Tân Tổng thống Pháp Emmanuel Macron sinh ngày 21/12/1977 là ứng viên trẻ nhất trong cuộc bầu cử Tổng thống Pháp 2017. Ông cũng là Tổng thống Pháp trẻ nhất trong lịch sử nước Pháp khi chưa đầy 40 tuổi.
Khi còn ở tuổi vị thành niên, Macron đã luôn ở bên người lớn tuổi hơn, ăn tối cùng các thầy cô giáo của mình, tránh sự "nhòm ngó" của các bạn nữ cùng trang lứa.
Vợ của Tân Tổng thống Pháp nhiều hơn chồng 24 tuổi
Vợ của Macron – bà Brigitte (64 tuổi), cựu giáo viên trung học của ông. Đây là người mà ông đã yêu khi chỉ mới 15 tuổi và cho đến bây giờ ông vẫn chỉ yêu một mình bà.
Macron học triết học tại Đại học Paris Nanterre trước khi hoàn thành chương trình học về các vấn đề công tại Sciences Po. Năm 2004, ông tốt nghiệp ENA (Ecole Nationale d'Administration) - ngôi trường đào tạo các vị Tổng thống tại Pháp. ENA là một trong những ngôi trường uy tín nhất tại đây.
Đến năm 2014, Macron trở thành Bộ trưởng “Kinh tế, Công nghiệp và Dữ liệu số” dưới thời Tổng thống Francois Hollande. Trước đó Macron từng là chuyên viên ngân hàng đầu tư, là nhà đầu tư ngân hàng và sau đó là Tổng thư ký tại điện Elysée.
Trong chiến dịch tranh cử Tổng thống, ông Macron không ủng hộ Frexit (Pháp tách khỏi Liên minh Châu Âu). Trong khi đó, đối thủ của ông, bà Marine Le Pen lại ủng hộ Pháp rời khỏi EU. Đây cũng là điểm mấu chốt cho thành công của ông.
Ông Marcon không thích đối thủ của mình - bà Marine Le Pen
Thực chất, ông Macron không được coi là một phần của giới tinh hoa chính trị Pháp, ông chống lại tất cả các phe phái và hy vọng một nước Pháp nhất thống. Ông Macron không phải là thành viên của bất kì đảng phái chính trị nào ở Pháp. Ông chạy đua trong cuộc bầu cử Tổng thống Pháp với vai trò như một người đứng ở vị trí trung lập, theo chủ trương ôn hòa.
Cựu tổng thống Pháp Hollande cũng ủng hộ Macron trong cuộc bầu cử vừa qua.
Ông Macron cũng được Cựu Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama và Thủ tướng Đức Angela Merkel đã lên tiếng ủng hộ trong cuộc bầu cử Tổng thống nước Pháp vừa qua vì tư tưởng và những chính sách dành cho nước Pháp mà ông theo đuổi như cho phép nhập cư, coi nhập cư như một cơ hội cho nước Pháp và ủng hộ Pháp gia nhập liên minh châu Âu EU. Ông Obama thể hiện sự đồng tình của mình: “Emmanuel kêu gọi mọi người hãy hy vọng và không nên sợ hãi. Ông ta cam kết một tương lai tốt hơn cho người dân nước Pháp”.
Cựu Tổng thống Mỹ Barack Obama và Thủ tưởng Đức - bà Angela Merkel đều ủng hộ Emmanuel Marcon
Ông Macron muốn bày tỏ lòng khoan dung với người nhập cư Hồi giáo nhưng đồng thời cũng thừa nhận mối đe dọa của những kẻ cực đoan từ những vụ khủng bố, tấn công. Trong một cuộc phỏng vấn hồi tháng 4, ông chia sẻ: "Không có bất kì sự lựa chọn nào mà không chứa đựng những rủi ro, cũng như chúng ta không thể hoàn toàn tránh các cuộc tấn công khủng bố".
Trong chiến dịch tranh cử Tổng thống, Macron được miêu tả như một doanh nhân thân thiện và ủng hộ toàn cầu hóa. Bất chấp những mục tiêu tốt đẹp của ông, tân chính trị gia vẫn bị chỉ trích bởi chủ nghĩa thực dụng và chủ nghĩa duy tâm mà ông đang theo đuổi. Họ cho rằng những điều này quá mơ hồ và trừu tượng.
Tương lai của nước Pháp trong thời Macron:
Thành công tới giờ phút này của ông Macron một phần do tư duy cởi mở, ủng hộ hội nhập tối đa. Ông tin rằng:
“Đó là cách thức duy nhất để tiến bộ mà vẫn giữ được mình là mình. Tôi đã luôn mong muốn nhìn xem mọi chuyện như thế nào ở nơi khác. Ở nơi khác, tức là trong lĩnh vực tư nhân, khi mà tôi vẫn đang là một “đứa trẻ” trong bộ máy công. Đó chính là lý do khiến tôi đã bắt đầu dựng lên công ty riêng của tôi trước khi trở thành bộ trưởng.
Ở nơi khác còn là ở nước ngoài, khi tôi đã lớn lên, học hành ở Pháp và tôi cảm thấy thật “Pháp” từ trong tâm can… Nhìn xem ở nơi khác, xem làm thế nào để có thể làm tốt hơn trong nước chúng ta”.
Từ hành trang học vấn, kinh nghiệm làm việc và nhất là tính “mở mắt, mở đầu” phi giáo điều, “nhìn và thấy” thiên hạ làm gì, làm sao... ứng cử viên Macron đã gợi ý với cử tri Pháp:
“Nước Pháp của chúng ta trong năm năm tới sẽ mang bộ mặt của thế hệ mới vừa nổi lên từ một năm qua, của tất cả những người cùng “tiến bước” đã quyết định viết nên lịch sử mới và xây dựng một dự án táo bạo có thể ngăn chặn được nạn đứng ì, không nhúc nhích”.
“Thế hệ mới nổi lên từ một năm qua” là thế hệ bao gồm chính ông Macron, mà theo ông sẽ dám “nối lại với dòng lịch sử và chấp nhận lãnh trách nhiệm”.
Macron trích lời triết gia Albert Camus trên trang Twitter của mình: “Ắt hẳn mỗi thế hệ tự ngỡ rằng mình có sứ mệnh gầy dựng lại thế giới. Công việc của thế hệ chúng ta có lẽ còn lớn hơn.
Đó là ngăn không để thế giới này tan rã”. Trích xong, ông chua thêm ít chữ: “Ngăn không cho thế giới văn minh tan rã và cho phép thế giới tự gầy dựng lại: đó là trách nhiệm của chúng ta”.
Làm thế nào để thực hiện mục tiêu tham vọng đó? Không gì bằng giáo dục và văn hóa mà ứng cử viên Macron đặt làm “công trường hành động” đầu tiên: “Đó chính là điều kiện cho sự gắn kết quốc gia, dân tộc”.
Một chính sách giáo dục quốc gia không chỉ là thi và thi hay nhồi nhét kiến thức mà là, theo lời ông Macron: “Tôi muốn đặt tâm điểm của dự án là cải tổ nhà trường và đại học, truyền đạt các kiến thức cơ bản, nền văn hóa cùng các giá trị của chúng ta”.
Sẽ có nhiều người được nhập cư vào nước Pháp trong thời của Macron: “Mọi người dân Pháp không nên lo ngại về người nhập cư trong mọi vấn đề về kinh tế, văn hóa và xã hội. Định cư là một cơ hội” – Macron nói.
PLH