Tất cả chuyên mục

Bảo vệ quyền tác giả tác phẩm mỹ thuật theo pháp luật sở hữu trí tuệ: Thực trạng và giải pháp

Thứ sáu, 22/03/2019 - 14:41 (GMT+7)

(ThanhtraVietNam) - Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu. Cũng như pháp luật của nhiều nước trên thế giới, pháp luật sở hữu trí tuệ Việt Nam bảo vệ, bảo đảm quyền sở hữu trí tuệ (quyền của các tổ chức và cá nhân đối với các sản phẩm trí tuệ), trong đó có quyền tác giả tác phẩm mỹ thuật được thực hiện đầy đủ trên thực tế. Tuy nhiên, từ thực tiễn cho thấy, không phải tất cả mọi tổ chức, cá nhân đều tự giác tuân thủ pháp luật, tôn trọng quyền của các tổ chức, cá nhân đối với sản phẩm sở hữu trí tuệ của họ mà vẫn còn có tổ chức, cá nhân cố tình vi phạm các quy định pháp luật sở hữu trí tuệ, xâm phạm đến quyền sở hữu trí tuệ của các tổ chức, cá nhân khác, làm ảnh hưởng đến tính nghiêm minh của pháp luật. Trong bài viết này, chúng tôi nghiên cứu vấn đề thực trạng, thực tiễn thực hiện pháp luật sở hữu trí tuệ Việt Nam về quyền tác giả tác phẩm mỹ thuật và trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần nâng cao hơn nữa việc bảo vệ quyền tác giả tác phẩm mỹ thuật.

1. Thực trạng pháp luật sở hữu trí tuệ Việt Nam về bảo vệ quyền tác giả tác phẩm mỹ thuật

Trong các bản Hiến pháp năm 1946, 1959, 1980, 1992 đều ghi nhận quyền sở hữu trí tuệ nói chung và quyền tác giả nói riêng nhưng ở những mức độ khác nhau phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội của đất nước trong từng giai đoạn. Kế thừa các bản Hiến pháp trước, Hiến pháp năm 2013 tiếp tục khẳng định, ghi nhận quyền sở hữu trí tuệ, quyền tác giả tại hai Điều 40 và 62. Cụ thể hóa các quy định về quyền tác giả trong Hiến pháp năm 2013, pháp luật sở hữu trí tuệ quy định nội dung quyền tác giả, hành vi xâm phạm quyền tác giảvà biện pháp ngăn ngừa, xử lý hành vi xâm phạm quyền tác giả.

Điều 3 Nghị định số 113/2013/NĐ-CP ngày 02/10/2013 của Chính phủ quy định: Tác phẩm mỹ thuật là tác phẩm được thể hiện bởi đường nét, màu sắc, hình khối, bố cục, bao gồm: Hội họa: tranh sơn mài, sơn dầu, lụa, bột màu, màu nước, giấy dó và các chất liệu khác; Đồ họa: tranh khắc gỗ, khắc kim loại, khắc cao su, khắc thạch cao, in độc bản, in đá, in lưới, tranh cổ động, thiết kế đồ họa và các chất liệu khác; Điêu khắc: tượng, tượng đài, phù điêu, đài, khối biểu tượng; Nghệ thuật sắp đặt và các hình thức nghệ thuật đương đại khác.

Theo quy định tại các Điều 19, 20 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, sửa đổi bổ sung năm 2009, tác giả tác phẩm mỹ thuật có quyền nhân thân và quyền tài sản đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra. Quyền nhân thân mang lại cho tác giả những giá trị về mặt tinh thần, còn quyền tài sản mang lại cho tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả những giá trị về lợi ích kinh tế. Quyền nhân thân của tác giả gồm có: quyền đặt tên tác phẩm; quyền đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm, được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố, sử dụng; quyền được bảo toàn tính toàn vẹn của tác phẩm, không cho người khác sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả và quyền công bố hay cho người khác công bố tác phẩm. Quyền tài sản của tác giả gồm có: quyền làm tác phẩm phái sinh; quyền sao chép tác phẩm; quyền hưởng nhuận bút…

Ảnh minh họa

Bên cạnh đó, nhằm ngăn ngừa hành vi vi phạm quyền tác giả tác phẩm mỹ thuật, Điều 28 Luật SHTTquy định những hành vi xâm phạm quyền tác giả, như:chiếm đoạt quyền tác giả; mạo danh tác giả; công bố, phân phối tác phẩm mà không được phép của tác giả; công bố, phân phối tác phẩm có đồng tác giả mà không được phép của đồng tác giả…

Cùng với việc quy định các hành vi xâm phạm quyền tác giả, pháp luật quy định cho tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả tác phẩm mỹ thuật được sử dụng các biện pháp để tự bảo vệ quyền tác giả của mình, như: áp dụng biện pháp công nghệ nhằm ngăn ngừa hành vi xâm phạm quyền tác giả; yêu cầu tổ chức, cá nhân chấm dứt hành vi vi phạm quyền tác giả của mình…

Hơn thế nữa, pháp luật sở hữu trí tuệ quy định về biện pháp xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trong đó có quyền sao chép tác phẩm mỹ thuật, các biện pháp này gồm có: biện pháp dân sự, hành chính, hình sự. Việc áp dụng biện pháp xử lý nào tùy theo tính chất và mức độ xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ. Ví dụ, việc xử phạt vi phạm hành chính đối hành vi vi phạm quyền tác giả cao nhất là 250 triệu đồng đối với cá nhân vi phạm, 500 triệu đồng đối với tổ chức vi phạm (Nghị định số 131/2013/NĐ-CP ngày 16/10/2013 của Chính phủ và Nghị định số 28/2017/NĐ-CP ngày 20/3/2017 của Chính phủ).

Có thể nói, những quy định pháp luật nêu trên là hành lang pháp lý để tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả thực hiện và tự bảo vệ các quyền của mình, đồng thời cũng là cơ sở pháp lý để các cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện các biện pháp bảo vệ quyền của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả trước những hành vi vi phạm quyền tác giả tác phẩm mỹ thuật. Tuy nhiên, trên thực tế, do nhiều nguyên nhân khác nhau mà trong một số quy định pháp luật sở hữu trí tuệ vẫn còn có một số hạn chế làm ảnh hưởng đến tính khả thi của pháp luật, cụ thể như sau:

Một là, trong Luật Sở hữu trí tuệ  (Điều 24) và Nghị định số 22/2018/NĐ-CP ngày 23/2/2018 của Chính phủ (Điều 13) chỉ quy định về tác phẩm tạo hình và tác phẩm mỹ thuật ứng dụng, không có quy định về tác phẩm mỹ thuật, nhưng tác phẩm mỹ thuật lại được quy định trong Nghị định số 113/2013/NĐ-CP ngày 02/10/2013 (Điều 3). Đây là sự chưa thống nhất trong việc quy định về tác phẩm mỹ thuật.

Hai là, Khoản 1 Điều 25 Luật Sở hữu trí tuệ và Điều 23 Nghị định số 22/2018/NĐ-CP của Chính phủ có quy định về việc trích dẫn hợp lý tác phẩm, nhưng chưa quy định việc trích dẫn đối với tác phẩm mỹ thuật như thế nào thì coi là hợp lý. Vì, nếu chỉ trích dẫn một phần của bức tranh hay bức tượng… sẽ không thể phản ánh hết được giá trị nghệ thuật, ý tưởng hướng đến của tác phẩm. Còn nếu đưa hình ảnh đầy đủ về tác phẩm đó lại vi phạm Khoản 3 của Điều 25 Luật Sở hữu trí tuệ. Do đó, cần có quy định rõ hơn về việc “trích dẫn hợp lý” đối với tác phẩm mỹ thuật.

Từ thực tế trên thị trường mỹ thuật cho thấy, tranh giả, tranh nhái của các họa sĩ tên tuổi tràn ngập các cửa hàng, như: tranh ký tên Bùi Xuân Phái hay Nguyễn Tư Nghiêm nhiều gấp ba, bốn lần số tranh đích thực do hai họa sĩ này vẽ...(1). Cùng với đà phát triển công nghệ, phương tiện và công nghệ sao chép, bắt chước ngày càng được cải tiến, việc phát hiện sản phẩm sao chép, sản phẩm nhái trong một số trường hợp là rất khó khăn... Và hậu quả là, việc sao chép tranh, mạo danh tác giả không chỉ dừng lại ở các phòng tranh, thậm trí, tại một số triển lãm lớn cũng từng có tranh chép lọt vào đến vòng giải thưởng như vụ việc tranh “Bình minh trên công trường” của Lương Văn Trung tại Triển lãm Mỹ thuật toàn quốc năm 2005; tranh cổ động của Nguyễn Trung Kiên tại một triển lãm năm 2009 chép nguyên xi một bức ảnh...(2). Việc vi phạm quyền tác giả trong lĩnh vực mỹ thuật không chỉ gây tác động tiêu cực đến quyền và lợi ích của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả mà còn làm ảnh hưởng đến tính nghiêm minh của pháp luật.

2. Một số kiến nghị

Pháp luật về sở hữu trí tuệ Việt Nam theo đánh giá chung được xây dựng và hoàn thiện với tốc độ nhanh chóng và tương thích với chuẩn mực quốc tế (Hiệp ước TRIPS) đã góp phần bảo hộ và thực thi quyền sở hữu trí tuệ của Việt Nam trong hơn 30 năm qua kể từ khi đất nước thực hiện chính sách đổi mới kinh tế vào năm 1986. Tuy vậy, trong bối cảnh nước ta ngày càng hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giớivà đang xây dựng chiến lược chủ động tham gia cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, do đó việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đòi hòicó các tiêu chuẩn cao hơn so với Hiệp định TRIPS. Vì vậy, nhằm nâng cao hơn nữa việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ nói chung và quyền tác giả tác phẩm mỹ thuật nói riêng,trong bài viết này chúng tôi xin đề xuất một số giải pháp như sau:

Thứ nhất, Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam được ban hành trước thời điểm Hiến pháp năm 2013 được ban hành (ngày 28/11/2013). Hiến pháp là đạo luật cơ bản, có hiệu lực pháp lý cao nhất. Do đó, nhằm đảm bảo sự đồng bộ, thống nhất của hệ thống pháp luật, cần thiết phải rà soát, sửa đổi, bổ sung những quy định của Luật Sở hữu trí tuệ chưa phù hợp với  Hiến pháp năm 2013.

Thứ hai, sửa đổi, bổ sung quy định pháp luật có nội dung hạn chế, chưa phù hợp với thực tế như đã phân tích ở trên để đảm bảo tính khả thi của pháp luật trong việc bảo vệ quyền tác giả nói chung và quyền sao chép tác phẩm mỹ thuật nói riêng, như: thống nhất việc quy định về tác phẩm mỹ thuật; quy định rõ việc trích dẫn hợp lý đối với tác phẩm mỹ thuật...

Thứ ba, tổ chức tổng kết, đánh giá sự phù hợp của các tiêu chuẩn bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ với thực tiễn nền kinh tế, xã hội của nước ta hiện nay để từ đó có phương hướng xây dựng các tiêu chuẩn bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ có thể ở mức cao hơn, phù hợp với xu hướng phát triển của nền kinh tế, xã hội của nước ta trong những năm tới.

TS. Trần Nguyên Cường

Chú thích:

 (1) Nguyễn Phương Liên (2014), Xây dựng thị trường tranh trong nước, truy cập ngày 10/4/2016 từ http://www.nhandan.org.vn/vanhoa/item/23677402-xay-dung-thi-truong-tranh-trong-nuoc.htm.

 (2) Minh An (2015), Thị trường tranh Việt: Chuyên nghiệp vẫn còn xa, truy cập ngày 10/3/2016 từ http://www.sggp.org.vn/vhvnmythuat/2015/6/386677/

Từ khóa:

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Trà Vinh: Đổi mới hoạt động, thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp về công tác thanh tra

(ThanhtraVietNam) - Đổi mới hoạt động, thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp, ngành Thanh tra tỉnh Trà Vinh đã đạt được nhiều kết quả quan trọng trên các lĩnh vực. Công tác thanh tra, kiểm tra được triển khai có trọng tâm, trọng điểm, góp phần phòng ngừa, ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật, phục vụ đắc lực nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội trên địa bàn tỉnh.

Khánh Nghi

Một số kiến nghị để ứng dụng công nghệ số vào hoạt động bồi dưỡng tại Trường Cán bộ Thanh tra (phần 3)

(ThanhtraVietNam) - Khi ứng dụng công nghệ số được nghiên cứu kỹ càng và nghiêm túc, hoạt động bồi dưỡng của nhà trường sẽ có những phát triển chưa từng có trong tiền lệ, thay đổi cả về lượng và về chất.

Th.s Nguyễn Mai Anh

Ứng dụng công nghệ số vào hoạt động bồi dưỡng tại Trường Cán bộ Thanh tra (phần 2)

(ThanhtraVietNam) - Khi ứng dụng công nghệ số được nghiên cứu kỹ càng và nghiêm túc, hoạt động bồi dưỡng của Trường Cán bộ Thanh tra sẽ có những phát triển chưa từng có trong tiền lệ, thay đổi cả về lượng và về chất.

Th.s Nguyễn Mai Anh

Ứng dụng công nghệ số vào hoạt động bồi dưỡng tại Trường Cán bộ Thanh tra (Phần 1)

(ThanhtraVietNam) - Khi ứng dụng công nghệ số được nghiên cứu kỹ càng và nghiêm túc, hoạt động bồi dưỡng của nhà trường sẽ có những phát triển chưa từng có trong tiền lệ, thay đổi cả về lượng và về chất.

Th.s Nguyễn Mai Anh

Hội thảo góp ý sửa đổi Luật thi hành án dân sự

(ThanhtraVietNam) - Ngày 14/5, tại Thành phố Hồ Chí Minh. (TP.HCM), Báo Pháp Luật TPHCM tổ chức hội thảo “Góp ý sửa đổi Luật Thi hành án dân sự - Giải pháp xử lý tài sản trong thi hành án các vụ án kinh tế”.

Hữu Anh - Thanh Thủy

Ứng dụng mô hình giảng dạy hiện đại trong đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ công chức ngành thanh tra

(ThanhtraVietNam) - Mô hình tổ chức các khoá đào tạo, bồi dưỡng trực tiếp phối hợp cùng trực tuyến đã đưa Trường Cán bộ Thanh tra trở thành một trong những đơn vị đi đầu trong việc đổi mới phương thức đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, với sự phát triển vượt bậc của khoa học công nghệ, việc áp dụng mô hình dạy học hiện đại trong tổ chức các lớp đào tạo, bồi dưỡng sẽ khắc phục được những điểm hạn chế trong đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ công chức ngành thanh tra.

Thạc sĩ Đặng Thuỳ Trâm Phó Trưởng phòng Hành chính - Tổ chức, Trường Cán bộ Thanh tra

Không lợi dụng việc kiểm tra, xử lý văn bản vì mục đích vụ lợi

(ThanhtraVietNam) - Đó là một trong những nguyên tắc trong việc kiểm tra, xử lý văn bản được quy định tại Nghị định số 79/2025/NĐ-CP ngày 01/4/2025 về kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa và xử lý văn bản quy phạm pháp luật.

M. Phương (TH)

Hậu Giang: Chủ động phát hiện, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm trong công tác kiểm tra, giám sát

(ThanhtraVietNam) - Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hậu Giang đã ban hành Kế hoạch số 334 triển khai thực hiện Quy định số 131 ngày 27/10/2023 của Bộ Chính trị về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong công tác kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật Đảng và trong hoạt động thanh tra, kiểm toán.

Khanh Nghi

Một số ý kiến góp ý đối với dự thảo Luật Thanh tra

(ThanhtraVietNam) - Hiện nay, Thanh tra Chính phủ đang lấy kiến của các cơ quan Trung ương và địa phương về dự thảo Luật Thanh tra (viết tắt là dự thảo Luật) thay thế Luật Thanh tra số 11/2022/QH15 ngày 14/11/2022. Sau khi nghiên cứu dự thảo Luật, tác giả xin tham gia một số ý kiến như sau:

Đỗ Văn Nhân Chánh Thanh tra Sở Tư pháp tỉnh Kon Tum

Dự thảo Luật Thanh tra 2025: Cải tiến quy trình, tăng cường trách nhiệm thanh tra

(ThanhtraVietNam) - Dự thảo Luật Thanh tra năm 2025 đang trong giai đoạn hoàn thiện để trình Quốc hội xem xét, với nhiều thay đổi quan trọng. Những sửa đổi này tập trung vào việc kiện toàn tổ chức thanh tra, cải tiến quy trình hoạt động và nâng cao trách nhiệm của các bên liên quan, nhằm khắc phục những vướng mắc phát sinh trong thực tiễn thi hành.

Dương Nguyễn

Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí hướng tới nền hành chính liêm chính, kiến tạo và phục vụ

(ThanhtraVietNam) - Việc ban hành Chương trình tổng thể về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2025 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc thể hiện quyết tâm cao của tỉnh trong việc thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước về công tác này. Chương trình được kỳ vọng là bước đi quan trọng trong việc xây dựng một bộ máy hành chính liêm chính, kiến tạo và phục vụ người dân, doanh nghiệp.

BS

Bài học kinh nghiệm thực hiện dự án phục vụ giải đua F1 Hà Nội - Nhìn từ kết luận thanh tra

(ThanhtraVietNam) - Thanh tra Thành phố Hà Nội chỉ ra nhiều thiếu sót trong thủ tục quy hoạch, đất đai của dự án Công viên cây xanh kết hợp công trình phụ trợ phục vụ giải đua xe Công thức 1, đặc biệt là việc phê duyệt quy hoạch chi tiết khi chưa đủ thời gian lấy ý kiến cộng đồng dân cư theo quy định.

BS

Xem thêm