Tất cả chuyên mục

Một số ý kiến góp ý đối với dự thảo Luật Thanh tra

Thứ năm, 03/04/2025 - 14:10 (GMT+7)

(ThanhtraVietNam) - Hiện nay, Thanh tra Chính phủ đang lấy kiến của các cơ quan Trung ương và địa phương về dự thảo Luật Thanh tra (viết tắt là dự thảo Luật) thay thế Luật Thanh tra số 11/2022/QH15 ngày 14/11/2022. Sau khi nghiên cứu dự thảo Luật, tác giả xin tham gia một số ý kiến như sau:

Thứ nhất, khoản 7 Điều 6 dự thảo Luật quy định về hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động thanh tra như sau: "7. Không cung cấp thông tin, tài liệu hoặc cung cấp không kịp thời, không đầy đủ, không trung thực, thiếu chính xác; chiếm đoạt, tiêu hủy tài liệu, vật chứng liên quan đến nội dung thanh tra".

Đề nghị bổ sung hành vi thay đổi, làm sai lệch tài liệu, vật chứng liên quan đến nội dung thanh tra, vì trên thực tế, có thể xảy ra hành vi này để cản trở, tác động, làm thay đổi nội dung thanh tra và kết quả thanh tra. Do đó, đề nghị biên tập nội dung này như sau: 7. Không cung cấp thông tin, tài liệu hoặc cung cấp không kịp thời, không đầy đủ, không trung thực, thiếu chính xác; chiếm đoạt, tiêu hủy, thay đổi, làm sai lệch tài liệu, vật chứng liên quan đến nội dung thanh tra".

Thứ hai, Điều 5 dự thảo Luật quy định: "Cơ quan thanh tra có chức năng giúp cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện quản lý nhà nước về công tác thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; tiến hành thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực theo quy định của pháp luật".

Trong khi đó, khoản 1 Điều 13 dự thảo Luật quy định: "1. Thanh tra tỉnh là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý nhà nước và thực hiện nhiệm vụ về công tác thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực trong phạm vi quản lý nhà nước của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh theo quy định của pháp luật".

Trụ sở Thanh tra Chính phủ. (Ảnh: Minh Nguyệt)

Như vậy, vị trí, chức năng của Thanh tra tỉnh cần phải được làm rõ, đó là Thanh tra tỉnh giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý nhà nước trong những lĩnh vực nào (thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, lãng phí)? Có được tiến hành thanh tra trong lĩnh vực tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực trong phạm vi quản lý nhà nước của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hay chỉ giúp Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn trong công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực.

Thứ ba, nhiệm vụ của Chánh Thanh tra tỉnh tại khoản 3 Điều 15 dự thảo Luật như sau: "3. Kiến nghị người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính".

Trong khi đó, nhiệm vụ, quyền hạn của người ra quyết định thanh tra tại điểm q khoản 1 Điều 38 dự thảo Luật như sau: "q) Xử phạt vi phạm hành chính theo thẩm quyền".

Quy định tại khoản 3 Điều 15 và điểm q khoản 1 Điều 38 dự thảo Luật là chưa thống nhất, bởi trong trường hợp, Chánh Thanh tra tỉnh đồng thời là người ra quyết định thanh tra thì cần phải quy định thống nhất về xử phạt vi phạm hành chính (nếu thuộc thẩm quyền) và kiến nghị người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính (nếu không thuộc thẩm quyền). Do đó, cần xem xét, biên tập khoản 3 Điều 15 và điểm q khoản 1 Điều 38 dự thảo Luật cho thống nhất, đầy đủ, cụ thể như sau: "Xử phạt vi phạm hành chính theo thẩm quyền hoặc kiến nghị người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính".

Tương tự, đề nghị bổ sung nội dung này trong nhiệm vu, quyền hạn của Trưởng đoàn thanh tra quy định tại Điều 39 và nhiệm vụ, quyền hạn của thành viên Đoàn thanh tra quy định tại Điều 40 dự thảo Luật.

Lý do: Trong quá trình thanh tra, khi phát hiện hành vi vi phạm hành chính, không phải hành vi nào cũng thuộc thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Trưởng đoàn thanh tra và của Thanh tra viên là thành viên Đoàn thanh tra; trong trường hợp, phát hiện hành vi vi phạm hành chính nhưng thuộc hoặc không thuộc thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính hoặc không thuộc thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính thì Trưởng đoàn thanh tra hoặc Thanh tra viên là thành viên Đoàn thanh tra tiến hành lập biên bản vi phạm hành chính (nếu thuộc thẩm quyền) hoặc lập biên làm việc (nếu không thuộc thẩm quyền) và kiến nghị (kèm theo các biên bản, tài liệu, tang vật, phương tiện, vật chứng,….) đến người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.

Thứ tư, Điều 51 dự thảo Luật quy định khiếu nại, kiến nghị của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan, tuy nhiên, nội dung điều luật chỉ quy định về thẩm quyền, trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại trong hoạt động thanh tra, chưa quy định về thẩm quyền, trình tự, thủ tục giải quyết các kiến nghị của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan. Vì vậy, đề nghị bổ sung cho đầy đủ, phù hợp.

Thứ năm, khoản 3 Điều 60 dự thảo Luật quy định: "3. Các cơ quan thanh tra được trích một phần từ các khoản tiền thu hồi phát hiện qua thanh tra sau khi nộp vào ngân sách nhà nước để hỗ trợ nâng cao năng lực hoạt động thanh tra, tăng cường cơ sở vật chất và khen thưởng, động viên tổ chức, cá nhân có thành tích trong công tác thanh tra.".

Đề nghị bổ sung nội dung này theo hướng, không chỉ các cơ quan thanh tra được trích một phần từ các khoản tiền thu hồi phát hiện qua thanh tra mà còn được phép trích một phần khoản tiền từ xử phạt vi phạm hành chính của người có thẩm quyền trong hoạt động thanh tra như: người ra quyết định thanh tra, trưởng đoàn thanh tra và thanh tra viên của các cơ quan thanh tra. Vì vậy, đề nghị xem xét, biên tập khoản 3 Điều 60 dự thảo Luật như sau: "3. Các cơ quan thanh tra được trích một phần từ các khoản tiền thu hồi phát hiện qua thanh tra, các khoản tiền từ xử phạt vi phạm hành chính sau khi nộp vào ngân sách nhà nước để hỗ trợ nâng cao năng lực hoạt động thanh tra, tăng cường cơ sở vật chất và khen thưởng, động viên tổ chức, cá nhân có thành tích trong công tác thanh tra".

Thứ sáu, do Thanh tra tỉnh là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý nhà nước và thực hiện nhiệm vụ về công tác thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực trong phạm vi quản lý nhà nước của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh theo quy định của pháp luật, vì vậy đề nghị nghiên cứu, bổ sung dự thảo Luật về trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong công tác thanh tra như: Ban hành hoặc trình cơ quan có thẩm quyền ban hành các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến công tác thanh tra; chỉ đạo tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về thanh tra tại địa phương; xây dựng, kiện toàn và nâng cao hiệu lực về tổ chức bộ máy thanh tra; đảm bảo kinh phí trong hoạt động thanh tra;…

Đỗ Văn Nhân Chánh Thanh tra Sở Tư pháp tỉnh Kon Tum

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Một số kiến nghị để ứng dụng công nghệ số vào hoạt động bồi dưỡng tại Trường Cán bộ Thanh tra (phần 3)

(ThanhtraVietNam) - Khi ứng dụng công nghệ số được nghiên cứu kỹ càng và nghiêm túc, hoạt động bồi dưỡng của nhà trường sẽ có những phát triển chưa từng có trong tiền lệ, thay đổi cả về lượng và về chất.

Th.s Nguyễn Mai Anh

Ứng dụng công nghệ số vào hoạt động bồi dưỡng tại Trường Cán bộ Thanh tra (phần 2)

(ThanhtraVietNam) - Khi ứng dụng công nghệ số được nghiên cứu kỹ càng và nghiêm túc, hoạt động bồi dưỡng của Trường Cán bộ Thanh tra sẽ có những phát triển chưa từng có trong tiền lệ, thay đổi cả về lượng và về chất.

Th.s Nguyễn Mai Anh

Ứng dụng công nghệ số vào hoạt động bồi dưỡng tại Trường Cán bộ Thanh tra (Phần 1)

(ThanhtraVietNam) - Khi ứng dụng công nghệ số được nghiên cứu kỹ càng và nghiêm túc, hoạt động bồi dưỡng của nhà trường sẽ có những phát triển chưa từng có trong tiền lệ, thay đổi cả về lượng và về chất.

Th.s Nguyễn Mai Anh

Hội thảo góp ý sửa đổi Luật thi hành án dân sự

(ThanhtraVietNam) - Ngày 14/5, tại Thành phố Hồ Chí Minh. (TP.HCM), Báo Pháp Luật TPHCM tổ chức hội thảo “Góp ý sửa đổi Luật Thi hành án dân sự - Giải pháp xử lý tài sản trong thi hành án các vụ án kinh tế”.

Hữu Anh - Thanh Thủy

Ứng dụng mô hình giảng dạy hiện đại trong đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ công chức ngành thanh tra

(ThanhtraVietNam) - Mô hình tổ chức các khoá đào tạo, bồi dưỡng trực tiếp phối hợp cùng trực tuyến đã đưa Trường Cán bộ Thanh tra trở thành một trong những đơn vị đi đầu trong việc đổi mới phương thức đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, với sự phát triển vượt bậc của khoa học công nghệ, việc áp dụng mô hình dạy học hiện đại trong tổ chức các lớp đào tạo, bồi dưỡng sẽ khắc phục được những điểm hạn chế trong đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ công chức ngành thanh tra.

Thạc sĩ Đặng Thuỳ Trâm Phó Trưởng phòng Hành chính - Tổ chức, Trường Cán bộ Thanh tra

Không lợi dụng việc kiểm tra, xử lý văn bản vì mục đích vụ lợi

(ThanhtraVietNam) - Đó là một trong những nguyên tắc trong việc kiểm tra, xử lý văn bản được quy định tại Nghị định số 79/2025/NĐ-CP ngày 01/4/2025 về kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa và xử lý văn bản quy phạm pháp luật.

M. Phương (TH)

Một số ý kiến góp ý đối với dự thảo Luật Thanh tra

(ThanhtraVietNam) - Hiện nay, Thanh tra Chính phủ đang lấy kiến của các cơ quan Trung ương và địa phương về dự thảo Luật Thanh tra (viết tắt là dự thảo Luật) thay thế Luật Thanh tra số 11/2022/QH15 ngày 14/11/2022. Sau khi nghiên cứu dự thảo Luật, tác giả xin tham gia một số ý kiến như sau:

Đỗ Văn Nhân Chánh Thanh tra Sở Tư pháp tỉnh Kon Tum

Dự thảo Luật Thanh tra 2025: Cải tiến quy trình, tăng cường trách nhiệm thanh tra

(ThanhtraVietNam) - Dự thảo Luật Thanh tra năm 2025 đang trong giai đoạn hoàn thiện để trình Quốc hội xem xét, với nhiều thay đổi quan trọng. Những sửa đổi này tập trung vào việc kiện toàn tổ chức thanh tra, cải tiến quy trình hoạt động và nâng cao trách nhiệm của các bên liên quan, nhằm khắc phục những vướng mắc phát sinh trong thực tiễn thi hành.

Dương Nguyễn

Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí hướng tới nền hành chính liêm chính, kiến tạo và phục vụ

(ThanhtraVietNam) - Việc ban hành Chương trình tổng thể về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2025 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc thể hiện quyết tâm cao của tỉnh trong việc thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước về công tác này. Chương trình được kỳ vọng là bước đi quan trọng trong việc xây dựng một bộ máy hành chính liêm chính, kiến tạo và phục vụ người dân, doanh nghiệp.

BS

Bài học kinh nghiệm thực hiện dự án phục vụ giải đua F1 Hà Nội - Nhìn từ kết luận thanh tra

(ThanhtraVietNam) - Thanh tra Thành phố Hà Nội chỉ ra nhiều thiếu sót trong thủ tục quy hoạch, đất đai của dự án Công viên cây xanh kết hợp công trình phụ trợ phục vụ giải đua xe Công thức 1, đặc biệt là việc phê duyệt quy hoạch chi tiết khi chưa đủ thời gian lấy ý kiến cộng đồng dân cư theo quy định.

BS

Cơ sở pháp lý để hoạt động thanh tra ngày càng hiệu lực, hiệu quả và chuyên nghiệp

(ThanhtraVietNam) - Việc chuẩn hóa trình tự, thủ tục và mẫu các văn bản sẽ góp phần nâng cao chất lượng, hiệu lực, hiệu quả các cuộc thanh tra, kết luận thanh tra sẽ khắc phục được việc ban hành chậm và quá trình thanh tra người tiến hành thanh tra, người thực hiện giám sát, người thực hiện thẩm định phải thực hiện nghiêm các quy định, từ đó đưa hoạt động thanh tra theo hướng chuyên nghiệp và hiệu quả

ThS. Lê Ngọc Thiều Trưởng khoa Nghiệp vụ Thanh tra Trường Cán bộ Thanh tra

Sứ mệnh thanh tra qua xử lý sau thanh tra (tiếp theo và hết)

(ThanhtraVietNam) - Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Tổng Thanh tra Chính phủ, nhận thức sâu sắc chủ trương của Trung ương Đảng về việc cần thiết phải giải quyết các “điểm nghẽn”, “nút thắt” trong cơ chế, lãnh đạo Cục Giám sát, Thẩm định và Xử lý sau thanh tra đã chủ động, sáng tạo trong việc tham mưu cho lãnh đạo Thanh tra Chính phủ đưa hoạt động xử lý sau thanh tra mang lại hiệu quả thiết thực.

Nguyễn Mạnh Cường Cục trưởng Cục V, Thanh tra Chính phủ

Xem thêm