Mẫu Piperoid của Tsunoda đã được trao Giải Thiết kế Đẹp của Nhật vào năm 2007, là một bộ thủ công rô-bốt bằng giấy cho trẻ em và người lớn. Tất cả các dụng cụ bạn dùng chỉ là một cái kéo. Không keo dán, không băng dính. Chỉ cắt, gập, và ráp nối các ống giấy để tạo ra chú rô-bốt của riêng bạn, mất khoảng 30 phút! Mỗi nhân vật có một câu chuyện phông độc đáo, và sau khi lắp ráp, nó trở thành một điểm nhấn trang trí cho gia đình và văn phòng và thậm chí như một đồ vật đựng hộp ghi nhớ.
Play-deco (đoạt giải Thiết kế đẹp năm 2011) là một thiết kế nội thất thủ công độc đáo với chất liệu có lõi làm bằng gỗ và bọc ngoài bắng giấy. Mỗi sản phẩm bao gồm tấm giấy và tấm xương gỗ đã được đục lỗ sẵn và cắt trước nên không cần dụng cụ gì khác để lắp ghép, kể cả kéo!
Triển lãm này không chỉ giới thiệu các mẫu đồ chơi đoạt giải như Piperoid và Play-deco, mà còn có cả những sê-ri Monster Cube (Quái vật hình khối) được nhà thiết kế Tsunoda sáng tạo dựa trên cảm hứng từ các đồ thủ công truyền thống của Nhật Bản.
Triển lãm là một giới thiệu tốt về thiết kế tuyệt hảo từ Nhật Bản và khán giả Hà Nội sẽ không chỉ thích những hình mẫu đáng yêu của đồ chơi nội thất mà còn được truyền cảm hứng từ sự sáng tạo của twelvetone qua các thiết kế của anh.
Bộ máy cuốn giấy Hinemosu
Hinemosu-kit là một loại máy giúp tạo ra những ống giấy từ những tờ rơi đã qua sử dụng. Dù mục tieu của Taki là khuyến khích trẻ em sáng tạo ra những đồ chơ bằng tay với các ống giấy đó nhưng đổ làm được việc này, trước tiên phải tạo ra và trưng bài những tác phẩm thật tinh xảo để làm mẫu.
Và một ngày nọ, bất ngờ Tsunoda được tham gia vào bộ phận phát triển sản phẩm chuyên thiết kế những đồ thủ công làm bằng ống giấy.
Sự ra đời của Piperoid (Rô-bốt ống giấy)
Sáng tạo ra được một cái gì đó mới mang đến cho người ta cảm giác thích thú nhưng bên cạnh đó cũng phải trải qua rất nhiều khó khăn.
Lần đầu tiên trong đời, Tsunoda trải nghiệm công việc làm ra một sản phẩm từ các ống giấy nên đã gặp rất nhiều giới hạn bởi lẽ anh chỉ có thể sử dụng một vật liệu duy nhất đó là ống giấy. Ảnh đã trải qua rất nhiều ngày tháng với nhiều lần thử và thất bại.
Những tác phẩm đầu tiên từ máy Hinemosu
Các sản phẩm trong giai đoạn đầu tiên được làm từ những tờ rơi đã qua sử dụng phù hợp với mục đích sáng tác trên máy Hinemosu kit. Tuy nhiên, những tờ rơi có sẵn đã qua sử dụng đó làm ra tác phẩm không có tính thẩm mỹ cao. Để cải thiện điều đó, tác giả đã phát triển việc sử dụng giấy màu và đã tạo ra nhiều loại sản phẩm này trong một thời gian.
Rô-bốt ống giấy prototype thời kỳ đầu
Trong quá trình tạo ra nhiều sản phẩm với giấy màu, Tsunoda tình cờ nảy sinh ra một ý tưởng phân biệt các màu sắc bằng cách dùng máy in, ý tưởng này đã mở ra một bước tiến lớn trong giai đoạn tiếp theo.
In giấy màu từ may in có thể giúp Tsunoda vẽ lên các khuôn mặt, các chi tiết và sản phẩm trở nên tinh xảo và có những biểu hiện cảm xúc tinh tế hơn trước.
Tsunoda đã tạo ra nhiều chư rô-bốt một cách nhanh chóng và đã cuốn hút được sự chú ý của Taki (người tạo ra chiếc máy Hinemosu kit).
“Ồ, tuyệt quá nhỉ!”, Taki đã thốt lên như vậy với ánh mắt sáng bừng và bảo Tsunoda rằng “Cậu không cần phải làm game nữa đâu. Cậu bán những sản phẩm này đi”.
Từ giây phút đó Rô-bốt bằng ống giấy (Piperoid) đã trở thành một sản phẩm thương mại và Takashi Tsunoda trở thành một nhà thiết kế đồ thủ công.
Con đường thương mại hóa Piperoid không hề bằng phẳng. Tsunoda đã vô cùng kiên định qua vô vàn thử thách và thất bại. Anh như một người hoàn toàn không hòa nhập với công ty máy tính và đương nhiên phải hứng chịu nhiều cách đối xử hà khắc của đồng nghiệp.
Tuy nhiên, Piperoid đã có một lối rẽ khi nó được tham gia vào triển lãm “Design Tide”, một triển lãm rất lớn về thiết kế ở Tokyo. Tsunoda đã nhận được nhiều lời khen ngợi từ triển lãm này.
Vào thời điểm Tsunoda dự định thiết kế Piperoid theo phong cách Bắc Âu, vì anh ấy nghĩ những sản phẩm đồ chơi của Bắc Âu dù đơn giản nhưng vẫn sáng lên nét các tính rất phù hợp với đồ thủ công bằng ống giấy của mình thì không ngờ rằng những người đến xem triển lãm, đặc biệt là người ngoại quốc biết đến tác phẩm của anh lại nhận xét như sau:
“Tuyệt vời! Quả là một tác phẩm rất Nhật Bản!”
“Những tác phẩm này chỉ có thể làm ra bởi người Nhật thôi!”
“Những cái này làm ra chỉ với ống giấy thôi ư! Người Nhật thật là quá sức tưởng tượng!”
Những lời nhận xét đó đều nhắc đến nước Nhật và người Nhật bởi lẽ những người khách đó có thể thấy tính Nhật rõ rệt trong những tác phẩm mang phong cách Bắc Âu của Tsunoda.
Sau bước rẽ quan trọng đó, Piperoid đã được xuất khẩu đến với nhiều nước trên thế giới và vì vậy đã được bày bán tại MoMA (Bảo tàng Nghệ thuật Đương đại New York) và đoạt giải thiết kế đẹp tại Nhật Bản.
Để đáp ứng tiêu thụ ngày càng cao, những ống giấy đã được sản xuất với số lượng lớn bởi những máy móc tiên tiến thay vì sản xuất bằng tay.
Và rồi cuối cùng, Piperoid đã được công nhận là một tác phẩm độc đáo.
Thế giới Các mẫu thiết kế dễ thương
Thay đổi con người qua sản phẩm, thay đổi thế giới qua thiết kế. Đây là tham vọng triết học của anh Tsunoda mà anh học được từ người thày Taki của mình.
Có rất nhiều thứ mà Tsunoda mong muốn thực hiện để đạt được những tham vọng đó. Các ngăn trở ở văn phòng, tuy nhiên, vẫn tiếp diễn và nó gây khó khăn cho anh phát triển xa hơn.
Và rồi, Tsunoda quyết định thành lập công ty riêng của mình với thương hiệu “twelvetone”.
“twelvetone” là một sân chơi và phòng thí nghiệm cho anh thử sức và để trả lời câu hỏi “Kawaii – Dễ thương là gì?” theo cách của riêng anh, theo một quá trình của sản xuất và bán sản phẩm.
Các mẫu thiết kế tại triển lãm là các giai đoạn khám phá cách sáng tạo các sản phẩm “Kawaii – Dễ thương” trong nhiều năm.
|
|
Các bộ phận của Rô-bốt và sau khi lắp ghép. |
Hình khối Pneuma
Nếu ta thiết kế một đồ vật theo cách từ đơn giản đến phức tạp, nó có xu hướng chỉ thành một hình khối hình học.
Vậy, ranh giới mà người ta nghĩ sự đơn giản là dễ thương nằm ở đâu?
Sản phẩm này là một đồ chơi lắp ghép hình khối mà Tsunoda đã cố đạt tới ranh giới của sự phức tạp.
Và kết quả là, nó có vẻ đạt được sự dễ thương...
Kamisabi
Sản phẩm này được chuyển hóa chất liệu khi một nhà buôn giấy gặp phải khó khăn trong xử lý giấy thải, đã hợp tác với Tsunoda, người lúc đó đang phát triển các nhân vậy đơn giản nhưng độc đáo.
Sản phẩm này được làm đơn giản bằng những quá trình rập cắt thành công tạo nên sự duyên dáng độc đáo và được bán rất chạy từ ngày hãng “twelvetone” thành lập.
Đây cũng là sản phẩm đầu tiên của “twelvetone” được bày bán tại Moma.
Quái vật hình khối – Monster Cube
Với ý định không chỉ sáng tạo đồ chơi giấy mà còn tạo ra sự ngạc nhiên trong đó, Tsunoda đã sáng tạo thành công món đồ chơi thủ công mà trẻ em có thể tự lắp được “từ một mảnh giấy”, mà “không cần dùng đến kéo và keo dán”.
Sản phẩm này không chỉ xinh xắn mà còn có thể dùng như một công cụ thông tin. Những nhận vật này có thể mang những lá thư nhỏ tới cho những người bạn thân yêu của các bạn.
Hình khối Gigo
Tsunoda tin rằng, một nhà thiết kế có thể tìm thấy sự dễ thương trong các chất liệu mà không nhất thiết phải ép buộc vào cảm nhận của mình về sự dễ thương của con người.
Anh chuyển hóa niềm tin trên vào trong các nhân vật này và thiết kế chúng theo đơn đặt hàng từ một công ty Đài Loan cho các đồ chơi hình khối.
Công ty Đài Loan này trước đó không có những thiết kế nhân vật độc đáo và Tsunoda đã sáng tác cho họ một chùm sê-ri các nhân vật mới qua sử dụng các đồ chơi hình khối, hài hòa các nhân vật qua lắp ráp các hình khối.
Play Deco
Sản phẩm này là một trong những thành tích xuất sắc nhất của hãng “twelvetone”.
Play Deco có thể được lắp ráp dễ dàng và những người sử dụng có thể tùy biến các nhân vật theo ý thích của họ. Sản phẩm này được thiết kế không chỉ để lắp ráp mà còn được đem ra giải trí.
Đây chính là sản phầm được trao giải Thiết kế đẹp của Nhật Bản năm 2011.
Từ năm 2012, Tsunoda đã phát triển một sê-ri có ích và mở rộng thế giới Play Deco hơn nữa...
"Tôi tin rằng, cảm giác về “sự dễ thương” xuất phát từ phần “tình yêu” của con người.
Chúng ta yêu những đồ vật xinh xắn và coi trọng chúng.
Chúng ta cũng làm vậy với những con búp bê được làm thủ công bằng gỗ hay giấy, thậm chí cẩn thận hơn với những vật do chính mình tạo ra.
Con người yêu nhau và chăm sóc đồ vật cẩn thận. Chính việc đó được bao bọc trong một môi trường như vậy đã là một niềm hạnh ohusc và được coi như một thế giới tốt đẹp.
Nếu những sản phẩm thiết kế của tôi có thể có ích như mổ khởi điểm cho một thế giới tốt đẹp thì không gì làm tôi hạnh phúc hơn.
Hãy sáng tạo cái gì đó bằng chính đôi tay của bạn.
Hãy tạo ra sự xinh xắn đáng yêu từ chính bản thân bạn.
Tương lai được sáng tạo bởi chính đôi tay của các bạn." - Tsunoda tâm sự trong khai mạc triển lãm.
Thu Hiền