Giữa tháng 4, ông Lai Xiaomin, cựu giám đốc công ty Huarong, được mời tham dự một cuộc họp của ngân hàng điều phối và bảo hiểm mới được sáp nhập của Trung Quốc trên Phố Tài chính ở thủ đô Bắc Kinh.
Ngay khi bước vào văn phòng quen thuộc trong suốt 15 năm qua, ông đã gặp các nhà điều tra từ ủy ban chống tham nhũng của Đảng Nhân dân Trung Quốc dẫn đi.
Cựu giám đốc Lai, 56 tuổi, bị cáo buộc 2 tội danh là tham nhũng và vi phạm kỷ luật đảng. Cơ quan chống tham nhũng Trung Quốc đã thu giữ 270 triệu nhân dân tệ (39 triệu USD) bằng tiền mặt, nặng gần 3 tấn tại một biệt thự riêng của ông.
Ngoài ông Lai, ít nhất ba lãnh đạo cao cấp khác của công ty Huarong đã bị bắt giữ, đây là hệ quả tất yếu như hiệu ứng domino chống tham nhũng. Những lãnh đạo này đều bị cáo buộc nhận quà hoặc tiền hối lộ ở Hong Kong hoặc Canada trị giá hàng tỷ nhân dân tệ, theo một số nguồn thạo tin.
Thu nhập của công ty Huarong từng tăng vọt với lợi nhuận tạm thời năm 2017 tăng 27,7% lên 16,4 tỷ nhân dân tệ, là công ty xử lý nợ xấu hàng đầu Trung Quốc. Công ty có trụ sở tại Bắc Kinh nhận nợ, phát hành hơn 30 trái phiếu doanh nghiệp bao gồm 28 trái phiếu bằng USD và một trái phiếu đô-la Singapore (SGD), trả lãi suất trung bình 4,09%, theo số liệu của Bloomberg.
Kể từ khi bắt giữ Lai, chính quyền Trung Quốc đã giám sát chặt chẽ các sổ sách và hoạt động tài chính của Huarong. Các lãnh đạo từ cấp trưởng phòng phải khai báo các mối quan hệ cá nhân ở nước ngoài, bao gồm cả tình trạng di dân và cư trú của họ để đề phòng khả năng bỏ trốn khỏi Trung Quốc.
Lợi nhuận của công ty nhanh chóng đảo ngược thành thua lỗ. Huarong International dự báo lỗ ròng trong 6 tháng đầu năm, so với 584,1 triệu HKD (500 triệu USD) lợi nhuận năm ngoái, theo một báo cáo ngày 5/8. Công ty mẹ, doanh nghiệp quản lý tài sản Huarong, cho biết trong tuần trước, lợi nhuận ròng tạm thời đang "giảm đáng kể".
Deloitte, một tập đoàn kiểm toán hàng đầu của các công ty được niêm yết ở nước ngoài đang làm việc với Huarong, từ chối đưa ra bình luận.
PLH/Theo Reuters