Báo cáo hàng năm xếp hạng các quốc gia theo thang điểm từ 0 đến 100, với số 0 bị tham nhũng nhiều nhất và 100 là ít nhất. Dưới đây là các quốc gia tham nhũng nhất trên thế giới, được xếp hạng theo báo cáo cuối năm 2015 của Tổ chức minh bạch quốc tế.
Eritrea: Điểm tham nhũng là 18. Eritrea nằm ở châu Phi, giáp Biển Đỏ trực tiếp đối diện với Saudi Arabia, giáp ranh Djibouti về phía nam và Sudan về phía bắc. Eritrea là một quốc gia nhỏ và tương đối nghèo, với GDP chỉ 3,44 tỷ đô la và dân số 6,3 triệu người. Hầu hết các vấn đề xuất phát từ dòng đầu tư nước ngoài
Syria: Điểm tham nhũng là 18. Không có một quốc gia nào trên trái đất tồi tệ hơn Syria lúc này. Syria đã ở trong tình trạng nội chiến kể từ mùa xuân Ả Rập, và chưa có hồi kết, dẫn đến việc di cư hàng loạt đến châu Âu và tạo ra các vấn đề ở Hoa Kỳ.
Turkmenistan: Điểm tham nhũng là 18. Giáp với Iran, Afghanistan, Uzbekistan và Kazakhstan, Turkmenistan nằm trong một vùng đất ảo của nhóm nhà nước tham nhũng. Với sự bất ổn liên tục trên khắp Trung Đông, rất dễ dàng cho đất nước này rơi vào các vấn đề về tham nhũng.
Yemen: Điểm tham nhũng là 18. Tiếp giáp với Oman và Saudia Arabia và giáp với Vịnh Ba Tư ở phía tây, Yemen đã bị cuốn vào nhiều vấn đề rắc rối ở Trung Đông và đang trải qua cuộc nội chiến, giống như Syria, giữa các phe đối lập cạnh tranh để kiểm soát chính phủ.
Haiti: Điểm tham nhũng là 17. Các vấn đề ở Haiti trở nên khá rõ ràng sau trận động đất tàn khốc năm 2010. Trận động đất đã giết chết hơn 300.000 người, và chính phủ không có khả năng xử lý hậu quả. Phần lớn tham nhũng trong nước bắt nguồn từ sự thông đồng giữa những người giàu có và chính trị gia và đang là một vấn đề nghiêm trọng.
Guinea-Bissau: Điểm tham nhũng là 17. Đất nước này nằm ở phía tây châu Phi, giữa Guinea và Senegal. Guinea-Bissau là nơi sinh sống của 1,7 triệu người, phần lớn trong số họ là người nghèo. Tham nhũng cũng như là một trò tiêu khiển quốc gia. Kể từ khi được thành lập vào đầu những năm 1970, chưa có tổng thống nào hoàn thành nhiệm kỳ. Đất nước này cũng là một trung tâm chính cho nạn buôn lậu và tội phạm có tổ chức.
Venezuela: Điểm tham nhũng là 17. Venezuela hiện là một mớ hỗn độn. Tiền được cho là sẽ đến tay người dân thì lại được chuyển đến các quan chức chính phủ cấp cao. Đồng tiền của nước này gần như vô giá trị, và nền kinh tế rơi vào rắc rối nghiêm trọng.
Iraq: Điểm tham nhũng là 16. Sự rút quân của Hoa Kỳ đã để lại cho Iraq một lỗ hổng quyền lực ảo, với các giáo phái khác nhau đấu tranh giành quyền lực. Nguồn tài nguyên thiên nhiên khổng lồ đã khiến Iraq trở thành mục tiêu cho tất cả các ngành công nghiệp và những kẻ trục lợi từ chiến tranh. Và, không ngạc nhiên, tham nhũng đang diễn ra ở Iraq khi nước này đang tiến hành tái thiết đất nước với sự can thiệp, hẫu thuẫn từ các công ty Mỹ, Châu Âu.
Libya: Điểm tham nhũng là 16. Do mức độ bất ổn cao, GDP của nước này đã giảm 9,4% trong năm 2013, theo Ngân hàng Thế giới. Lỗ hổng quyền lực đã mở ra cơ hội tuyệt vời cho những thương lái vũ khí và tham nhũng quân sự.
Angola: Điểm tham nhũng là 15. Angola, nằm dọc theo bờ biển phía tây Nam Phi, có rất nhiều hình thức tham nhũng, từ việc biển thủ tài sản nhà nước bởi các quan chức chính phủ đến rửa tiền rộng rãi và tham ô. Angola giàu có nhờ trữ lượng dầu lớn, thu hút rất nhiều sự chú ý. Điều đó khiến nó trở thành một nam châm tham nhũng.
Angola nổi tiếng với trữ lượng dầu mỏ khổng lồ
Nam Sudan: Điểm tham nhũng là 15. Nam Sudan chính thức tuyên bố độc lập vào năm 2011 với 10 tiểu bang. Một quốc gia vẫn còn trong giai đoạn trứng nước, Nam Sudan không có cấu trúc chính phủ lâu đời truyền thống như nhiều quốc gia khác. Điều này đã dẫn đến cơ hội chín muồi cho các chính trị gia tham nhũng.
Sudan: Điểm tham nhũng là 12. Xung đột lâu dài giữa các phe phái và nhóm sắc tộc cạnh tranh đã làm mất ổn định và khả năng hoạt động hiệu quả kinh tế của Sudan. Nam Sudan gần đây cũng đã tuyên bố độc lập tách ra khỏi đất nước mang theo trữ lượng dầu khổng lồ. Đảng quốc hội lên nắm quyền sau cuộc đảo chính vào năm 1989, và vẫn chưa thể khắc phục các vấn đề của quốc gia dẫn đến GDP của Sudan bị đóng băng từ năm 2006.
Afghanistan: Điểm tham nhũng là 11. Đất nước được tổ chức lỏng lẻo bởi chính phủ trung ương mà phần lớn thiếu quyền lực. Cựu Tổng thống, Hamid Karzai, nổi tiếng về tham nhũng. Afghanistan cũng là nơi sản xuất một lượng lớn heroin của thế giới.
Somalia: Điểm tham nhũng là 8. Cuộc sống ở Somalia nổi tiếng là khó khăn. Theo Ngân hàng Thế giới, chỉ có 29% dân số của đất nước đã được ghi danh vào trường, và tuổi thọ chỉ là 55 năm. Ngoài những điều này, thông tin về các hoạt động bên trong của chính phủ Somalia và hệ thống kinh tế rất hiếm hoi./.
PV (Theo REUTER)