Những thắng cảnh sắp biến mất vĩnh viễn dưới đại dương

Thứ ba, 25/04/2017 11:06
(ThanhtraVietnam) - Tình trạng biến đổi khí hậu khiến nước biển dâng cao, nhấn chìm nhiều địa điểm đẹp như tranh vẽ sẽ làm bạn không bao giờ còn cơ hội chiêm ngưỡng chúng.

Nguy cơ mực nước biển dâng do ba nguồn chính. Thứ nhất là sự gia tăng liên tục của hiệu ứng nhà kính, kéo theo sự ấm dần lên của Trái đất. Thứ hai, việc các dải băng ở Greenland và West Antarctic đang tan nhanh, nhiều nơi tới hơn 1 mét mỗi tháng, có thể làm toàn bộ mực nước biển dâng cao tới 5 mét. Thứ ba là việc khai thác nước ngầm đang ngày càng gia tăng, đặc biệt tại các đô thị lớn, làm mặt đất bị sụt lún.

Trái đất chính là ngôi nhà của vô vàn kiệt tác thiên nhiên kỳ vĩ. Nhưng bạn có biết con "quái vật" mang tên biến đổi khí hậu, cùng với sự bất cẩn và vô tâm của loài người sẽ có thể khiến những kiệt tác ấy vĩnh viễn biến mất trong vòng 100 năm tới.

Vì thế, hãy nắm bắt lấy cơ hội "ngao du sơn thủy" nếu có thể để lưu giữ lại khoảnh khắc đáng nhớ nhất trên những vùng đất này.

1. Biển Chết

leftcenterrightdel

Biển Chết chính là 1 nạn nhân của thảm cảnh biến đổi khí hậu. Vùng biển giáp với Jordan và Isreal này đã bị nhấn chìm sâu hơn đến 24,3m, và thu nhỏ đến 1/3 diện tích so với ban đầu trong suốt 40 năm qua. Theo dự tính của các nhà khoa học, Biển Chết sẽ hoàn toàn biến mất trên bản đồ thế giới trong vòng 50 năm nữa.

2. Dãy nũi Alps, Châu Âu

Dưới tác động của sự nóng lên toàn cầu, núi Alps đang mất dần những lớp băng tuyết và suy giảm độ cao so với các rặng núi khác.

leftcenterrightdel

Ước tính các dãy núi ở châu Âu mất khoảng 3% lớp băng tuyết bao phủ mỗi năm. Với tình trạng này, những dòng sông băng sẽ bị "tuyệt chủng" vào năm 2050.

3. Đền Taj Mahal, Ấn Độ

Được mệnh danh là một trong những kì quan của thế giới, ngôi đền có lối kiến trúc độc đáo bậc nhất này lại đang đứng trước nguy cơ bị sụp đổ. Sạt lở và ô nhiễm hoành hành đã làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến những kết cấu của ngôi đền. 

leftcenterrightdel

4. Kim tự tháp Ai Cập

Một nạn nhân khác của "sạt lở và xói mòn" đó chính là Kim tự tháp Ai Cập và tượng Nhân sư. Do tác động của ô nhiễm không khí và nguồn nước thải, chúng ta sẽ có thể không tìm được dấu vết của các kỳ quan này trong khoảng 100 năm tới hoặc sớm hơn.

leftcenterrightdel

5. Quốc đảo Maldives, Ấn Độ Dương

Thiên đường trên Trái đất này đang ngày càng bị nhấn chìm sâu xuống đáy đại dương. Với tốc độ chóng mặt của biến đổi khí hậu, chúng ta sẽ không có cơ hội được tận hưởng cuộc sống "thượng lưu" trên quốc đảo xinh đẹp này trong vòng 100 năm nữa.

leftcenterrightdel

6. Thành phố Venice, Ý

Hãy nhanh chóng tới Venice (Italy) để có cơ hội đi thuyền giữa lòng thành phố. Venice đang dần chìm xuống những năm qua và không có dấu hiệu dừng lại. Lũ lụt ngày càng nhiều cũng là nguyên nhân khiến thành phố có nguy cơ biến mất

leftcenterrightdel

Trong một vài năm gần đây, lũ lụt diễn ra nghiêm trọng và có dấu hiệu không ngừng tại thành phố này. Do đó, hãy nhanh lướt sóng trên những con thuyền buồm tới Venice, bởi "thành phố của nước" này có thể sẽ bị nhấn chìm và biến mất vĩnh viễn.

7. Machu Picchu, Peru

Vùng đất của những tàn tích thuộc Đế chế Incan này thu hút hàng triệu du khách mỗi năm. Điều này vượt quá 2.500 du khách mỗi ngày so với dự tính mà UNESCO và chính phủ Peru thiết lập ban đầu. 

leftcenterrightdel

Vì vậy nhiều người tin rằng, lượng du khách tăng đột biến cùng với tác động của sạt lở đất sẽ khiến tàn tích này sụp đổ nhanh chóng.

8. Rạn san hô Great Barrier Reef, Úc

Rạn san hô lớn nhất thế giới - Great Barrier Reef của Úc đã giảm hơn một nửa kích thước do nhiệt độ nước biển tăng cao trong 30 năm qua. 

leftcenterrightdel

Bên cạnh đó, các nhà khoa học lo ngại, san hô bị tẩy trắng do nước biển nhiễm axit sẽ gây ra vấn đề nghiêm trọng khiến chúng có thể hoàn toàn biến mất vào năm 2030.

9. Rừng Amazon, Brazil

Với diện tích gần 3.4 triệu kilomet vuông, rừng rậm Amazon được mệnh danh là rừng nhiệt đới rộng nhất trên thế giới. 

leftcenterrightdel

Nơi đây là ngôi nhà chung của những hệ động thực vật vô cùng phong phú. Nhưng hiện nay, cánh rừng này đang có nguy cơ bị tàn phá, khi con người mở rộng và phát triển nông nghiệp, canh tác.

10. Rừng rậm Madagascar

Ngự trị trên quốc đảo Madagacar, Ấn Độ Dương, khu rừng với hệ sinh thái đặc sắc này đang bị xâm hại bởi cháy rừng và nạn phá rừng. 

leftcenterrightdel

Nếu không kịp thời có những chính sách và chiến dịch bảo vệ rừng, khu rừng nhiệt đới này sẽ biến mất trong 35 năm tới.

11. Quần đảo Seychelles, Ấn Độ Dương

Là điểm đến lý tưởng cho các cặp đôi trong tuần trăng mật, quần đảo Seychelles - nằm ở Ấn Độ Dương ngoài khơi Madagascar - đang biến mất vì sự xói mòn bãi biển. 

leftcenterrightdel

Thiên đường mặt đất này đang trong nguy cơ biến mất hoàn toàn trong vòng 50 đến 100 năm tới.

12. Vạn Lý Trường Thành (Trung Quốc)

Là công trình nhân tạo lớn nhất thế giới, đã tồn tại hơn 2.000 năm qua và trở thành điểm du lịch "phải đến". Tuy nhiên, việc sản xuất nông nghiệp quá mức khiến gần hai phần ba công trình bị hư hại hoặc phá hủy

leftcenterrightdel

13. Vịnh Hạ Long

leftcenterrightdel

Theo dự báo, nếu không có biện pháp hữu hiệu để giảm bớt khí thải nhà kính, nhiệt độ trái đất sẽ tăng lên 1,8 - 6,4 độ C vào năm 2100, lượng mưa sẽ tăng lên 5-10%, băng ở hai cực và các núi cao sẽ tan rã nhiều hơn, nước biển sẽ dâng lên khoảng 70 - 100 cm và tất nhiên sẽ kéo theo nhiều biến đổi về khí hậu, thiên tai. Nếu nước biển tăng thêm 1m Hạ Long sẽ mất ¼ diện tích, nếu nước biển dâng lên thêm 5m thì toàn bộ sinh cảnh ấy sẽ bị nguy hại…

PV

Ý kiến bình luận
Họ và tên *
Email *
Nội dung bình luận *
Xác thực *

Bản quyền thuộc Tạp chí Thanh tra