Thanh Hóa:

Kiểm soát tốt tình hình khiếu nại, tố cáo, bảo đảm quyền dân chủ của công dân

Thứ năm, 04/06/2020 16:23
(ThanhtraVietNam) – Đó là mục tiêu trong thời gian tới của Thanh tra tỉnh Thanh Hóa nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho công dân thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo (KN, TC); chủ động kịp thời xử lý các vụ việc KN, TC, nhất là các vụ việc đông người, phức tạp, không để xảy ra điểm nóng.

Dự báo tình hình KN, TC nói chung và trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa nói riêng, thời gian tới, tiềm ẩn nhiều nguy cơ diễn biến phức tạp, đặc biệt tại các dịp Đại hội Đảng các cấp và bầu cử Đại biểu Quốc hội khóa XV, Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026. Nhiệm vụ chủ yếu trong thời gian tới là tạo điều kiện thuận lợi cho công dân thực hiện quyền KN, TC; không để xảy ra điểm nóng; tiếp tục rà soát giải quyết đứt điểm các vụ việc tồn đọng, bức xúc, kéo dài; triển khai thực hiện kịp thời các quyết định giải quyết KN, quyết định xử lý TC đã có hiệu lực thi hành.

Để triển khai thực hiện có hiệu quả các mục tiêu, nhiệm vụ trên, Thanh tra tỉnh Thanh Hóa chủ động tham mưu cho Tỉnh ủy, UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo, thực hiện đồng bộ các giải pháp chủ yếu như: Tiếp tục thực hiện tốt các quy định của Luật Tiếp công dân, Luật KN, Luật TC; Chỉ thị 35-CT/TW ngày 26/5/2014 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác tiếp công dân, giải quyết KN, TC; Quy định số 11-QĐi/TW ngày 18/2/2019 của Bộ Chính trị về trách nhiệm người đứng đầu cấp ủy trong việc tiếp công dân, đối thoại trực tiếp với công dân và xử lý những phản ánh kiến nghị của công dân… Bên cạnh đó, đẩy mạnh công tác phổ biến, giáo dục pháp luật về KN, TC; nâng cao ý thức, trách nhiệm cho cán bộ, công chức làm công tác tiếp dân, giải quyết KN, TC, đồng thời nâng cao nhận thức pháp luật về KN, TC cho Nhân dân.

leftcenterrightdel
 Đồng chí Trịnh Văn Chiến, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa tiếp công dân định kỳ, để lắng nghe ý kiến và giải quyết những vấn đề mà người dân quan tâm. Ảnh: Tuệ Minh

Tăng cường và nâng cao hiệu quả công tác quản lý Nhà nước trong các lĩnh vực dễ phát sinh đơn thư khiếu kiện, như đất đai, chính sách xã hội, tổ chức, cán bộ, quản lý tài chính, ngân sách, thu đóng góp của Nhân dân nhằm hạn chế phát sinh khiếu kiện thực hiện tốt công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất, chú trọng thực hiện công khai, dân chủ, công bằng bảo đảm quyền và lợi ích của người dân có đất bị thu hồi; quan tâm thực hiện tốt chính sách tái định cư, tạo việc làm cho người có đất bị thu hồi; làm tốt quy chế dân chủ ở cơ sở; thực hiện xử lý hài hòa mối quan hệ lợi ích giữa người dân, Nhà nước và nhà đầu tư khi thực hiện chính sách bồi thường, giải phóng mặt bằng.

Thủ trưởng cơ quan hành chính Nhà nước các cấp thường xuyên quan tâm, chủ động rà soát, nắm chắc tình hình KN, TC trong phạm vi quản lý của ngành, địa phương, cơ quan, đơn vị để giải quyết kịp thời, dứt điểm ngay từ nơi phát sinh vụ việc. Người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước phải chấp hành nghiêm túc việc tiếp công dân định kỳ và tiếp đột xuất, theo quy định của Luật Tiếp công dân; thông qua tiếp công dân, phải tăng cường đối thoại, giải thích cho công dân, để chỉ đạo xử lý, giải quyết kịp thời đối với từng vụ việc; bố trí lực lượng; chủ động giải quyết đối với các vụ việc khiếu kiện đông người, phức tạp ngay từ khi phát sinh vụ việc. Trong quá trình giải quyết phải làm rõ nguyên nhân phát sinh KN, TC để chấn chỉnh công tác quản lý Nhà nước, xác định trách nhiệm và xử lý nghiêm tập thể, cá nhân có khuyết điểm, sai phạm.

Mặt khác, nâng cao chất lượng các quyết định giải quyết KN và kết luận nội dung TC; tăng cường phối hợp giữa các cơ quan chức năng, trong quá trình xác minh, rà soát, giải quyết KN, TC, nhất là đối với các vụ việc khiếu kiện đông người, phức tạp, gay gắt; các đơn vị chủ động rà soát, giải quyết đứt điểm các vụ việc còn tồn đọng, phức tạp, kéo dài trên địa bàn, phạm vi, lĩnh vực phụ trách; trong quá trình xác minh, rà soát, giải quyết vụ việc phải tổ chức đối thoại công khai, dân chủ, giải quyết có lý, có tình trên cơ sở nghiên cứu các quy định của pháp luật để xem xét, vận dụng giải quyết vụ việc theo hướng có lợi cho công dân; kiến nghị xử lý phải phù hợp với thực tiễn và có tính khả thi.

Bên cạnh đó, tăng cường thanh tra trách nhiệm của Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị Nhà nước trong việc chấp hành các quy định của Luật Tiếp công dân, Luật KN, Luật TC, nhất là những địa phương, đơn vị phát sinh nhiều đơn thư khiếu kiện hoặc giải quyết KN, TC chậm; chất lượng, hiệu quả giải quyết thấp; không chấp hành nghiêm chỉ đạo của cấp trên.

Ngoài ra, phối hợp chặt chẽ với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc ở các cấp và các tổ chức chính trị xã hội trong việc tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện các quy định của pháp luật về KN, TC; giải quyết kịp thời những vụ việc do Ủy ban Mặt trận tổ quốc và các tổ chức thành viên yêu cầu; tạo điều kiện để các tổ chức, giám sát hoạt động tiếp công dân, giải quyết khiến nại, TC; tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan Trung ương và địa phương trong giải quyểt KN, TC, cùng đối thoại, thuyết phục công dân thực hiện kết luận giải quyết KN, TC đã có hiệu lực pháp luật hoặc cùng nghiên cứu tìm giải pháp khác nhằm chấm dứt khiếu kiện…/.

Lan Anh

 

Ý kiến bình luận
Họ và tên *
Email *
Nội dung bình luận *
Xác thực *

Bản quyền thuộc Tạp chí Thanh tra