Tất cả chuyên mục

Giải pháp nâng cao chất lượng công tác thanh tra, kiểm tra kho bạc nhà nước

Thứ ba, 15/01/2013 - 09:40 (GMT+7)

(ThanhtraVietnam) - Công tác sau thanh tra, kiểm tra là khâu cuối cùng và không thể thiếu của hoạt động thanh tra, kiểm tra KBNN, nó có vai trò quan trọng trong việc kiểm định và đánh giá hiệu quả các hoạt động nghiệp vụ KBNN, đề xuất những vấn đề cần thay đổi, bổ sung hay đưa ra những biện pháp hoàn thiện cơ chế chính sách, chế độ quản lý quỹ NSNN, nâng cao chất lượng và hiệu quả các hoạt động nghiệp vụ và quản lý nội bộ KBNN.

Ngày 11/12/2007, Tổng giám đốc KBNN ban hành Quyết định số 1540/QĐ-KBNN về quy trình xử lý sau thanh tra, kiểm tra trong hệ thống KBNN, theo đó quy trình gồm các bước: (i) Tiếp nhận hồ sơ; (ii) Kiểm tra hồ sơ; (iii) Tổng hợp các kết luận, kiến nghị kiểm tra; (iv) Tổ chức thực hiện các kiến nghị kiểm tra; (v) Tổ chức phúc tra việc thực hiện kiến nghị kiểm tra, quyết định xử lý sau kiểm tra. Có thể nói đây là một quy trình xử lý sau kiểm tra đối với hoạt động kiểm tra nội bộ trong hệ thống KBNN là khá đầy đủ. Vì vậy, công tác theo dõi, xử lý sau thanh tra, kiểm tra KBNN nhìn chung đã phản ánh được chất lượng công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành của lãnh đạo KBNN các cấp, góp phần nâng cao ý thức chấp hành kỷ luật, kỷ cương, quy trình nghiệp vụ của cán bộ, công chức trong cơ quan, đơn vị.

Tuy nhiên trong quá trình tổ chức thực hiện, công tác sau thanh tra, kiểm tra KBNN vẫn chưa được các đơn vị trong hệ thống KBNN quan tâm đúng mức, chưa chú trọng đến chất lượng của đội ngũ cán bộ làm công tác thanh tra, kiểm tra nói chung và cán bộ được phân công xử lý sau thanh tra, kiểm tra nói riêng. Công tác cảnh báo những nguy cơ rủi ro tiềm ẩn có thể xảy ra chưa được thường xuyên, công tác phúc tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị thanh tra, kiểm tra còn hạn chế, nhiều tồn tại, sai sót ở tất cả các hoạt động nghiệp vụ vẫn xảy ra và chưa được khắc phục một cách hữu hiệu, dẫn đến tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn. Nguyên nhân có một phần căn cứ pháp lý cho hoạt động sau thanh tra, kiểm tra nói chung, công tác sau thanh tra, kiểm tra KBNN nói riêng còn thiếu, chưa có một quy trình hướng dẫn thống nhất về xử lý sau thanh tra, kiểm tra do cơ quan Thanh tra Nhà nước ban hành.

Trước tình hình đó, việc nâng cao chất lượng công tác sau thanh tra, kiểm tra của hệ thống KBNN cần được chú trọng, kiện toàn nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả các hoạt động nghiệp vụ KBNN, đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật. Mục đích của công tác sau thanh tra, kiểm tra nhằm chấn chỉnh, khắc phục những tồn tại, thiếu sót, ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật; phát huy nhân tố tích cực, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả các hoạt động chuyên môn nghiệp vụ. Bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân. Làm cho các đơn vị KBNN, đơn vị sử dụng ngân sách, các cá nhân hiểu và nhận thức được trách nhiệm của mình đối với các kết luận, kiến nghị của đoàn thanh tra, nâng cao ý thức, trách nhiệm chấp hành quyết định xử lý sau thanh thanh tra, kiểm tra. Qua công tác sau thanh tra, kiểm tra sẽ phản ánh được chất lượng công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành của lãnh đạo và việc chấp hành kỷ luật, kỷ cương, quy trình nghiệp vụ của cán bộ, công chức cơ quan KBNN. Kịp thời cảnh báo những nguy cơ rủi ro tiềm ẩn có thể sảy ra làm mất an toàn tiền, tài sản của nhà nước giao cho KBNN quản lý. Để trên cơ sở đó, đề xuất sửa đổi, bổ sung cơ chế chính sách, quy trình để hoàn thiện cơ chế chính sách, luật pháp có liên quan đến thực hiện chức năng nhiệm vụ của hệ thống KBNN.

Nguồn internetCác giải pháp thực hiện sau thanh tra, kiểm tra bao gồm:

1. Nhóm giải pháp về hoàn thiện cơ chế chính sách, quy trình nghiệp vụ

Chủ động tham gia với Thanh tra Chính phủ, Thanh tra Bộ Tài chính và các đơn vị liên quan trong việc soạn thảo, xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn Luật Thanh tra 2010, quy định và hướng dẫn thực hiện xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kiểm soát chi NSNN, đảm bảo cơ sở pháp lý đầy đủ cho hoạt động thanh tra chuyên ngành KBNN. Trên cơ sở đó xây dựng và đổi mới Quy chế  tổ chức và hoạt động thanh tra, kiểm tra KBNN, thay thế Quy chế ban hành theo Quyết định số 212/QĐ-KBNN ngày 13/4/2007. Quy chế phải được quy định rõ ràng, trong đó phân biệt và cụ thể hóa hai mảng nhiệm vụ: (i) Nhiệm vụ kiểm tra nội bộ; (ii) Nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành.

Nghiên cứu xây dựng Quy trình thanh tra, kiểm tra KBNN cụ thể ở từng lĩnh vực, từng đối tượng. Trong đó đối với công tác kiểm tra nội bộ cần sửa đổi, thay thế Quy trình kiểm tra công tác tổ chức cán bộ, nghiên cứu bổ sung Quy trình kiểm tra công tác quản lý đầu tư XDCB nội ngành; đối với thanh tra chuyên ngành cần nghiên cứu ban hành Quy trình thanh tra đơn vị sử dụng ngân sách trong việc chấp hành pháp luật về kiểm soát chi NSNN, Quy trình thanh tra việc chấp hành quy định về quản lý quỹ tài chính. Xây dựng, ban hành mới Quy trình xử lý sau thanh tra, kiểm tra thay thế quy trình ban hành theo quyết định số 1540/QĐ-KBNN.

Thiết kế hệ thống sổ sách, chỉ tiêu để theo dõi việc khắc phục sau thanh tra, kiểm tra. Các sai phạm phải được phân loại để theo dõi;  Những tồn tại, sai sót mà không thể khắc phục được, những loại hồ sơ, chứng từ không thể bổ sung, hoặc lập lại được, v,v…; Những tồn tại, sai sót mà có thể khắc phục được: Theo dõi chi tiết tên đơn vị sai phạm, nội dung và thời gian thực hiện khắc phục những tồn tại, sai phạm; Những tồn tại, sai sót cần có sự phối hợp với các cấp, ngành, các đơn vị; Những tồn tại, sai sót có tính nghiêm trọng phải kiến nghị xử lý, các khoản phải xuất toán, thu hồi nộp NSNN, v,v....phải theo dõi chi tiết tên đơn vị, cá nhân có sai phạm; nội dung sai phạm; hình thức xử lý; Những kiến nghị về những bất cấp của chính sách, chế độ.

Nghiên cứu, ban hành chỉ tiêu đánh giá công tác sau thanh tra, kiểm tra đối với toàn hệ thống KBNN một cách đồng bộ, thống nhất trên nguyên tắc: Đánh giá theo tiêu chí: Đạt/ Không đạt hoặc theo thang điểm: Tốt (từ 800 điểm trở lên); Khá (từ 700 đến dưới 800 điểm), Trung bình (từ 500 đến dưới 700 điểm), Kém (dưới 500 điểm). Phân loại theo nhóm chỉ tiêu để đánh giá, trong đó có chỉ tiêu về công tác tổ chức, chỉ tiêu về công tác xây dựng kế hoạch và tổ chức phúc tra,chỉ tiêu về việc chủ động xây dựng các biện pháp cần thiết để theo dõi, đôn đốc việc khắc phục các kết luận, kiến nghị, chỉ tiêu về hệ thống sổ sách theo dõi việc khắc phục.

2. Nhóm giải pháp về kiện toàn tổ chức, nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ thanh tra KBNN:

Về tổ chức, nghiên cứu sửa đổi, bổ sung chức năng nhiệm vụ của Thanh tra KBNN (sửa đổi Quyết định số 108/2009/QĐ-TTg ngày 26/8/2009 của Thủ tướng Chính phủ). Bổ  sung chức năng thanh tra chuyên ngành; làm rõ quyền hạn, nhiệm vụ của Thanh tra KBNN; kiện toàn lại tổ chức của Thanh tra KBNN theo nguyên tắc tập trung. Các cán bộ công chức Thanh tra KBNN được tổ chức theo từng nhóm công việc, trong đó có Nhóm theo dõi xử lý sau thanh tra, kiểm tra. Tại Phòng Thanh tra KBNN tỉnh, thành phố phải bố trí ít nhất 2 cán bộ theo dõi xử lý sau thanh tra, kiểm tra.

Về quản lý cán bộ thanh tra, cần xác định cơ cấu tổ chức và biên chế cho Vụ Thanh tra, phòng Thanh tra KBNN tỉnh, thành phố; chú trọng công tác cán bộ, tuyển chọn cán bộ, đưa cán bộ đủ tiêu chuẩn theo quy định, đã trải qua nghiệp vụ chuyên môn ít nhất 2 năm vào Vụ, phòng Thanh tra. Thực hiện công tác luân chuyển cán bộ nhưng phải đảm bảo tính ổn định cho tổ chức thanh tra KBNN, không thực hiện luân chuyển những cán bộ đã trải qua đào tạo ngạch thanh tra viên trong vòng 2 năm kể từ ngày đào tạo.

Áp dụng nhiều hình thức đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ cán bộ làm công tác thanh tra, kết hợp giữa việc đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng tập trung và tự học tập nghiên cứu tại dơn vị. Xây dựng chế độ họp giao ban hàng năm, tổng kết rút kinh nghiệm sau mỗi cuộc thanh tra, kiểm tra; định kỳ tổ chức Tổng kết công tác thanh tra, kiểm tra, rút ra những bài học kinh nghiệm cho thời gian tiếp theo. Phối hợp xây dựng nội dung chương trình để đào tạo Trưởng đoàn thanh tra. Có chính sách đãi ngộ phù hợp cho những cán bộ làm công tác thanh tra. Làm tốt công tác giáo dục tư tưởng, đạo đức lối sống, văn minh văn hóa nghề Kho bạc cho cán bộ công chức.

3. Nhóm giải pháp về tổ chức thực thi nhiệm vụ thanh tra:

Tăng cường sự phối hợp tránh chồng chéo trong hoạt động thanh tra, kiểm tra, phối hợp giữa thanh tra KBNN với Thanh tra Bộ Tài chính, Kiểm toán Nhà nước... thông qua quy chế phối hợp giữa thanh tra KBNN với Thanh tra Bộ Tài chính trong hoạt động thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng chống tham nhũng nhằm tránh chồng chéo. Thường xuyên duy trì, tăng cường mối liên hệ chặt chẽ giữa các đơn vị, giữa KBNN Trung ương với KBNN địa phương trong hoạt động thanh tra, kiểm tra.

Phối hợp chặt chẽ công tác sau thanh tra, kiểm tra với hoạt động thanh tra tại chỗ và hoạt động giám sát từ xa của KBNN. Hoạt động thanh tra, kiểm tra không chỉ tập trung vào việc tiến hành kiểm tra tại chỗ, mà song song với đó là hoạt động giám sát từ xa. Với mục đích theo dõi thường xuyên tình hình hoạt động nghiệp vụ của các KBNN, cũng như tình trạng của hệ thống KBNN, từ đó có những nhận biết sớm về các rủi ro và các vấn đề liên quan đến hoạt động nghiệp vụ KBNN để có các phương hướng và biện pháp kịp thời. Hoạt động giám sát từ xa đã đóng góp một vai trò quan trọng trong việc củng cố chất lượng cho hoạt động thanh tra tại chỗ. Từ các kết quả giám sát từ xa, các kế hoạch thanh tra, kiểm tra tại chỗ định kỳ hoặc đột xuất được xây dựng nhằm thẩm tra và kiểm chứng thực tế hoạt động của từng đơn vị cụ thể. Việc kết hợp chặt chẽ giữa phương thức giám sát từ xa và thanh tra, kiểm tra tại chỗ là việc làm cần thiết, qua báo cáo giám sát từ xa sẽ kiến nghị những nội dung mà kiểm tra tại chỗ cần tập trung làm rõ, giúp cho quá trình kiểm tra tại chỗ có trọng tâm trọng điểm, tránh bị dàn trải.

4. Nhóm giải pháp về ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động thanh tra, kiểm tra, xử lý sau thanh tra, kiểm tra:

Hoàn thiện, tiến tới chuẩn hóa và ứng dụng công nghệ thông tin vào việc hỗ trợ hoạt động thanh tra, kiểm tra, theo dõi xử lý sau thanh tra, kiểm tra KBNN. Xây dựng các phần mềm ứng dụng phục vụ cho việc triển khai toàn diện và đầy đủ các nhiệm vụ của hệ thống Thanh tra KBNN.

Các gói phần mềm cần phải xây dựng, gồm: Đối với hoạt động thanh tra   cần xây dựng hệ thống cảnh báo tự động để giám sát từ xa đối với các đơn vị sử dụng NSNN, thông qua việc theo dõi sự biến động các chỉ tiêu của đơn vị. Đối với hoạt động kiểm tra nội bộ cần xây dựng hệ thống chỉ tiêu phục vụ cho việc giám sát từ xa các hoạt động nghiệp vụ KBNN; xây dựng phần mềm cơ sở dữ liệu và báo cáo về nhân sự phục vụ việc quản lý và quản trị cán bộ thanh tra KBNN trong toàn hệ thống./.

Vũ Đức Hiệp - Chánh thanh tra KBNN

                                                     Ths.Nguyễn Tuấn Dũng -  Thanh tra KBNN

dotuanh

Từ khóa:

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Trà Vinh: Đổi mới hoạt động, thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp về công tác thanh tra

(ThanhtraVietNam) - Đổi mới hoạt động, thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp, ngành Thanh tra tỉnh Trà Vinh đã đạt được nhiều kết quả quan trọng trên các lĩnh vực. Công tác thanh tra, kiểm tra được triển khai có trọng tâm, trọng điểm, góp phần phòng ngừa, ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật, phục vụ đắc lực nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội trên địa bàn tỉnh.

Khánh Nghi

Một số kiến nghị để ứng dụng công nghệ số vào hoạt động bồi dưỡng tại Trường Cán bộ Thanh tra (phần 3)

(ThanhtraVietNam) - Khi ứng dụng công nghệ số được nghiên cứu kỹ càng và nghiêm túc, hoạt động bồi dưỡng của nhà trường sẽ có những phát triển chưa từng có trong tiền lệ, thay đổi cả về lượng và về chất.

Th.s Nguyễn Mai Anh

Ứng dụng công nghệ số vào hoạt động bồi dưỡng tại Trường Cán bộ Thanh tra (phần 2)

(ThanhtraVietNam) - Khi ứng dụng công nghệ số được nghiên cứu kỹ càng và nghiêm túc, hoạt động bồi dưỡng của Trường Cán bộ Thanh tra sẽ có những phát triển chưa từng có trong tiền lệ, thay đổi cả về lượng và về chất.

Th.s Nguyễn Mai Anh

Ứng dụng công nghệ số vào hoạt động bồi dưỡng tại Trường Cán bộ Thanh tra (Phần 1)

(ThanhtraVietNam) - Khi ứng dụng công nghệ số được nghiên cứu kỹ càng và nghiêm túc, hoạt động bồi dưỡng của nhà trường sẽ có những phát triển chưa từng có trong tiền lệ, thay đổi cả về lượng và về chất.

Th.s Nguyễn Mai Anh

Hội thảo góp ý sửa đổi Luật thi hành án dân sự

(ThanhtraVietNam) - Ngày 14/5, tại Thành phố Hồ Chí Minh. (TP.HCM), Báo Pháp Luật TPHCM tổ chức hội thảo “Góp ý sửa đổi Luật Thi hành án dân sự - Giải pháp xử lý tài sản trong thi hành án các vụ án kinh tế”.

Hữu Anh - Thanh Thủy

Ứng dụng mô hình giảng dạy hiện đại trong đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ công chức ngành thanh tra

(ThanhtraVietNam) - Mô hình tổ chức các khoá đào tạo, bồi dưỡng trực tiếp phối hợp cùng trực tuyến đã đưa Trường Cán bộ Thanh tra trở thành một trong những đơn vị đi đầu trong việc đổi mới phương thức đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, với sự phát triển vượt bậc của khoa học công nghệ, việc áp dụng mô hình dạy học hiện đại trong tổ chức các lớp đào tạo, bồi dưỡng sẽ khắc phục được những điểm hạn chế trong đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ công chức ngành thanh tra.

Thạc sĩ Đặng Thuỳ Trâm Phó Trưởng phòng Hành chính - Tổ chức, Trường Cán bộ Thanh tra

Không lợi dụng việc kiểm tra, xử lý văn bản vì mục đích vụ lợi

(ThanhtraVietNam) - Đó là một trong những nguyên tắc trong việc kiểm tra, xử lý văn bản được quy định tại Nghị định số 79/2025/NĐ-CP ngày 01/4/2025 về kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa và xử lý văn bản quy phạm pháp luật.

M. Phương (TH)

Hậu Giang: Chủ động phát hiện, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm trong công tác kiểm tra, giám sát

(ThanhtraVietNam) - Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hậu Giang đã ban hành Kế hoạch số 334 triển khai thực hiện Quy định số 131 ngày 27/10/2023 của Bộ Chính trị về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong công tác kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật Đảng và trong hoạt động thanh tra, kiểm toán.

Khanh Nghi

Một số ý kiến góp ý đối với dự thảo Luật Thanh tra

(ThanhtraVietNam) - Hiện nay, Thanh tra Chính phủ đang lấy kiến của các cơ quan Trung ương và địa phương về dự thảo Luật Thanh tra (viết tắt là dự thảo Luật) thay thế Luật Thanh tra số 11/2022/QH15 ngày 14/11/2022. Sau khi nghiên cứu dự thảo Luật, tác giả xin tham gia một số ý kiến như sau:

Đỗ Văn Nhân Chánh Thanh tra Sở Tư pháp tỉnh Kon Tum

Dự thảo Luật Thanh tra 2025: Cải tiến quy trình, tăng cường trách nhiệm thanh tra

(ThanhtraVietNam) - Dự thảo Luật Thanh tra năm 2025 đang trong giai đoạn hoàn thiện để trình Quốc hội xem xét, với nhiều thay đổi quan trọng. Những sửa đổi này tập trung vào việc kiện toàn tổ chức thanh tra, cải tiến quy trình hoạt động và nâng cao trách nhiệm của các bên liên quan, nhằm khắc phục những vướng mắc phát sinh trong thực tiễn thi hành.

Dương Nguyễn

Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí hướng tới nền hành chính liêm chính, kiến tạo và phục vụ

(ThanhtraVietNam) - Việc ban hành Chương trình tổng thể về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2025 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc thể hiện quyết tâm cao của tỉnh trong việc thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước về công tác này. Chương trình được kỳ vọng là bước đi quan trọng trong việc xây dựng một bộ máy hành chính liêm chính, kiến tạo và phục vụ người dân, doanh nghiệp.

BS

Bài học kinh nghiệm thực hiện dự án phục vụ giải đua F1 Hà Nội - Nhìn từ kết luận thanh tra

(ThanhtraVietNam) - Thanh tra Thành phố Hà Nội chỉ ra nhiều thiếu sót trong thủ tục quy hoạch, đất đai của dự án Công viên cây xanh kết hợp công trình phụ trợ phục vụ giải đua xe Công thức 1, đặc biệt là việc phê duyệt quy hoạch chi tiết khi chưa đủ thời gian lấy ý kiến cộng đồng dân cư theo quy định.

BS

Xem thêm