản lý cho phép giảng viên tự động ghi nhận và theo dõi tiến độ học tập của học viên một cách chi tiết và hiệu quả. Từ việc các công nghệ chấm, nhập điểm, đánh giá bài tập đến tạo bảng xếp hạng, mọi thông tin được lưu trữ và cập nhật đồng bộ trên nền tảng số, giúp giảng viên tiết kiệm thời gian và công sức trong quá trình quản lý. Đồng thời, học viên cũng có thể dễ dàng theo dõi và đánh giá tiến độ học tập của mình, từ đó tự chủ hơn trong quá trình bồi dưỡng.

Ba là, đánh giá mức độ đáp ứng của giảng viên thông qua lưu trữ lại các buổi giảng dạy các lớp bồi dưỡng theo ngạch bậc và ngắn hạn.

Tính năng lưu trữ lại các buổi học không chỉ giúp học viên dễ dàng xem lại bài học khi không thể tham lớp học; giúp bổ sung kiến thức đầy đủ cho học viên và đảm bảo rằng và đảm bảo chất lượng học tập luôn được duy trì hiệu quả nhất, mà còn là bằng chứng để Hội đồng chuyên môn dự giờ, xem xét mức độ đáp ứng bài giảng của từng giảng viên, nhất là đối với những kỹ năng cơ bản như hướng dẫn học viên soạn thảo biên bản, quyết định, báo cáo trong thanh tra, tiếp dân giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng, vốn dĩ là những bài giảng cần nhiều kinh nghiệm và tâm huyết của giảng viên.

Bốn là, quản lý và lưu trữ thông tin người học chính xác.

Các hệ thống quản lý học tập và phần mềm giáo dục số hóa toàn bộ hồ sơ học tập, kết quả kiểm tra, và thông tin cá nhân của học viên. Nhờ đó, giảng viên và nhà trường có thể dễ dàng theo dõi tiến độ học tập, phân tích dữ liệu để đưa ra các phương pháp giảng dạy hiệu quả hơn. Theo đó, việc lưu trữ thông tin trên nền tảng số cũng giúp giảm thiểu rủi ro mất mát dữ liệu và đảm bảo tính bảo mật, giúp môi trường giáo dục trở nên chuyên nghiệp và hiện đại hơn.

Hoàn thiện pháp luật ứng dụng công nghệ số vào vào công tác bồi dưỡng cán bộ

Pháp luật về bồi dưỡng cán bộ nói riêng, hệ thống pháp luật chuyên ngành phục vụ cho thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực… đều cần có những điều chỉnh phù hợp, đồng tình, ủng hộ việc ứng dụng công nghệ số trở thành một công cụ hữu hiệu trong hoạt động bồi dưỡng cán bộ, để các quy định của pháp luật không là rào cản cho đổi mới, sáng tạo, thích ứng, ứng dụng công nghệ số vào phòng, chống tham nhũng toàn xã hội.

Quyết tâm, cam kết chuyển đổi số và năng lực quản trị chuyển đổi số

Một số khía cạnh cần được Ban giám hiệu nhà trường thực hiện:

 (i) Nhận thức về tầm quan trọng, cấp thiết của việc ứng dụng công nghệ số nói chung, vào công tác giảng dạy nói riêng. Khi người lãnh đạo nhà trường nhận thức được trong hiện tại, việc vận hành nhà trường của mình đã rất khác so với trong quá khứ và trong tương lại thì còn khác hơn nữa, đồng thời họ ý thức việc giáo dục cần phải đổi mới tối đa để đáp ứng những khía cạnh ngày càng phát triển của nhu cầu bồi dưỡng cán bộ theo kịp sự tiến bộ xã hội, những chương trình bồi dưỡng nâng cấp về chất lượng nhưng giảm sự tiêu tốn về thời gian, công sức của người học.

 (ii) Phân công, giao quyền cho nhân sự các cấp phù hợp. Người lãnh đạo nhà trường cần có những hiểu biết cơ bản về công nghệ số, năng lực của từng nhân sự, mức độ đáp ứng của từng bộ phận, những bộ phận dễ xảy ra tham nhũng, để phân công, giao quyền cho những người phù hợp, bù đắp cho những bộ phận còn yếu, có sự kiểm tra, giám sát nhất định.

(iii) Lựa chọn mô hình phù hợp, xây dựng được một kế hoạch khả thi ứng dụng công nghệ số. Đảm bảo việc ứng dụng công nghệ số là phù hợp với nhà trường trong từng thời kỳ và có sự quyết tâm từ phía lãnh đạo cấp cao, dù phải thay đổi, gặp nhiều khó khăn, thách sẽ không từ bỏ mà tìm những giải pháp, phương án phù hợp hơn nếu cần thiết.

(iv) Truyền tải nhận thức của mình tới toàn thể người lao động trong nhà trường, lắng nghe, khích lệ tinh thần chuyển đổi số trong nhà trường, ghi nhận những đóng góp, sáng tạo của người lao động, xây dựng mối liên hệ, phối hợp trong quá trình ứng dụng công nghệ số giữa các bộ phận trong nhà trường.

 Cam kết và nâng cao hiểu biết của giảng viên trong chuyển đổi số hoạt động bồi dưỡng

Mỗi giảng viên phải đáp ứng được các năng lực cơ bản như sau:

(i) Các năng lực cơ bản gồm: năng lực nắm, hiểu các quy định về bồi dưỡng thông qua công nghệ số; năng lực vận hành các thiết bị, phần mềm liên quan đến giảng dạy, nghiên cứu.

(ii) Các năng lực nâng cao gồm: năng lực chia sẻ các dữ liệu số; năng lực sáng tạo các phương pháp ứng dụng công nghệ số; năng lực quản trị rủi ro an ninh mạng cho hoạt động bồi dưỡng cán bộ.

Th.s Nguyễn Mai Anh

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Một số kiến nghị để ứng dụng công nghệ số vào hoạt động bồi dưỡng tại Trường Cán bộ Thanh tra (phần 3)

(ThanhtraVietNam) - Khi ứng dụng công nghệ số được nghiên cứu kỹ càng và nghiêm túc, hoạt động bồi dưỡng của nhà trường sẽ có những phát triển chưa từng có trong tiền lệ, thay đổi cả về lượng và về chất.

Th.s Nguyễn Mai Anh

Ứng dụng công nghệ số vào hoạt động bồi dưỡng tại Trường Cán bộ Thanh tra (phần 2)

(ThanhtraVietNam) - Khi ứng dụng công nghệ số được nghiên cứu kỹ càng và nghiêm túc, hoạt động bồi dưỡng của Trường Cán bộ Thanh tra sẽ có những phát triển chưa từng có trong tiền lệ, thay đổi cả về lượng và về chất.

Th.s Nguyễn Mai Anh

Ứng dụng công nghệ số vào hoạt động bồi dưỡng tại Trường Cán bộ Thanh tra (Phần 1)

(ThanhtraVietNam) - Khi ứng dụng công nghệ số được nghiên cứu kỹ càng và nghiêm túc, hoạt động bồi dưỡng của nhà trường sẽ có những phát triển chưa từng có trong tiền lệ, thay đổi cả về lượng và về chất.

Th.s Nguyễn Mai Anh

Hội thảo góp ý sửa đổi Luật thi hành án dân sự

(ThanhtraVietNam) - Ngày 14/5, tại Thành phố Hồ Chí Minh. (TP.HCM), Báo Pháp Luật TPHCM tổ chức hội thảo “Góp ý sửa đổi Luật Thi hành án dân sự - Giải pháp xử lý tài sản trong thi hành án các vụ án kinh tế”.

Hữu Anh - Thanh Thủy

Ứng dụng mô hình giảng dạy hiện đại trong đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ công chức ngành thanh tra

(ThanhtraVietNam) - Mô hình tổ chức các khoá đào tạo, bồi dưỡng trực tiếp phối hợp cùng trực tuyến đã đưa Trường Cán bộ Thanh tra trở thành một trong những đơn vị đi đầu trong việc đổi mới phương thức đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, với sự phát triển vượt bậc của khoa học công nghệ, việc áp dụng mô hình dạy học hiện đại trong tổ chức các lớp đào tạo, bồi dưỡng sẽ khắc phục được những điểm hạn chế trong đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ công chức ngành thanh tra.

Thạc sĩ Đặng Thuỳ Trâm Phó Trưởng phòng Hành chính - Tổ chức, Trường Cán bộ Thanh tra

Không lợi dụng việc kiểm tra, xử lý văn bản vì mục đích vụ lợi

(ThanhtraVietNam) - Đó là một trong những nguyên tắc trong việc kiểm tra, xử lý văn bản được quy định tại Nghị định số 79/2025/NĐ-CP ngày 01/4/2025 về kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa và xử lý văn bản quy phạm pháp luật.

M. Phương (TH)

Một số ý kiến góp ý đối với dự thảo Luật Thanh tra

(ThanhtraVietNam) - Hiện nay, Thanh tra Chính phủ đang lấy kiến của các cơ quan Trung ương và địa phương về dự thảo Luật Thanh tra (viết tắt là dự thảo Luật) thay thế Luật Thanh tra số 11/2022/QH15 ngày 14/11/2022. Sau khi nghiên cứu dự thảo Luật, tác giả xin tham gia một số ý kiến như sau:

Đỗ Văn Nhân Chánh Thanh tra Sở Tư pháp tỉnh Kon Tum

Dự thảo Luật Thanh tra 2025: Cải tiến quy trình, tăng cường trách nhiệm thanh tra

(ThanhtraVietNam) - Dự thảo Luật Thanh tra năm 2025 đang trong giai đoạn hoàn thiện để trình Quốc hội xem xét, với nhiều thay đổi quan trọng. Những sửa đổi này tập trung vào việc kiện toàn tổ chức thanh tra, cải tiến quy trình hoạt động và nâng cao trách nhiệm của các bên liên quan, nhằm khắc phục những vướng mắc phát sinh trong thực tiễn thi hành.

Dương Nguyễn

Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí hướng tới nền hành chính liêm chính, kiến tạo và phục vụ

(ThanhtraVietNam) - Việc ban hành Chương trình tổng thể về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2025 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc thể hiện quyết tâm cao của tỉnh trong việc thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước về công tác này. Chương trình được kỳ vọng là bước đi quan trọng trong việc xây dựng một bộ máy hành chính liêm chính, kiến tạo và phục vụ người dân, doanh nghiệp.

BS

Bài học kinh nghiệm thực hiện dự án phục vụ giải đua F1 Hà Nội - Nhìn từ kết luận thanh tra

(ThanhtraVietNam) - Thanh tra Thành phố Hà Nội chỉ ra nhiều thiếu sót trong thủ tục quy hoạch, đất đai của dự án Công viên cây xanh kết hợp công trình phụ trợ phục vụ giải đua xe Công thức 1, đặc biệt là việc phê duyệt quy hoạch chi tiết khi chưa đủ thời gian lấy ý kiến cộng đồng dân cư theo quy định.

BS

Cơ sở pháp lý để hoạt động thanh tra ngày càng hiệu lực, hiệu quả và chuyên nghiệp

(ThanhtraVietNam) - Việc chuẩn hóa trình tự, thủ tục và mẫu các văn bản sẽ góp phần nâng cao chất lượng, hiệu lực, hiệu quả các cuộc thanh tra, kết luận thanh tra sẽ khắc phục được việc ban hành chậm và quá trình thanh tra người tiến hành thanh tra, người thực hiện giám sát, người thực hiện thẩm định phải thực hiện nghiêm các quy định, từ đó đưa hoạt động thanh tra theo hướng chuyên nghiệp và hiệu quả

ThS. Lê Ngọc Thiều Trưởng khoa Nghiệp vụ Thanh tra Trường Cán bộ Thanh tra

Sứ mệnh thanh tra qua xử lý sau thanh tra (tiếp theo và hết)

(ThanhtraVietNam) - Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Tổng Thanh tra Chính phủ, nhận thức sâu sắc chủ trương của Trung ương Đảng về việc cần thiết phải giải quyết các “điểm nghẽn”, “nút thắt” trong cơ chế, lãnh đạo Cục Giám sát, Thẩm định và Xử lý sau thanh tra đã chủ động, sáng tạo trong việc tham mưu cho lãnh đạo Thanh tra Chính phủ đưa hoạt động xử lý sau thanh tra mang lại hiệu quả thiết thực.

Nguyễn Mạnh Cường Cục trưởng Cục V, Thanh tra Chính phủ

Xem thêm