Thứ hai, 18/11/2013 - 00:00 (GMT+7)
(ThanhtraVietnam) - Sở VH-TT&DL tỉnh Thanh Hóa cho biết không hề biết việc UBND xã Thiệu Châu cho phép trưởng làng Thọ Sơn thu tiền của dân để sửa chữa di tích.
Tin liên quan:Thiệu Hóa, Thanh Hóa: Xã và thôn “phối hợp” để tận thu tiền từ trẻ em đến người giàKhông đúng quy trình và trái thẩm quyềnLiên quan đến việc ông Lê Đăng Minh – trưởng làng Thọ Sơn, xã Thiệu Châu (Thiệu Hóa, Thanh Hóa) tự ý tổ chức họp dân và yêu cầu người dân đóng góp để sửa chữa đình làng Thọ Sơn (là di tích đã được xếp hạng cấp tỉnh, thuộc quyển quản lý của Sở VH-TT&DL tỉnh Thanh Hóa), đại diện Sở Văn hóa – Thể Thao và Du lịch tỉnh Thanh Hóa cho biết đây là việc làm sai vì trái thẩm quyền và không đúng quy trình đối với việc trùng tu di tích.Đặc biệt, việc làm trên của ông Lê Đăng Minh – trưởng làng Thọ Sơn lại được phía UBND xã Thiệu Châu đồng ý và cho rằng đây là việc làm đúng, “xã hội hóa nguồn kinh phí để trùng tu di tích” là “cần thiết và đúng đắn” và… không cần qua Sở Văn hóa, trình sau cũng được!Về vấn đề này, trao đổi với PV, ông Viên Đình Lưu – Trưởng phòng Quản lý di sản văn hóa (Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch tỉnh Thanh Hóa) cho biết: “Di tích đình làng Thọ Sơn đã được xếp hạng là di tích kiến trúc nghệ thuật cấp tỉnh vào năm 2010. Di tích này hiện đang còn giữ lại những kiến trúc, phù điêu thời Nguyễn rất có giá trị. Di tích này hiện do Sở Văn hóa trực tiếp quản lý, bất kì một hành động nào liên quan đến việc trùng tu, tu bổ, sữa chữa, tôn tạo đều phải thông qua Sở và được Sở Văn hóa đồng ý, không được phép tùy tiện xâm phạm”.“Qua tìm hiểu chúng tôi được biết di tích này đã xuống cấp từ mấy năm nay, trước cả khi được tỉnh xếp hạng. Phía địa phương cũng đã từng có ý định muốn sửa chữa lại nhưng là trước khi xếp hạng, còn từ khi đình làng Thọ Sơn được xếp hạng đến nay thì Sở chưa nhận được bất kì một văn bản nào xin trùng tu, sửa chữa cả”, ông Lưu nói.Về việc UBND xã Thiệu Châu và trưởng làng Thọ Sơn tự ý thu tiền của người dân, kể cả trẻ em 6 tháng tuổi lẫn người già cả, người tàn tật, người neo đơn không nơi nương tựa,… với lý do “đóng góp để sửa chữa đình”, ông Lưu khẳng định: “Ở đây cán bộ xã làm ẩu, trưởng làng cũng làm ẩu. Ẩu và sai. Có lẽ bà con địa phương thấy đình làng xuống cấp nên cũng nóng lòng sửa chữa lại. Nhưng tôi khẳng định: việc thu tiền của dân như thế là sai mà việc tự ý sửa chữa di tích như thế cũng là sai quy trình, trái thẩm quyền”.“Dân thì họ không hiểu rõ luật, không nắm được quy trình đối với việc tu bổ, sửa chữa di tích, ông là cán bộ xã, đáng ra ông phải có hiểu biết, phải giải thích cho người dân hiểu để họ làm đúng, đằng này ông là cán bộ nhưng không hiểu vì vô tình hay cố ý, ông lại cũng không nắm rõ luật, ông lại đứng ra tổ chức, vận động nhân dân đóng góp để sửa chữa di tích, trong khi việc đó không phải là thẩm quyền của ông, làm thế rõ ràng là sai”, ông Lưu tái khẳng định.“Họ làm thế là quá ẩu”Cũng theo ông Viên Đình Lưu, việc UBND xã Thiệu Châu đồng ý cho trưởng làng tự ý thu tiền người dân để sửa di tích đình làng Thọ Sơn là việc làm “quá ẩu”.“Họ làm thế là quá ẩu. Thực ra đình làng Thọ Sơn theo tôi được biết đã xuống cấp từ nhiều năm nay, trước cả khi được xếp hạng. Địa phương cũng đã có ý định tu bỏ lại. Nhưng trước kia tu bổ thì không sao, chứ bây giờ đã được xếp hạng mà xã, huyện tự ý tu bổ là không được”, ông Lưu nói.Liên quan đến việc ông Lê Đức Thước – Phó Chủ tịch UBND xã Thiệu Châu khi trả lời PV đã khẳng định: “Chúng tôi cứ thu tiền dân trước, rồi trình lên huyện và Sở sau. Mà thường thì đã trình lên Sở xin trùng tu cái gì thì chắc chắn Sở sẽ đồng ý”, ông Viên Đình Lưu khẳng định: “Không hề có chuyện cứ cấp xã hay huyện trình lên Sở Văn hóa là Sở đồng ý ngay được, nói thế là… hơi bậy. Việc trùng tu, sữa chữa di tích, nhất là các di tích đã được xếp hạng đều phải tuân thủ theo dung các thủ tục và quy trình theo pháp luật đã quy định”.Ông Lưu cho biết: “Trong Thông tư số 18/2012/TT-BVHTTDL có quy định rất rõ ràng về điều này. Thông tư còn yêu cầu nếu anh là nhà tư vấn, đơn vị thi công việc trùng tu di tích thì điều kiện bắt buộc là phải có giấy chứng nhận hành nghề của Bộ Văn hóa cấp, mà trong đơn vị phải có một hai người là chuyên viên biết về trùng tu di tích, chứ không phải là cứ có tiền là gọi mấy ông “thợ vườn”, “thợ ngõa” đến rồi tự ý “định giá”, tự ý tháo dỡ và xây dựng ào ào như xây bờ rào là được đâu”Về quy trình trùng tu, sửa chữa di tích đã được xếp hạng di tích cấp tỉnh, ông Lưu cho biết: “Những cái này phải có chứng chỉ hành nghề thì mới được tham gia. Đừng tưởng như trước kia cứ mời về là vẽ vời đâu. Địa phương phải có tờ trình gửi lên Sở Văn hóa, Sở xem xét nếu thấy phù hợp thì sẽ phê duyệt rồi mới giao cho các phòng nghiệp vụ chuyên môn tham mưu cho địa phương. Sau đó huyện, xã mới phổ biến với dân, lập dự án để làm. Đối với các công trình xây dựng khác trên 100 tỷ đồng thì nhà nước quy định tổ chức phải đấu thầu nhưng đối với các công trình trùng tu, tôn tạo di tích văn hóa thì địa phương có quyền chỉ định công ty thầu. Sau khi lập dự án, có đầy đủ các cơ quan chuyên môn thì mới bắt đầu thực hiện. Khi tháo dỡ các hạng mục di tích phải có các bước như đánh dấu, chụp ảnh, mời các chuyên viên đến định giá, lập ban chỉ đạo giám sát… Rất nhiều công đoạn. Tôi nghĩ ở đây xã Thiệu Châu đã không nắm rõ các quy trình này nên họ mới tự ý làm ẩu như thế”.Về vấn đề đình làng Thọ Sơn, ông Lưu cho biết: “Đây không phải là lần đầu xã Thiệu Châu và huyện Thiệu Hóa tự ý trùng tu di tích mà không thông qua Sở đâu, trước kia đã từng xảy ra với trường hợp đình làng Đắc Châu rồi, lúc đó cũng làm theo kiểu “tiền trảm hậu tấu”. Lúc đó theo nguyện vọng của người dân nên gần như Sở cũng đã có ý cho qua để lần sau rút kinh nghiệm. Nhưng lần này làm thế này thì không chấp nhận được. Chúng tôi sẽ có công văn yêu cầu họ giải trình cụ thể về vấn đề này và yêu cầu dừng ngay việc làm này.“Còn có cả trường hợp có xã làm sai, dân họ phản ánh nhưng khi chúng tôi về làm việc thì xã vẫn nhận là làm đúng, chúng tôi mới bảo: "Ông có nhận ông sai không, nếu ông nhận là ông làm đúng thì ông làm biên bản rồi ký vào đây, đóng dấu vào…”, cuối cùng mới phải thừa nhận là mình sai. Nhìn chung cấp xã họ chưa hiểu hết quy trình đối việc trùng tu, tôn tạo di tích như thế nào, vì thiếu hiểu biết nên đụng đến cái gì là cứ làm ào ào…”, ông Lưu nói.PV tiếp tục cập nhật thông tin vụ việc trên…Trường Giang
Tin liên quan:Thiệu Hóa, Thanh Hóa: Xã và thôn “phối hợp” để tận thu tiền từ trẻ em đến người giàKhông đúng quy trình và trái thẩm quyềnLiên quan đến việc ông Lê Đăng Minh – trưởng làng Thọ Sơn, xã Thiệu Châu (Thiệu Hóa, Thanh Hóa) tự ý tổ chức họp dân và yêu cầu người dân đóng góp để sửa chữa đình làng Thọ Sơn (là di tích đã được xếp hạng cấp tỉnh, thuộc quyển quản lý của Sở VH-TT&DL tỉnh Thanh Hóa), đại diện Sở Văn hóa – Thể Thao và Du lịch tỉnh Thanh Hóa cho biết đây là việc làm sai vì trái thẩm quyền và không đúng quy trình đối với việc trùng tu di tích.Đặc biệt, việc làm trên của ông Lê Đăng Minh – trưởng làng Thọ Sơn lại được phía UBND xã Thiệu Châu đồng ý và cho rằng đây là việc làm đúng, “xã hội hóa nguồn kinh phí để trùng tu di tích” là “cần thiết và đúng đắn” và… không cần qua Sở Văn hóa, trình sau cũng được!Về vấn đề này, trao đổi với PV, ông Viên Đình Lưu – Trưởng phòng Quản lý di sản văn hóa (Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch tỉnh Thanh Hóa) cho biết: “Di tích đình làng Thọ Sơn đã được xếp hạng là di tích kiến trúc nghệ thuật cấp tỉnh vào năm 2010. Di tích này hiện đang còn giữ lại những kiến trúc, phù điêu thời Nguyễn rất có giá trị. Di tích này hiện do Sở Văn hóa trực tiếp quản lý, bất kì một hành động nào liên quan đến việc trùng tu, tu bổ, sữa chữa, tôn tạo đều phải thông qua Sở và được Sở Văn hóa đồng ý, không được phép tùy tiện xâm phạm”.“Qua tìm hiểu chúng tôi được biết di tích này đã xuống cấp từ mấy năm nay, trước cả khi được tỉnh xếp hạng. Phía địa phương cũng đã từng có ý định muốn sửa chữa lại nhưng là trước khi xếp hạng, còn từ khi đình làng Thọ Sơn được xếp hạng đến nay thì Sở chưa nhận được bất kì một văn bản nào xin trùng tu, sửa chữa cả”, ông Lưu nói.Về việc UBND xã Thiệu Châu và trưởng làng Thọ Sơn tự ý thu tiền của người dân, kể cả trẻ em 6 tháng tuổi lẫn người già cả, người tàn tật, người neo đơn không nơi nương tựa,… với lý do “đóng góp để sửa chữa đình”, ông Lưu khẳng định: “Ở đây cán bộ xã làm ẩu, trưởng làng cũng làm ẩu. Ẩu và sai. Có lẽ bà con địa phương thấy đình làng xuống cấp nên cũng nóng lòng sửa chữa lại. Nhưng tôi khẳng định: việc thu tiền của dân như thế là sai mà việc tự ý sửa chữa di tích như thế cũng là sai quy trình, trái thẩm quyền”.“Dân thì họ không hiểu rõ luật, không nắm được quy trình đối với việc tu bổ, sửa chữa di tích, ông là cán bộ xã, đáng ra ông phải có hiểu biết, phải giải thích cho người dân hiểu để họ làm đúng, đằng này ông là cán bộ nhưng không hiểu vì vô tình hay cố ý, ông lại cũng không nắm rõ luật, ông lại đứng ra tổ chức, vận động nhân dân đóng góp để sửa chữa di tích, trong khi việc đó không phải là thẩm quyền của ông, làm thế rõ ràng là sai”, ông Lưu tái khẳng định.“Họ làm thế là quá ẩu”Cũng theo ông Viên Đình Lưu, việc UBND xã Thiệu Châu đồng ý cho trưởng làng tự ý thu tiền người dân để sửa di tích đình làng Thọ Sơn là việc làm “quá ẩu”.“Họ làm thế là quá ẩu. Thực ra đình làng Thọ Sơn theo tôi được biết đã xuống cấp từ nhiều năm nay, trước cả khi được xếp hạng. Địa phương cũng đã có ý định tu bỏ lại. Nhưng trước kia tu bổ thì không sao, chứ bây giờ đã được xếp hạng mà xã, huyện tự ý tu bổ là không được”, ông Lưu nói.Liên quan đến việc ông Lê Đức Thước – Phó Chủ tịch UBND xã Thiệu Châu khi trả lời PV đã khẳng định: “Chúng tôi cứ thu tiền dân trước, rồi trình lên huyện và Sở sau. Mà thường thì đã trình lên Sở xin trùng tu cái gì thì chắc chắn Sở sẽ đồng ý”, ông Viên Đình Lưu khẳng định: “Không hề có chuyện cứ cấp xã hay huyện trình lên Sở Văn hóa là Sở đồng ý ngay được, nói thế là… hơi bậy. Việc trùng tu, sữa chữa di tích, nhất là các di tích đã được xếp hạng đều phải tuân thủ theo dung các thủ tục và quy trình theo pháp luật đã quy định”.Ông Lưu cho biết: “Trong Thông tư số 18/2012/TT-BVHTTDL có quy định rất rõ ràng về điều này. Thông tư còn yêu cầu nếu anh là nhà tư vấn, đơn vị thi công việc trùng tu di tích thì điều kiện bắt buộc là phải có giấy chứng nhận hành nghề của Bộ Văn hóa cấp, mà trong đơn vị phải có một hai người là chuyên viên biết về trùng tu di tích, chứ không phải là cứ có tiền là gọi mấy ông “thợ vườn”, “thợ ngõa” đến rồi tự ý “định giá”, tự ý tháo dỡ và xây dựng ào ào như xây bờ rào là được đâu”Về quy trình trùng tu, sửa chữa di tích đã được xếp hạng di tích cấp tỉnh, ông Lưu cho biết: “Những cái này phải có chứng chỉ hành nghề thì mới được tham gia. Đừng tưởng như trước kia cứ mời về là vẽ vời đâu. Địa phương phải có tờ trình gửi lên Sở Văn hóa, Sở xem xét nếu thấy phù hợp thì sẽ phê duyệt rồi mới giao cho các phòng nghiệp vụ chuyên môn tham mưu cho địa phương. Sau đó huyện, xã mới phổ biến với dân, lập dự án để làm. Đối với các công trình xây dựng khác trên 100 tỷ đồng thì nhà nước quy định tổ chức phải đấu thầu nhưng đối với các công trình trùng tu, tôn tạo di tích văn hóa thì địa phương có quyền chỉ định công ty thầu. Sau khi lập dự án, có đầy đủ các cơ quan chuyên môn thì mới bắt đầu thực hiện. Khi tháo dỡ các hạng mục di tích phải có các bước như đánh dấu, chụp ảnh, mời các chuyên viên đến định giá, lập ban chỉ đạo giám sát… Rất nhiều công đoạn. Tôi nghĩ ở đây xã Thiệu Châu đã không nắm rõ các quy trình này nên họ mới tự ý làm ẩu như thế”.Về vấn đề đình làng Thọ Sơn, ông Lưu cho biết: “Đây không phải là lần đầu xã Thiệu Châu và huyện Thiệu Hóa tự ý trùng tu di tích mà không thông qua Sở đâu, trước kia đã từng xảy ra với trường hợp đình làng Đắc Châu rồi, lúc đó cũng làm theo kiểu “tiền trảm hậu tấu”. Lúc đó theo nguyện vọng của người dân nên gần như Sở cũng đã có ý cho qua để lần sau rút kinh nghiệm. Nhưng lần này làm thế này thì không chấp nhận được. Chúng tôi sẽ có công văn yêu cầu họ giải trình cụ thể về vấn đề này và yêu cầu dừng ngay việc làm này.“Còn có cả trường hợp có xã làm sai, dân họ phản ánh nhưng khi chúng tôi về làm việc thì xã vẫn nhận là làm đúng, chúng tôi mới bảo: "Ông có nhận ông sai không, nếu ông nhận là ông làm đúng thì ông làm biên bản rồi ký vào đây, đóng dấu vào…”, cuối cùng mới phải thừa nhận là mình sai. Nhìn chung cấp xã họ chưa hiểu hết quy trình đối việc trùng tu, tôn tạo di tích như thế nào, vì thiếu hiểu biết nên đụng đến cái gì là cứ làm ào ào…”, ông Lưu nói.PV tiếp tục cập nhật thông tin vụ việc trên…Trường Giang
Host
Từ khóa:
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
Kim Dung - Dương Nguyễn
Tin đọc nhiều
(ThanhtraVietNam) - Đổi mới hoạt động, thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp, ngành Thanh tra tỉnh Trà Vinh đã đạt được nhiều kết quả quan trọng trên các lĩnh vực. Công tác thanh tra, kiểm tra được triển khai có trọng tâm, trọng điểm, góp phần phòng ngừa, ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật, phục vụ đắc lực nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội trên địa bàn tỉnh.
Khánh Nghi
(ThanhtraVietNam) - Khi ứng dụng công nghệ số được nghiên cứu kỹ càng và nghiêm túc, hoạt động bồi dưỡng của nhà trường sẽ có những phát triển chưa từng có trong tiền lệ, thay đổi cả về lượng và về chất.
Th.s Nguyễn Mai Anh
(ThanhtraVietNam) - Khi ứng dụng công nghệ số được nghiên cứu kỹ càng và nghiêm túc, hoạt động bồi dưỡng của Trường Cán bộ Thanh tra sẽ có những phát triển chưa từng có trong tiền lệ, thay đổi cả về lượng và về chất.
Th.s Nguyễn Mai Anh
(ThanhtraVietNam) - Khi ứng dụng công nghệ số được nghiên cứu kỹ càng và nghiêm túc, hoạt động bồi dưỡng của nhà trường sẽ có những phát triển chưa từng có trong tiền lệ, thay đổi cả về lượng và về chất.
Th.s Nguyễn Mai Anh
(ThanhtraVietNam) - Ngày 14/5, tại Thành phố Hồ Chí Minh. (TP.HCM), Báo Pháp Luật TPHCM tổ chức hội thảo “Góp ý sửa đổi Luật Thi hành án dân sự - Giải pháp xử lý tài sản trong thi hành án các vụ án kinh tế”.
Hữu Anh - Thanh Thủy
(ThanhtraVietNam) - Mô hình tổ chức các khoá đào tạo, bồi dưỡng trực tiếp phối hợp cùng trực tuyến đã đưa Trường Cán bộ Thanh tra trở thành một trong những đơn vị đi đầu trong việc đổi mới phương thức đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, với sự phát triển vượt bậc của khoa học công nghệ, việc áp dụng mô hình dạy học hiện đại trong tổ chức các lớp đào tạo, bồi dưỡng sẽ khắc phục được những điểm hạn chế trong đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ công chức ngành thanh tra.
Thạc sĩ Đặng Thuỳ Trâm Phó Trưởng phòng Hành chính - Tổ chức, Trường Cán bộ Thanh tra
(ThanhtraVietNam) - Đó là một trong những nguyên tắc trong việc kiểm tra, xử lý văn bản được quy định tại Nghị định số 79/2025/NĐ-CP ngày 01/4/2025 về kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa và xử lý văn bản quy phạm pháp luật.
M. Phương (TH)
(ThanhtraVietNam) - Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hậu Giang đã ban hành Kế hoạch số 334 triển khai thực hiện Quy định số 131 ngày 27/10/2023 của Bộ Chính trị về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong công tác kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật Đảng và trong hoạt động thanh tra, kiểm toán.
Khanh Nghi
(ThanhtraVietNam) - Hiện nay, Thanh tra Chính phủ đang lấy kiến của các cơ quan Trung ương và địa phương về dự thảo Luật Thanh tra (viết tắt là dự thảo Luật) thay thế Luật Thanh tra số 11/2022/QH15 ngày 14/11/2022. Sau khi nghiên cứu dự thảo Luật, tác giả xin tham gia một số ý kiến như sau:
Đỗ Văn Nhân Chánh Thanh tra Sở Tư pháp tỉnh Kon Tum
(ThanhtraVietNam) - Dự thảo Luật Thanh tra năm 2025 đang trong giai đoạn hoàn thiện để trình Quốc hội xem xét, với nhiều thay đổi quan trọng. Những sửa đổi này tập trung vào việc kiện toàn tổ chức thanh tra, cải tiến quy trình hoạt động và nâng cao trách nhiệm của các bên liên quan, nhằm khắc phục những vướng mắc phát sinh trong thực tiễn thi hành.
Dương Nguyễn
(ThanhtraVietNam) - Việc ban hành Chương trình tổng thể về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2025 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc thể hiện quyết tâm cao của tỉnh trong việc thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước về công tác này. Chương trình được kỳ vọng là bước đi quan trọng trong việc xây dựng một bộ máy hành chính liêm chính, kiến tạo và phục vụ người dân, doanh nghiệp.
BS
(ThanhtraVietNam) - Thanh tra Thành phố Hà Nội chỉ ra nhiều thiếu sót trong thủ tục quy hoạch, đất đai của dự án Công viên cây xanh kết hợp công trình phụ trợ phục vụ giải đua xe Công thức 1, đặc biệt là việc phê duyệt quy hoạch chi tiết khi chưa đủ thời gian lấy ý kiến cộng đồng dân cư theo quy định.
BS