Đỉnh điểm của sự hỗn loạn nổ ra vào ngày thứ hai của các cuộc đình công diễn ra khắp cả nước. Lực lượng an ninh được triển khai để phá vỡ cuộc biểu tình của hàng ngàn công nhân ném chai lọ, đá và bom xăng bên ngoài một nhà máy ở Phnom Penh.
Cuộc va chạm đại diện cho sự leo thang trong tình hình chính trị ở Campuchia, nơi các công nhân đình công và biểu tình chống chính phủ liên kết với nhau trong một phong trào rộng lớn do đảng Cứu quốc gia Campuchia (CNRP) lãnh đạo.
Đoàn đại diện cho các công nhân may bức xúc đã tham gia cùng những người ủng hộ phe đối lập chống lại chính phủ của Thủ tướng Hunsen, yêu cầu một cuộc bầu cử mới thay cho cuộc bầu cử vào tháng bảy mà phe đối lập cho rằng đã gian lận.
Cảnh sát quân đội đã dùng đạn dược để chống lại những người biểu tình. Phóng viên Reuters ghi nhận lại, vỏ đạn vương vãi khắp nơi tại hiện trường.
Hai người chứng kiến cho biết đã có ít nhất ba người thiệt mạng trong cuộc hỗn loạn. Tuy nhiên, phát ngôn viên của lực lượng cảnh sát Kheng Tito cho biết chỉ có một người chết.
Sự việc này theo sau cuộc biểu tình hôm qua ở một nơi khác trong thành phố. Quân đội vũ trang đã mạnh tay với người biểu tình bằng dùi cui, đã có ít nhất 20 người bị thương.
Chheng Sophors của nhóm quyền con người Licardo phát biểu “Nếu bạo lực tiếp tục diễn ra mà không có một cuộc đàm phán thương lượng nào, bạo lực sẽ tiếp tục bùng nổ”
CNRP do cựu Bộ trưởng bộ Tài chính Sam Rainsy lãnh đạo, đã "ve vãn" được 350.000 công nhân may của gần 500 nhà máy khắp cả nước bằng cách hứa hẹn sẽ tăng mức lương tối thiểu hằng tháng lên gần một nửa, tức là 160 đô la nếu cuộc bầu cử mới được tổ chức, mà chắc chắn rằng ông Hun Sen sẽ phản đối.
"Khủng hoảng về tiền lương"
Phe đối lập khẳng định 2,3 triệu phiếu bầu của họ đã bị gian lận để đảng Nhân dân Campuchia (CPP) quay lại văn phòng. Trong cuộc bầu cử, CPP giành được 68 ghế trong khi CNRP là 55 ghế, theo Ủy ban bầu cử quốc gia.
Chính phủ từ chối tăng lương vượt mức 100 đô la một tháng và đã yêu cầu các nhà máy mở cửa lại nhằm ngăn chặn thiệt hại và thất nghiệp trong nền kinh tế trị giá 5 tỷ đô la một năm trong khi Campuchia là một trong những nước nghèo nhất thế giới.
Lực lượng an ninh cũng đã thực hiện các biện pháp xoa dịu căng thẳng và áp lực đặt lên chính phủ đang đối diện với một cuộc biểu tình lớn nhất từ trước giờ ở Campuchia.
Các cuộc đình công và biểu tình là một thách thức hiếm có với 28 năm cầm quyền của ông Hun Sen, người từng thu hút được nhiều sự đầu tư và tạo công ăn việc làm cho một quốc gia mang nhiều “vết sẹo” từ thời Khmer đỏ. Hun Sen cũng nổi tiếng với các chính sách cố chấp với phe đối lập.
Sản xuất may mặc là nguồn thu ngoại tệ lớn nhất của Campuchia. Một nhà tuyển dụng lớn và cũng là nguồn thu nhập quan trọng cho nhiều gia đình nông thôn phàn nàn rằng họ không thể sống với mức lương quá thấp, thấp hơn cả Việt Nam và Thái Lan.
Các thương hiệu lớn như Gap, Adidas, Nike và Puma thuê nhân công ở Campuchia trong ngành may mặc và giày dép bởi vì chi phí lao động ở đây rẻ hơn so với Trung Quốc.
Theo Nhã Uyên Uyên
Một Thế giới