Người thắng thực sự trong cuộc khủng hoảng Ukraine

Thứ sáu, 02/05/2014 12:39
Volha Charnysh, chuyên gia phân tích lại Viện Kennan, Trung tâm Wilson (Mỹ) cho rằng khi cuộc khủng hoảng Ukraine nổ ra, một tình huống tương tự như Kiev có nguy cơ tràn sang Belarus. Ban đầu, phe đối lập Belarus đã tiến hành vận động cho một cuộc biểu tình giống như Maidan xuất hiện tại Minsk.

Volha Charnysh, chuyên gia phân tích lại Viện Kennan, Trung tâm Wilson (Mỹ) cho rằng khi cuộc khủng hoảng Ukraine nổ ra, một tình huống tương tự như Kiev có nguy cơ tràn sang Belarus. Ban đầu, phe đối lập Belarus đã tiến hành vận động cho một cuộc biểu tình giống như Maidan xuất hiện tại Minsk.



Nhiều người trong số này hy vọng rằng Belarus sẽ là nơi kế tiếp của Ukraine nhằm lật đổ một chính quyền ủng hộ Nga, lập nên một chính phủ mới thân châu Âu. Sau đó, khi tình hình ở Ukraine có những diễn biến phức tạp hơn, hy vọng trên được thay thế bởi một nỗi sợ hãi rằng Belarus sẽ là nạn nhân tiếp theo của sự sáp nhập vào Nga. Không phải những dự đoán này không tính đến những khác biệt giữa Belarus và Ukraine.

Mặc dù cuộc khủng hoảng Ukraine đã khiến cho lãnh đạo của Belarus bất ngờ, nhưng nó cũng tạo ra một lợi thế nhất định cho giới chính trị gia nước này. Minsk đã được hưởng lợi từ mối quan tâm mới của EU, khi Brussels tuyên bố sẽ không để cho những hậu quả của phong trào Maidan ảnh hưởng đến mối quan hệ của họ với Belarus. Việc kêu gọi tẩy chay giải vô địch thế giới môn khúc côn cầu trên băng được tổ chức tại Belarus vào tháng 5 tới, đã bị lu mờ bởi sự cần thiết phải gây ảnh hưởng tại nơi được coi là “sân trước" của Nga.

Trong khi đó, vị thế “mặc cả” của Belarus trong mối quan hệ với Moskva có thể sẽ được tăng cường khi Điện Kremlin phải đối mặt với sự cô lập quốc tế theo lời kêu gọi của phương Tây. Các cuộc thăm dò dư luận gần đây thực sự cho thấy uy tín của Tổng thống Alexander Lukashenko của Belarus đã được nâng lên đáng kể, ông Charnysh nhận định.

Cân bằng giữa EU và Nga

Ông Lukashenko đã thể hiện một khả năng kỳ lạ trong việc cân bằng giữa phương Tây và Nga trong quá khứ. Ông hợp tác với phương Tây về các vấn đề mà không gây nguy hiểm cho quyền lực của mình, chẳng hạn như an ninh biên giới, trong khi tránh hợp tác trong các lĩnh vực có khả năng gây mất ổn định. Từ năm 2007 đến năm 2013, EU đã hỗ trợ kỹ thuật cho Belarus ở mức 200 triệu euro mà không cần bất kỳ điều kiện nào về cải cách chính trị.

Tại một cuộc họp ngày 10/3 vừa qua ở Minsk, EU tuyên bố sẽ không để cho các sự kiện ở Ukraine phá hoại mối quan hệ của nó với Belarus. Hai bên đang có những bước đi tích cực trong cuộc đàm phán nhằm nối lại việc cấp thị thực và các thỏa thuận thương mại, chẳng hạn như cuộc đàm phán về việc hiện đại hóa nền kinh tế Belarus.

Đồng thời, ông Lukashenko cũng duy trì mối quan hệ chặt chẽ với Nga, do đó nước này được hưởng lợi thông qua các khoản trợ cấp từ người hàng xóm khổng lồ của mình. Trái ngược với những hy vọng của phe đối lập, các sự kiện ở Ukraine leo thang cho thấy một điều rằng chính sách của chính quyền Belarus không hề bị suy giảm mà trái lại, nó còn thể hiện rõ tính linh hoạt. Một mặt, Lukashenko cho rằng việc sáp nhập Crimea vào Nga đã tạo ra "tiền lệ xấu" và phản đối việc liên bang hóa Ukraine. Mặt khác, Belarus nằm trong số 11 quốc gia bỏ phiếu chống lại nghị quyết về toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine tại Đại hội đồng LHQ và chấp nhận tình trạng hiện tại Crimea.

Cuộc khủng hoảng Ukraine đã giúp cho uy tín và vị thế của chính quyền Belarus tăng lên cả trong lẫn ngoài nước.


Đưa ra phản ứng đối với Nga về vấn đề Ukraine cũng có thể tăng cường vị thế mặc cả của Minsk trong mối quan hệ với Moskva. Đặc biệt, việc cô lập Nga đã tăng tầm quan trọng của Belarus trong việc thành lập Liên minh Kinh tế Á-Âu (EEU), trong trường hợp không có Kiev. Khi Hiệp ước EEU được soạn thảo, Belarus quan tâm đến việc bãi bỏ miễn trừ dầu, điều sẽ khiến doanh thu của Nga thiệt hại khoảng 3-4 tỷ USD. Trước khi khủng hoảng Ukraine nổ ra, yêu cầu này của Belarus dường như khó khả năng trở thành hiện thực, nhưng trong điều kiện hiện nay, Điện Kremlin sẵn sàng có những nhượng bộ mới để thực hiện “giấc mơ" Á-Âu của mình.

Nâng cao uy tín của chính phủ

Bên cạnh những lợi ích về ngoại giao, các sự kiện ở Ukraine cũng đã tạo ra một lợi thế mới cho chính phủ Belarus. Lúc đầu, nước này lo lắng về sự hỗn loạn ở Kiev và máu đổ ở Maidan; sau đó họ lại được cảnh báo về kịch bản Crimea; giờ đây Belarus đang theo dõi chặt chẽ tình hình hỗn loạn ở đông Ukraine. Như một câu nói phổ biến ở Belarus, các vấn đề trong nước không quan trọng, "miễn là không có chiến tranh". Theo cuộc điều tra của Viện Nghiên cứu kinh tế, chính trị và xã hội độc lập (IISEPS), uy tín của chính phủ của ông Lukashenko đã tăng 8% kể từ tháng 12/2013. Hiện 45,9% số người được hỏi bày tỏ sự tin tưởng vào lãnh đạo của họ.

Ngay khi cuộc khủng hoảng Ukraine nổ ra, ông Lukashenko đã rút ra bài học cho mình. Ví dụ, ông cho rằng tham nhũng là nguyên nhân gây ra những biến động ở Ukraine và tiến hành một loạt các vụ bắt giữ các quan chức cao cấp liên quan đến tham nhũng ở Belarus. Ngày 22/4, Tổng thống Lukashenko đưa ra thông điệp hàng năm của mình với việc nhấn mạnh sự cần thiết của việc đoàn kết và thống nhất. Ông cảnh báo rằng những bất đồng nội bộ là rất nguy hiểm bởi vì luôn luôn có những “phần tử” lợi dụng vấn đề này để kích động, lôi kéo. Đây không phải là một chủ đề mới trong các bài phát biểu của ông, nhưng trong bối cảnh hiện nay vấn đề này đang mang lại hiệu quả hơn mong muốn. Ông Lukashenko đang sử dụng cuộc khủng hoảng Ukraine để thể hiện mình như là một người bảo đảm sự ổn định của Belarus.

Trong khi đó, Belarus đã sẵn sàng để đăng cai tổ chức cuộc thi vô địch thế giới môn khúc côn cầu trên băng. Theo ước tính mới nhất, gần 70.000 khách du lịch từ hơn 50 quốc gia đang hướng đến Minsk. Trong bối cảnh của sự hỗn loạn tại Ukraine, Belarus đang nổi lên như một quốc gia ổn định và hiệu quả, chuyên gia phân tích Charnysh kết luận. 


Theo Công Thuận

Tin Tức

 

Ý kiến bình luận
Họ và tên *
Email *
Nội dung bình luận *
Xác thực *

Bản quyền thuộc Tạp chí Thanh tra