Tất cả chuyên mục

Xung quanh câu chuyện sử dụng hợp lý, có kế hoạch khí thiên nhiên cho sản xuất điện, đạm

Thứ bảy, 20/05/2023 - 10:16 (GMT+7)

(ThanhtraVietNam) - Hoạt động khai thác các mỏ khí đều được các chủ mỏ (có sự tham gia của Petrovietnam và các bên) lên kế hoạch hàng năm trên cơ sở khả năng khai thác, đảm bảo an toàn hoạt động khai thác mỏ và các cam kết mua/nhu cầu khí từ các khách hàng theo hợp đồng dài hạn.

Trong nhiều thập kỷ gần đây, việc sử dụng khí thiên nhiên để sản xuất điện, đạm và cho sản xuất công nghiệp trở thành một phương pháp phổ biến ở Việt Nam. Khí thiên nhiên là một nguồn năng lượng sạch, giúp các nhà sản xuất tiết kiệm chi phí, giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Đây cũng là một loại hàng hóa đặc thù và được khai thác hầu hết từ các mỏ khí ở vùng thềm lục địa Việt Nam, sau khi khai thác khí thiên nhiên được vận chuyển bằng các đường ống dẫn khí về bờ và phân phối đến các khách hàng gồm các nhà máy điện, nhà máy đạm và khách hàng công nghiệp, tập trung chủ yếu ở các khu vực Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ. Từ đó, có thể thấy để phát triển và đưa các mỏ khí vào khai thác, đòi hỏi phải phát triển đồng bộ các đường ống dẫn khí, hệ thống khách hàng tiêu thụ và tốn nhiều năm để chuỗi dự án có thể hoàn thành.

Người lao động Dầu khí làm việc ngày đêm tại Hệ thống khí PM3 - Cà Mau, đảm bảo nguồn khí duy trì ổn định, hiệu quả

Hoạt động khai thác các mỏ khí đều được các chủ mỏ (có sự tham gia của Petrovietnam và các bên nước ngoài) lên kế hoạch hàng năm trên cơ sở khả năng khai thác, đảm bảo an toàn hoạt động khai thác mỏ và các cam kết mua/nhu cầu khí từ các khách hàng theo hợp đồng dài hạn. Chính vì thế, việc các nhà máy điện, nhà máy đạm tăng nhu cầu về khí thiên nhiên đột biến không theo kế hoạch hàng năm sẽ được các chủ mỏ xem xét rất kỹ, do có những giới hạn kỹ thuật trong hoạt động khai thác các mỏ khí thiên nhiên ngoài khơi, đặc biệt các mỏ khí thiên nhiên hiện đang trong giai đoạn suy giảm, cần sự ổn định trong khai thác nhằm đảm bảo vận hành an toàn và tận thu tối đa các nguồn tài nguyên trong lòng đất.

Sau bảo dưỡng, Nhà máy Đạm Phú Mỹ hoạt động ổn định, sẵn sàng cung ứng đầy đủ hàng cho vụ hè thu/mùa mưa

Kế hoạch cung cấp điện và vận hành hệ thống điện quốc gia trên toàn quốc năm 2023 đã được Bộ Công Thương ban hành tại Quyết định số 2976/QĐ-BCT ngày 30/12/2022, trong đó sản lượng điện sản xuất từ khí thiên nhiên chiếm khoảng 10.4% tổng sản lượng quốc gia. Theo kế hoạch này, dự kiến Petrovietnam và các bên trong hệ thống khí tại các khu vực Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ sẽ cung cấp khoảng 5,6 tỷ m3 khí (khu vực Đông Nam Bộ khoảng 4,3 tỷ m3 và Tây Nam Bộ khoảng 1,3 tỷ m3) cho sản xuất điện trong năm 2023.

Người nông dân sử dụng Phân Bón Cà Mau, góp phần đảm bảo an ninh lương thực của đất nước

Trên thực tế, do nhu cầu huy động khí thiên nhiên cho sản xuất điện trong Quý 1/2023 rất thấp, nên tính đến hết tháng 4/2023 lượng khí huy động cho các nhà máy điện chỉ đạt 96% so với kế hoạch của Bộ Công Thương đã giao. Trước tình hình nhu cầu phụ tải hệ thống điện tăng cao, Petrovietnam và các bên trong các hệ thống khí đã phối hợp thực hiện các giải pháp kỹ thuật để tăng cường tối đa lượng khí thiên nhiên khai thác trong nước, đồng thời Petrovietnam cũng đã và thống nhất với Petronas để mua toàn bộ lượng khí khai thác từ cụm mỏ PM3-CAA với Malaysia nhằm gia tăng lượng khí cung cấp cho sản xuất điện trong nước. Với các nỗ lực nêu trên, dự kiến trong năm 2023 Petrovietnam sẽ cung cấp khoảng 5,87 tỷ m3 khí thiên nhiên cho sản xuất điện (gồm 4,55 tỷ m3 khu vực Đông Nam Bộ và 1,32 tỷ m3 ở khu vực Tây Nam Bộ), dự kiến vượt 104.8% so với kế hoạch của Bộ Công Thương. Điều đáng nói, tính đến thời điểm hiện nay, công suất huy động các nhà máy điện khí cao nhất chỉ chiếm khoảng 12% trong tổng công suất các nguồn điện được huy động. Do vậy, để đảm bảo hoàn thành kế hoạch cung cấp điện của Bộ Công Thương đã phê duyệt, nhà chỉ huy điều hành hệ thống sản xuất, truyền tải, phân phối và phân bổ điện năng cần phải huy động sự tham gia phát điện của nhiều nguồn phát điện khác ngoài điện khí (điện than, thuỷ điện, năng lượng tái tạo…).

Cụm Khí Điện - Đạm - Cà Mau

Đối với các nhà máy đạm tại khu vực Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ sử dụng nguồn khí thiên nhiên làm nguyên liệu đầu vào cho sản xuất (không có nguyên liệu thay thế) kể từ năm 2006 đến nay. Nhu cầu tiêu thụ khí luôn duy trì ổn định ở mức khoảng 1,1 tỷ m3 khí mỗi năm cho 02 nhà máy Đạm Phú Mỹ và Đạm Cà Mau, góp phần đảm bảo an ninh lương thực của đất nước. Việc lập kế hoạch cho nhu cầu sử dụng khí cũng như kế hoạch về bảo dưỡng, bảo trì các nhà máy đạm để tối ưu nguồn cung cấp khí được các bên phối hợp thực hiện và thống nhất tuân thủ theo các quy định chặt chẽ của các hợp đồng mua bán khí có cam kết dài hạn. Chủ sở hữu của các nhà máy Đạm Phú Mỹ và Đạm Cà Mau là các công ty cổ phần nên các hoạt động ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh, các trường hợp dừng/giảm cấp khí dài hạn theo kế hoạch, đều phải được thông qua Đại hội đồng cổ đông của các công ty này trước khi thực hiện. Việc dừng/giảm cấp khí ngoài kế hoạch cho các nhà máy đạm Đạm Phú Mỹ và Đạm Cà Mau sẽ có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh, làm phát sinh nhiều hệ lụy đến các bên liên quan và sẽ phụ thuộc vào sự chấp thuận, thiện chí, sự hợp tác chia sẻ của cổ đông các nhà máy đạm. Thêm nữa, việc dừng/giảm khí thiên nhiên của các nhà máy đạm cũng không giúp nhiều (gần 1%) cho việc đảm bảo vận hành hệ thống điện quốc gia.

Có thể thấy, nhu cầu về khí thiên nhiên cho sản xuất điện là rất cần thiết, đặc biệt trong các tháng mùa khô từ tháng 4 đến tháng 6 hàng năm. Tuy nhiên, để duy trì cung cấp khí thiên nhiên dài hạn cho sản xuất điện và đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia, thiết nghĩ các cơ quan cần xem xét, ban hành cơ chế phát triển nguồn điện chạy nền ổn định, an toàn cho hệ thống; những quy định về vận hành hệ thống điện phù hợp với cơ chế cam kết mua khí thiên nhiên và chính sách giá điện hợp lý để giúp cho chủ đầu tư các nhà máy điện có thể yên tâm ký kết các hợp đồng mua khí dài hạn, nhất là khi các nguồn khí thiên nhiên giá rẻ trong nước và giá các nguồn LNG nhập khẩu ngày càng tăng.

Từ khóa:

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Hòa Bình: Thành lập đảng bộ cấp xã mới

(ThanhtraVietNam) - Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hòa Bình vừa ban hành Đề án về kết thúc hoạt động của đảng bộ cấp huyện, đảng bộ cấp xã cũ; thành lập đảng bộ cấp xã mới.

Phương Thảo

Thủ tướng chỉ đạo bảo đảm sản xuất, tiêu thụ, xuất khẩu nông lâm thủy sản

(ThanhtraVietNam) - Trước bối cảnh biến động thương mại toàn cầu, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã ký Công điện số 59/CĐ-TTg yêu cầu các bộ ngành, địa phương tập trung chỉ đạo bảo đảm sản xuất, tiêu thụ, xuất khẩu nông lâm thủy sản.

K. Dung

Đẩy mạnh công tác thi đua, khen thưởng - Nhân rộng điển hình tiên tiến

(ThanhtraVietNam) - Đó là đề nghị của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại phiên họp thứ 11 của Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Trung ương.

M. Phương

Luật Thanh tra (sửa đổi): Hướng tới bộ máy tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả

(ThanhtraVietNam) - Dự án Luật Thanh tra (sửa đổi) được xây dựng theo hướng tổ chức lại hệ thống thanh tra thành hai cấp, cắt giảm hơn 40% thủ tục hành chính, khắc phục tình trạng chồng chéo, trùng lắp trong hoạt động thanh tra.

Dương Nguyễn

Tăng cường quản lý thực phẩm chức năng: Hành trình bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng trước vấn nạn hàng giả

(ThanhtraVietNam) - Tình trạng thực phẩm chức năng giả mạo, kém chất lượng đang trở thành một vấn đề nhức nhối, đe dọa trực tiếp đến sức khỏe và niềm tin của người tiêu dùng. Trong bối cảnh thị trường thực phẩm chức năng, thực phẩm bổ dưỡng và thực phẩm dinh dưỡng y học ngày càng phát triển, các hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến sản xuất và kinh doanh sản phẩm giả đã gây ra nhiều hệ lụy nghiêm trọng.

Lan Anh

Bài 1: Nhiều vi phạm trong công tác quy hoạch và thực hiện quy hoạch xây dựng tại Cần Thơ

(ThanhtraVietNam) - Thanh tra Chính phủ vừa công bố kết luận thanh tra về công tác quy hoạch và thực hiện quy hoạch xây dựng, quản lý đầu tư xây dựng và quản lý, sử dụng đất đai tại thành phố Cần Thơ; trong đó đã chỉ ra nhiều vi phạm trong công tác quy hoạch và thực hiện quy hoạch xây dựng tại địa phương này.

Hữu Anh

Tăng cường quản lý thuốc giả, thuốc kém chất lượng: Giải pháp đồng bộ từ Bộ Y tế

(ThanhtraVietNam) - Trước thực trạng thuốc giả và thuốc kém chất lượng vẫn len lỏi trên thị trường, gây nguy hại cho sức khỏe người dân và làm suy giảm niềm tin vào hệ thống y tế, Bộ Y tế đã và đang triển khai hàng loạt giải pháp đồng bộ, quyết liệt nhằm tăng cường hiệu lực, hiệu quả trong công tác quản lý dược.

Lan Anh

Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi): Bước đột phá hướng tới nền công vụ hiện đại, chuyên nghiệp

(ThanhtraVietNam) - Việc sửa đổi Luật Cán bộ, công chức hiện hành được kỳ vọng sẽ tạo hành lang pháp lý đồng bộ, góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức chuyên nghiệp, hiệu lực, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới và phục vụ tốt hơn nhu cầu của người dân, doanh nghiệp

Dương Nguyễn

Ông Nguyễn Thiên Văn được giao Quyền Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk

(ThanhtraVietNam) - Mới đây, ngày 6/5/2025, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Quyết định số 876/QĐ-TTg về việc giao quyền Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk nhiệm kỳ 2021 - 2026 cho ông Nguyễn Thiên Văn.

K. Dung

Ông Hoàng Nam được giao Quyền Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị

(ThanhtraVietNam) - Thủ tướng Chính phủ mới ban hành Quyết định số 868/QĐ-TTg về việc giao Quyền Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị nhiệm kỳ 2021 - 2026 đối với ông Hoàng Nam.

M. Phương

Lấy ý kiến về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013

(ThanhtraVietNam) - Văn phòng Chính phủ mới ban hành văn bản truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long về việc triển khai tổ chức lấy ý kiến về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013.

K. Dung

Điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách trung ương

(ThanhtraVietNam) - Mới đây, Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc đã ký Quyết định điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách trung ương giai đoạn 2021 - 2025 thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 của các địa phương

M. Phương

Xem thêm