Thứ hai, 17/02/2025 - 11:00 (GMT+7)
Tổng Bí thư nhấn mạnh quan điểm khi lựa chọn công nghệ, chúng ta phải phải đi tắt đón đầu. Thế giới đã rất phát triển, nếu không biết người ta đi đến đâu, chỉ đi theo thì mãi mãi đi sau, trì trệ, lạc hậu.
Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu ý kiến trong phiên thảo luận tổ sáng 15/2. (Ảnh: DUY LINH)
Tiếp tục Kỳ họp bất thường lần thứ 9, sáng 15/2, Quốc hội thảo luận tại tổ về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội thí điểm một số chính sách để tháo gỡ vướng mắc trong hoạt động khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo.
Tham gia thảo luận tại Tổ 1 (Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội), Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh tầm quan trọng và cấp bách của việc xây dựng và ban hành Nghị quyết thí điểm này. Đây là bước đi quan trọng đầu tiên để thể chế hóa Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia.
Theo Tổng Bí thư, Nghị quyết 57 được ban hành từ cuối năm 2024 nhưng để đi vào đời sống thì còn chồng chất khó khăn, cần phải sửa một số luật, đặc biệt là Luật Khoa học và công nghệ, và nhanh nhất phải giữa năm nay, thậm chí đến cuối năm.
"Nếu vậy, cả năm 2025 không thể triển khai được Nghị quyết 57 hoặc có triển khai cũng không có ý nghĩa khi tinh thần của Nghị quyết đã đưa ra nhưng không thể chế được bằng hệ thống pháp luật", Tổng Bí thư nói.
Do đó, đòi hỏi phải có một văn bản để bước đầu khẩn trương đưa Nghị quyết 57 vào đời sống. Quy trình sửa đổi Luật Khoa học và công nghệ và các luật liên quan mất nhiều thời gian, có thể mất cả năm. Vì vậy, dự thảo Nghị quyết thí điểm một số chính sách để tháo gỡ vướng mắc trong hoạt động khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số đã được trình Quốc hội tại Kỳ họp bất thường này.
Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu ý kiến. (Ảnh: DUY LINH)
Tổng Bí thư Tô Lâm cho rằng, phạm vi của vấn đề này quá lớn, bởi động đến vấn đề nào của hoạt động khoa học, công nghệ, chuyển đổi số quốc gia cũng có khó khăn do các quy định hiện hành. Đây là bài học cho thấy thể chế là điểm nghẽn, nếu không gỡ được thể chế, thì đường lối, quan điểm của Đảng sẽ không đi vào cuộc sống.
Theo Tổng Bí thư, Nghị quyết thí điểm của Quốc hội đưa ra không chỉ vì mục tiêu khẩn trương tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong hệ thống pháp luật, mà còn góp phần thúc đẩy, khuyến khích để phát triển khoa học công nghệ.
Đi vào phân tích cụ thể, Tổng Bí thư chỉ ra đơn cử trong Luật Đấu thầu, nếu làm máy móc như quy định hiện nay thì chỉ mua đồ công nghệ giá rẻ, cuối cùng trở thành "bãi rác" của khoa học công nghệ và luôn luôn tụt hậu.
Hay trong luật thuế, Tổng Bí thư cho rằng nên có biện pháp để khuyến khích phát triển và nếu có biện pháp miễn giảm thuế đúng đắn, hợp lý thì thậm chí có thể thu lại được thuế nhiều hơn.
Tổng Bí thư dẫn ví dụ năm qua, Chính phủ đề xuất miễn, giảm thuế nhưng lại thu thuế được nhiều hơn.
"Vừa qua họp Chính phủ, tôi rất xúc động khi nghe Thủ tướng báo cáo việc miễn/giảm thuế, giảm lãi suất cho vay của ngân hàng đã giúp kích thích doanh nghiệp phát triển và ngược lại thu được nhiều thuế hơn", Tổng Bí thư chia sẻ.
Quang cảnh phiên thảo luận tại Tổ 1. (Ảnh: DUY LINH)
Trao đổi về nút thắt trong phát triển khoa học công nghệ của Luật Doanh nghiệp, Tổng Bí thư cho rằng cũng cần có cơ chế khuyến khích hợp lý, không nên tự mình hạn chế mình. Đơn cử như trường đại học, các cơ sở khoa học phải có hợp tác với doanh nghiệp.
Xuất phát từ thực tế trên, Tổng Bí thư cho rằng, cần phải tháo gỡ rào cản thể chế theo trật tự và tất cả mọi người phải cùng thực hiện, cùng đi đúng hướng. Song song đó, phải có các biện pháp khuyến khích về đầu tư, cần phải chấp nhận rủi ro, mạo hiểm và cần có thời gian.
Tổng Bí thư nhấn mạnh khoa học công nghệ là miền đất hoang vu cần khai thác, có sự mạo hiểm, rủi ro, chứ không phải đường rộng thênh thang ai cũng có thể đến được; nếu để chờ đầy đủ điều kiện thì rất khó.
Nghị quyết thí điểm của Quốc hội là bước đầu để thể chế hóa Nghị quyết 57, về lâu dài cần tiếp tục sửa chữa các luật để đồng bộ, sát thực tiễn, đáp ứng yêu cầu, có sự tham vấn của các chuyên gia, nhà khoa học…
"Chúng ta cần đổi mới tư duy, cách làm, nhìn thẳng vào vấn đề của thực tế để có cách tháo gỡ và không ngại vấn đề gì", Tổng Bí thư nhấn mạnh.
Cũng tại buổi thảo luận tại Tổ 1, các đại biểu thuộc Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội đã tập trung cho ý kiến về cơ sở pháp lý ban hành Nghị quyết; phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng và tên gọi của Nghị quyết; sự phù hợp và tính khả thi của các cơ chế, chính sách cụ thể trong dự thảo Nghị quyết; thời điểm có hiệu lực và thời gian thí điểm của Nghị quyết...
Theo báo Nhandan.vn
Từ khóa:
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
Kim Dung - Dương Nguyễn
Tin đọc nhiều
(ThanhtraVietNam) - Sau khi Hội đồng nhân dân TP. Hồ Chí Minh, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu và Bình Dương lần lượt thông qua Nghị quyết tán thành chủ trương sáp nhập, phương án về cơ cấu hành chính mới của TP. Hồ Chí Minh (tên gọi sau hợp nhất) đã được định hình.
Thanh Thủy - Hữu Anh
(ThanhtraVietNam) - Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hòa Bình vừa ban hành Đề án về kết thúc hoạt động của đảng bộ cấp huyện, đảng bộ cấp xã cũ; thành lập đảng bộ cấp xã mới.
Phương Thảo
(ThanhtraVietNam) - Trước bối cảnh biến động thương mại toàn cầu, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã ký Công điện số 59/CĐ-TTg yêu cầu các bộ ngành, địa phương tập trung chỉ đạo bảo đảm sản xuất, tiêu thụ, xuất khẩu nông lâm thủy sản.
K. Dung
(ThanhtraVietNam) - Đó là đề nghị của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại phiên họp thứ 11 của Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Trung ương.
M. Phương
(ThanhtraVietNam) - Dự án Luật Thanh tra (sửa đổi) được xây dựng theo hướng tổ chức lại hệ thống thanh tra thành hai cấp, cắt giảm hơn 40% thủ tục hành chính, khắc phục tình trạng chồng chéo, trùng lắp trong hoạt động thanh tra.
Dương Nguyễn
(ThanhtraVietNam) - Tình trạng thực phẩm chức năng giả mạo, kém chất lượng đang trở thành một vấn đề nhức nhối, đe dọa trực tiếp đến sức khỏe và niềm tin của người tiêu dùng. Trong bối cảnh thị trường thực phẩm chức năng, thực phẩm bổ dưỡng và thực phẩm dinh dưỡng y học ngày càng phát triển, các hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến sản xuất và kinh doanh sản phẩm giả đã gây ra nhiều hệ lụy nghiêm trọng.
Lan Anh
(ThanhtraVietNam) - Thanh tra Chính phủ vừa công bố kết luận thanh tra về công tác quy hoạch và thực hiện quy hoạch xây dựng, quản lý đầu tư xây dựng và quản lý, sử dụng đất đai tại thành phố Cần Thơ; trong đó đã chỉ ra nhiều vi phạm trong công tác quy hoạch và thực hiện quy hoạch xây dựng tại địa phương này.
Hữu Anh
(ThanhtraVietNam) - Trước thực trạng thuốc giả và thuốc kém chất lượng vẫn len lỏi trên thị trường, gây nguy hại cho sức khỏe người dân và làm suy giảm niềm tin vào hệ thống y tế, Bộ Y tế đã và đang triển khai hàng loạt giải pháp đồng bộ, quyết liệt nhằm tăng cường hiệu lực, hiệu quả trong công tác quản lý dược.
Lan Anh
(ThanhtraVietNam) - Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Hòa Bình vừa ban hành Kế hoạch số 322-KH/TU ngày 25/4/2025 về tổ chức Đại hội Đảng bộ xã, phường trực thuộc tỉnh nhiệm kỳ 2025–2030, nhấn mạnh yêu cầu nâng cao chất lượng văn kiện gắn chặt với việc thực hiện chủ trương, nghị quyết của Trung ương và chỉ đạo của tỉnh về sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy trong toàn hệ thống chính trị.
Phương Thảo
(ThanhtraVietNam) - Việc sửa đổi Luật Cán bộ, công chức hiện hành được kỳ vọng sẽ tạo hành lang pháp lý đồng bộ, góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức chuyên nghiệp, hiệu lực, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới và phục vụ tốt hơn nhu cầu của người dân, doanh nghiệp
Dương Nguyễn
(ThanhtraVietNam) - Mới đây, ngày 6/5/2025, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Quyết định số 876/QĐ-TTg về việc giao quyền Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk nhiệm kỳ 2021 - 2026 cho ông Nguyễn Thiên Văn.
K. Dung
(ThanhtraVietNam) - Thủ tướng Chính phủ mới ban hành Quyết định số 868/QĐ-TTg về việc giao Quyền Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị nhiệm kỳ 2021 - 2026 đối với ông Hoàng Nam.
M. Phương