Hà Nội:

15 nhà xưởng xây trái phép của Công ty Hồng Hà vẫn tồn tại sau nhiều lần thanh tra, kiểm tra

Thứ sáu, 20/12/2024 08:51
(ThanhtraVietNam) - Theo Kết luận thanh tra của Thanh tra Chính phủ, việc nợ tiền thuê đất và xây dựng 15 nhà xưởng nằm trong hành lang thoát lũ của Công ty cổ phần chế tạo máy Hồng Hà là một vụ việc vi phạm Quy hoạch 257 điển hình tại thành phố Hà Nội.

Có sai phạm thì phải kết luận, xử lý

Thủ tướng chỉ đạo điều tra và chia buồn với gia đình nạn nhân vụ cháy ở Cổ Nhuế, Hà Nội

Cục V hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao theo chỉ đạo của Tổng Thanh tra

Cà Mau: Chuyển hồ sơ sai phạm tại Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh sang cơ quan điều tra

Hướng tới giải quyết thấu tình đạt lý cho gia đình chính sách

Bộ Nông nghiệp phê duyệt điều chỉnh, bổ sung quy hoạch thủy lợi không đúng thẩm quyền

Công bố Kết luận thanh tra tại Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Thanh tra Chính phủ vừa công bố Kết luận thanh tra số 495/KL-TTCP về công tác quản lý nhà nước về thủy lợi, đê điều và phòng, chống thiên tai tại Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Trong đó, có chỉ rõ vi phạm về việc bảo vệ và sử dụng đê điều tại thành phố (TP) Hà Nội.

Nợ tiền thuê đất, xây dựng nhà xưởng trái phép

Kết luận thanh tra nêu rõ: Ngày 20/12/2021, Chánh Thanh tra TP Hà Nội ban hành Kết luận thanh tra số 5982/KL-TTTP về việc thanh tra trách nhiệm đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân chấp hành pháp luật về đê điều trên địa bàn TP Hà Nội tại 8 quận, huyện (Sóc Sơn, Đông Anh, Gia Lâm, Phúc Thọ, Tây Hồ, Hoàng Mai, Thường Tín, Phú Xuyên). 

Trong đó, có nội dung: Năm 2008, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hà Tây (cũ) đã ký hợp đồng cho thuê đất với Công ty cổ phần chế tạo máy Hồng Hà để thực hiện Nhà máy chế tạo thiết bị tự động và cơ khí thủy lực, thời hạn thuê đất đến ngày 19/5/2058, diện tích đất thuê là 31.332,8 m2 (diện tích giao cho công ty thuê xây dựng nhà máy là 26.816,35 m2; diện tích thuộc hành lang giao thông là 4.516,45 m2). 

Kết luận thanh tra số 5982/KL-TTTP ngày 20/01/2021 của Thanh tra TP Hà Nội đã kết luận 20 vụ việc vi phạm pháp luật về đê điều trên địa bàn TP Hà Nội.

Ngày 14/02/2022, UBND TP Hà Nội ban hành Văn bản số 395/UBND-KT chỉ đạo xử lý sau thanh tra, xử lý trách nhiệm đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan. Tuy nhiên, đến ngày 31/12/2023, việc thực hiện xử lý, khắc phục hậu quả chỉ được 3 vụ, còn tồn đọng 17/20 vụ việc.

Tuy nhiên, từ tháng 8/2008, nghĩa là từ thời điểm được thuê đất, Công ty cổ phần chế tạo máy Hồng Hà không nộp tiền sử dụng đất.

Đặc biệt, từ năm 2010 đến năm 2017, Công ty đã xây dựng 15 nhà xưởng, diện tích khoảng 16.000 m2 và 01 khu nhà điều hành, diện tích khoảng 350 m2 tại Km85+700 đê hữu hồng nằm trong hành lang thoát lũ. Điều đáng nói là UBND thành phố chưa cấp Giấy phép xây dựng đối với các công trình này.

Kết luận thanh tra nêu rõ, các vụ việc vi phạm nêu trên, các cơ quan chức năng đã kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính nhiều lần; đã thanh tra và kiến nghị xử lý những vẫn tồn tại đến nay.

Câu hỏi đặt ra là tại sao các cơ quan chức năng đã vào cuộc nhưng vi phạm vẫn không được xử lý dứt điểm, công trình xây dựng trái phép hàng chục nghìn m2 vẫn tồn tại hàng chục năm nay?

Buông lỏng quản lý hay có “lợi ích” phía sau?

Về kiến nghị xử lý, Tổng Thanh tra Chính phủ yêu cầu UBND thành phố Hà Nội kiểm tra, đôn đốc và chỉ đạo các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan thực hiện nghiêm các Kết luận thanh tra đã ban hành liên quan đến vi phạm đê điều; xem xét, xử lý nghiêm, đảo bảo đúng thẩm quyền, an toàn đê điều, hành lang thoát lũ… và đúng trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật.

Nhưng liệu những yêu cầu, kiến nghị xử lý này của Thanh tra Chính phủ có được thực hiện khi mà chỉ vi phạm của Công ty cổ phần chế tạo máy Hồng Hà cũng không được các cơ quan chức năng của Hà Nội xử lý dứt điểm, để kéo dài, tồn tại hơn một thập kỷ.

Theo Kết luận thanh tra, các cơ quan chức năng đã kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính nhiều lần nhưng lại chưa bao gồm cơ quan công an các cấp. Hơn nữa, đã xử lý vi phạm hành chính nhưng lại không xem xét, xử lý theo quy định của Luật Đất đai năm 2003, 2013.

leftcenterrightdel
Công ty cổ phần chế tạo máy Hồng Hà không nộp tiền sử dụng đất từ năm 2008 đến nay (từ khi ký Hợp đồng thuê đất). Ảnh: Hoàng Long 

Trong khi đó, Điều 15 Luật Đất đai 2003 đã quy định rõ những hành vi bị Nhà nước nghiêm cấm, bao gồm cả việc không thực hiện đúng quy định của pháp luật khi sử dụng các quyền của người sử dụng đất; không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ, trách nhiệm của người sử dụng đất.

Mặt khác, Luật Đất đai 2003 cũng có quy định Nhà nước thu hồi đất trong trường hợp người sử dụng đất cố ý không thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước (khoản 9 Điều 38); tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật (Điều 140).

Như vậy, Công ty cổ phần chế tạo máy Hồng Hà vi phạm những hành vi bị Nhà nước nghiêm cấm trong quản lý, sử dụng đất và nằm trong trường hợp bị thu hồi đất khi không nộp tiền sử dụng đất, thậm chí có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Thế nhưng, Công ty cũng chỉ bị xử lý vi phạm hành chính. Thậm chí các cơ quan chức năng còn không xử lý dứt điểm được vụ việc và tình trạng vi phạm vẫn kéo dài đến bây giờ.

Không thể có chuyện một công ty xây dựng 15 nhà xưởng trên diện tích khoảng 16 nghìn m2 mà chính quyền địa phương không hề biết, không can thiệp. Điều này có thể giải thích cho giả định chính quyền địa phương, nhất là ở cấp cơ sở (huyện, xã) đã cố tình “bỏ qua”, “phớt lờ” để Công ty “tự do” xây dựng nhà xưởng. Và phải chăng nếu có xử phạt thì chỉ là xử phạt hành chính, phạt “lấy lệ” cho xong, cho có.

Làm sao để xử lý dứt điểm vụ việc tại Công ty cổ phần chế tạo máy Hồng Hà, làm sao để tình trạng này không tái diễn ở các huyện khác của Hà Nội cũng như những địa phương khác trên cả nước. Đó là cần sự vào cuộc của các cấp chính quyền, các tổ chức chính trị, xã hội và người dân với vai trò giám sát, phản biện. Song điều quan trọng nhất là sự quyết liệt của các cấp chính quyền sở tại, phải dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm. Đặc biệt, cần biện pháp xử lý quyết liệt, mạnh mẽ hơn nữa để giải quyết dứt điểm vụ việc. Qua đó, không chỉ đảm bảo hành lang đê điều, giúp TP Hà Nội an toàn trong mùa mưa lũ mà còn có tính răn đe, hạn chế tối đa trường hợp tương tự./.

 

Minh Nguyệt

TIN LIÊN QUAN

Ý kiến bình luận
Họ và tên *
Email *
Nội dung bình luận *
Xác thực *

Bản quyền thuộc Tạp chí Thanh tra