Thứ năm, 17/11/2011 - 07:20 (GMT+7)
(ThanhtraVietnam) – Hiến pháp 1992 nên sửa đổi theo hướng phân định rõ vị trí, chức năng, nhiệm vụ của 3 cơ quan chính trong bộ máy nhà nước: lập pháp, hành pháp và tư pháp. Ngoài ra, cần có những quy định mới nhằm tăng thẩm quyền cho cơ quan lập pháp và tư pháp;…
Các ý kiến trên được đưa ra tại Hội thảo về Tổng kết thi hành Hiến pháp 1992 do Sở Tư pháp Hà Nội tổ chức vào sáng ngày 15/11.Hội thảo dưới sự chủ trì của đồng chí Nguyễn Văn Vỹ, Phó Giám đốc Sở Tư pháp Hà Nội và sự tham gia đóng góp ý kiến của đại diện các Sở, ngành và các tổ chức, đoàn thể trên TP.Phân định rõ vị trí, chức năng giữa các cơ quanTheo quan điểm của Phó Giáo sư, Tiến sĩ Hoa Hữu Lân – Viện Nghiên cứu phát triển Kinh tế - Xã hội, hiện nay vai trò giám sát của Quốc hội, HĐND vẫn còn yếu, điều đó thể hiện một phần qua các chỉ số, quyết sách,… của Chính phủ đưa ra luôn được đa số các đại biểu Quốc hội, HĐND đồng thuận cao.Vì vậy, trong Hiến pháp sửa đổi sắp tới phải phân rõ chức năng của các cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp trong đó cần trao quyền mạnh hơn cho các cơ quan lập pháp và tư pháp.Đại diện Viện phát triển và quy hoạch quản lý Hà Nội nhận định: khi xem xét sửa đổi Hiến pháp 1992 cần lưu ý quy định rõ chức năng, thẩm quyền của HĐND và UBND để tạo hành lang pháp lý cho việc xây dựng luật và các văn bản dưới luật. Bên cạnh đó, để đẩy mạnh cải cách hành chính, tránh bộ máy cồng kềnh, ông cho rằng nên xem xét việc có hay không hình thành tương ứng theo các đơn vị hành chính HĐND, UBND tại các cấp, như việc thí điểm bỏ một số HĐND cấp quận, huyện hiện nay đang làm.Tại Hội thảo nhiều đại biểu đồng tình rằng, hiện nay cả Quốc hội và Chính phủ đều có quyền ban hành văn bản chỉ đạo, quản lý đối với các cấp dưới về cùng một vấn đề nên Hiến pháp sắp tới cần phân quyền cụ thể hơn nữa giữa các cơ quan này.Đưa ra ý kiến đóng góp, ông Nguyễn Huy Phương, Phó Chủ tịch Hội Cựu chiến binh TP Hà Nội nêu: mối quan hệ giữa HĐND và UBND với các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, đoàn thể là quan hệ phối hợp, cùng nhau thực hiện nhiệm vụ chính trị tại địa phương. Việc sửa đổi Hiến pháp tới đây cần làm rõ vai trò, vị trí, chức năng, quyền lực của tổ chức, đoàn thể trong việc phản biện ở các cấp chính quyền. Cải cách việc bầu cử trong Hiến phápViệc xây dựng Hiến pháp phải tạo điều kiện dân chủ hóa thực sự thông qua các phiếu bầu để chọn ra các đại biểu Quốc hội, HĐND xứng đáng đại diện cho nhân dân. Theo Phó Giáo sư, Tiến sĩ Hoa Hữu Lân nếu làm tốt khâu bầu cử, chọn lựa các đại biểu xứng đáng đứng trong cơ quan của Quốc hội, HĐND thì chính các đại biểu này sẽ bầu ra thành viên trong Chính phủ, và UBND các cấp đảm bảo chất lượng nhất.Ông cũng nhận định thêm: về thực tế việc bầu các đại biểu của Quốc hội, HĐND hiện nay vẫn mang tính chất cơ cấu trình độ, thành phần dân tộc, tỷ lệ nam, nữ, độ tuổi,… nhiều đại biểu ứng cử tự do tỷ lệ trúng cử thấp hơn. Vì vậy, sửa đổi Hiến pháp cần chấn chỉnh chủ nghĩa hình thức thì mới mong có được những đại biểu đại diện cho nhân dân xứng đáng.Nhiều đại biểu tại Hội thảo cũng đồng tình quan điểm sửa đổi Hiến pháp nên quy định Chính phủ là “cơ quan hành pháp cao nhất” chứ không nên cho rằng Chính phủ là “cơ quan hành chính cao nhất” bởi vì thuật ngữ “hành chính” ở đây chỉ mang tính chất quản lý không bao quát hết chức năng chấp hành pháp luật của Chính phủ.Bàn về vấn đề Thủ đô Hà Nội , các đại biểu đều thống nhất Hiến pháp sắp tới cần nêu rõ vị trí, vai trò, chức năng lớn của Thủ đô Hà Nội so với các tỉnh, thành khác vì Hà Nội được gọi là Thủ đô của cả nước nên phải có vị trí, chức năng đặc biệt. Cụ thể hơn, Hiến pháp cần xác định Thủ đô Hà Nội là trung tâm chính trị, trung tâm hành chính, trung tâm ngoại giao, trung tâm của các đầu mối ngoại thương,… của cả nước.Muốn thực hiện tốt Hiến pháp, theo đại biểu Nguyễn Huy Phương, Hiến pháp sửa đổi cũng cần phải quy định điều khoản về tuyên truyền giáo dục pháp luật nhằm nâng cao nhận thức của người dân đối với vai trò pháp lý tối cao của Hiến pháp.Phát biểu tại Hội thảo, Phó Giám đốc Sở Tư pháp Hà Nội nhấn mạnh, tổng kết thi hành Hiến pháp 1992 là nhiệm vụ chính trị quan trọng của TP Hà Nội trong những tháng cuối năm, thông qua Hội thảo sẽ tìm ra những điểm chưa được của Hiến pháp khi áp dụng thực tế hay những văn bản pháp luật chưa mang tính thống nhất với Hiến pháp 1992.Theo Kế hoạch của UBND TP Hà Nội, đến ngày 25-11, các đơn vị phải hoàn thành xong báo cáo tổng kết thi hành Hiến pháp 1992. Do đó, Phó Giám đốc Sở mong muốn các sở, ban, ngành cần tập trung, và coi đây là nhiệm vụ ưu tiên hoàn thành số một./.
Quang Vững
nguyenthuhang
Từ khóa:
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
Kim Dung - Dương Nguyễn
Tin đọc nhiều
(ThanhtraVietNam) - Chủ tịch UBND thành phố Cần Thơ vừa chỉ đạo các sở, ngành, địa phương khẩn trương, nghiêm túc thực hiện Kết luận thanh tra số 138/KL-TTCP của Thanh tra Chính phủ, trong đó quy định thời hạn hoàn thành trong tháng 6/2025.
Hữu Anh
(ThanhtraVietNam) - Chính phủ ban hành Nghị quyết số 125/NQ-CP ngày 9/5/2025 thông qua Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh năm 2025 do Bộ Nội vụ trình, hoàn thành việc sắp xếp 23 đơn vị hành chính cấp tỉnh mới.
Hữu Anh
(ThanhtraVietNam) - Thanh tra Chính phủ phát hiện nhiều vi phạm nghiêm trọng, kiến nghị thu hồi về ngân sách nhà nước hơn 463,8 tỷ đồng; đồng thời kiến nghị Thủ tướng chỉ đạo kiểm điểm, xử lý trách nhiệm đối với tập thể, cá nhân lãnh đạo UBND TP Cần Thơ các thời kỳ có liên quan.
Hữu Anh
(ThanhtraVietNam) - Sau khi Hội đồng nhân dân TP. Hồ Chí Minh, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu và Bình Dương lần lượt thông qua Nghị quyết tán thành chủ trương sáp nhập, phương án về cơ cấu hành chính mới của TP. Hồ Chí Minh (tên gọi sau hợp nhất) đã được định hình.
Thanh Thủy - Hữu Anh
(ThanhtraVietNam) - Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hòa Bình vừa ban hành Đề án về kết thúc hoạt động của đảng bộ cấp huyện, đảng bộ cấp xã cũ; thành lập đảng bộ cấp xã mới.
Phương Thảo
(ThanhtraVietNam) - Trước bối cảnh biến động thương mại toàn cầu, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã ký Công điện số 59/CĐ-TTg yêu cầu các bộ ngành, địa phương tập trung chỉ đạo bảo đảm sản xuất, tiêu thụ, xuất khẩu nông lâm thủy sản.
K. Dung
(ThanhtraVietNam) - Đó là đề nghị của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại phiên họp thứ 11 của Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Trung ương.
M. Phương
(ThanhtraVietNam) - Dự án Luật Thanh tra (sửa đổi) được xây dựng theo hướng tổ chức lại hệ thống thanh tra thành hai cấp, cắt giảm hơn 40% thủ tục hành chính, khắc phục tình trạng chồng chéo, trùng lắp trong hoạt động thanh tra.
Dương Nguyễn
(ThanhtraVietNam) - Tình trạng thực phẩm chức năng giả mạo, kém chất lượng đang trở thành một vấn đề nhức nhối, đe dọa trực tiếp đến sức khỏe và niềm tin của người tiêu dùng. Trong bối cảnh thị trường thực phẩm chức năng, thực phẩm bổ dưỡng và thực phẩm dinh dưỡng y học ngày càng phát triển, các hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến sản xuất và kinh doanh sản phẩm giả đã gây ra nhiều hệ lụy nghiêm trọng.
Lan Anh
(ThanhtraVietNam) - Thanh tra Chính phủ vừa công bố kết luận thanh tra về công tác quy hoạch và thực hiện quy hoạch xây dựng, quản lý đầu tư xây dựng và quản lý, sử dụng đất đai tại thành phố Cần Thơ; trong đó đã chỉ ra nhiều vi phạm trong công tác quy hoạch và thực hiện quy hoạch xây dựng tại địa phương này.
Hữu Anh
(ThanhtraVietNam) - Trước thực trạng thuốc giả và thuốc kém chất lượng vẫn len lỏi trên thị trường, gây nguy hại cho sức khỏe người dân và làm suy giảm niềm tin vào hệ thống y tế, Bộ Y tế đã và đang triển khai hàng loạt giải pháp đồng bộ, quyết liệt nhằm tăng cường hiệu lực, hiệu quả trong công tác quản lý dược.
Lan Anh
(ThanhtraVietNam) - Việc sửa đổi Luật Cán bộ, công chức hiện hành được kỳ vọng sẽ tạo hành lang pháp lý đồng bộ, góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức chuyên nghiệp, hiệu lực, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới và phục vụ tốt hơn nhu cầu của người dân, doanh nghiệp
Dương Nguyễn