Số tiền hối lộ, tham nhũng lũy kế đã được Chương trình phát triển liên hợp quốc (UNDP) và các cơ quan khác ước tính từ 30 đến 45 phần trăm ngân sách nhà nước hàng năm ở một số nước châu Á. Đây là số tiền dành cho các dịch vụ chăm sóc tại bệnh viện, cải thiện nguồn nước và các cơ sở giáo dục cho người dân.
Cuộc cách mạng Công nghiệp 4.0 là sự chuyển đổi công nghệ của thị trường công nghiệp sang sản xuất thông minh. Ngành công nghiệp 4.0 đại diện cho cuộc cách mạng công nghiệp thứ tư trong sản xuất, hậu cần và chuỗi cung ứng, công nghiệp hóa chất, năng lượng, giao thông, tiện ích, dầu khí, khai thác mỏ và kim loại và các phân đoạn khác, bao gồm các ngành công nghiệp tài nguyên, chăm sóc sức khỏe, dược phẩm và thậm chí cả các thành phố thông minh.
Trí tuệ nhân tạo hay trí thông minh nhân tạo (artificial intelligence hay machine intelligence, viết tắt: AI) là trí tuệ được biểu diễn bởi bất cứ một hệ thống nhân tạo nào. Thuật ngữ này thường dùng để nói đến các máy tính có mục đích không nhất định và ngành khoa học nghiên cứu về các lý thuyết và ứng dụng của trí tuệ nhân tạo.
Tại châu Á, các nước như Hàn Quốc, Chính phủ đã lên kế hoạch cung cấp vốn cho hơn 2.000 doanh nghiệp nhỏ và vừa trong năm nay để thúc đẩy sự thành lập những nhà máy thông minh, nơi mà dây chuyền sản xuất được tự động hóa hoàn toàn, máy móc và hệ thống thông minh được kết nối.
Hàn Quốc là môt trong những quốc gia đi đầu trong lĩnh vực tự động hóa hạn chế sử dụng sức lao động phổ thông
Năm 2015, Trung Quốc đưa ra chiến lược công nghiệp Made in China 2015, mục tiêu biến Trung Quốc thành người khổng lồ về sản xuất bằng cách sử dụng các công nghệ tiên tiến như robot, cảm biến và trí tuệ nhân tạo. Dự kiến vào năm 2020, Trung Quốc có khả năng sản xuất 100.000 robot mỗi năm phục vụ tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, an ninh, xã hội.
Còn tại đảo quốc Singapore, một phần trong chiến lược xây dựng quốc gia thông minh của Singapore là nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững trong thời kỳ cuộc cách mạng công nghiệp thứ 4. Chính phủ Singapore dành 450 triệu USD trong 3 năm tới để phát triển ứng dụng phục vụ đời sống.
Áp dụng trí tuệ nhân tạo có vai trò quan trọng trong phòng, chống tham nhũng. Hiện vẫn có nhiều quan điểm trái chiều về tác động và ảnh hưởng của trí tuệ nhân tạo đối với cuộc sống của con người. Tuy nhiên, vẫn phải thừa nhận những đóng góp to lớn của nghiên cứu này đối với sự phát triển chung của xã hội, đặc biệt trong lĩnh vực an ninh trật tự và một phần trong công tác phòng, chống tham nhũng.
Trí tuệ nhân tạo cũng giúp phát hiện tham nhũng. Chức năng này được một nhóm tại Brazil gồm 8 người phát triển. Dự án để kiểm soát chi phí của các chính trị gia đất nước Brazil, bằng cách tạo ra một robot phân tích trực tuyến một trong 513 đại biểu của đất nước chi tiêu theo hạn ngạch từng việc thực hiện trong nghị viện. Robot sẽ giúp phát hiện các bất thường. Những chi phí này bao gồm từ: nhiên liệu, bữa ăn, vé máy bay, chỗ ở, và từ những người khác.
Trong tháng đầu tiên sau khi ra đời, robot do nhóm tại Brazil tạo ra đã phát hiện 3.000 khoản đáng ngờ và thu hồi tương đương với hơn 100 nghìn euro (tương đương 117 nghìn đô la Mỹ). Thành công của robot đã khiến các nhà khoa học nghiên cứu tại Brazil có kế hoạch phát triển robot phát hiện tham nhũng tại 2 quốc gia là Ai Cập và Ấn Độ.
Brazil từ lâu đã có điểm CPI đứng ở mức trung bình, năm 2017, Tổ chức Minh bạch Quốc tế xếp đất nước này ở vị trí 96 trên thế giới. Với việc áp dụng công nghệ robot vào phát hiện tham nhũng, Brazil được kì vọng sẽ tạo đột phá về tham nhũng ở những năm tiếp theo.
Sự phát triển của trí tuệ nhân tạo là điều tất yếu của quá trình phát triển. Công tác phòng, chống tham nhũng trong giai đoạn cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0 đã và đang tạo ra những ưu điểm và hạn chế cho công tác phòng, chống tham nhũng.
Công nghệ 4.0 sẽ là một vòng khép kín hầu như con người không còn phải tác động quá nhiều vào quá trình sản xuất.
Bằng cách cố gắng loại bỏ yếu tố con người khỏi tương tác hành chính, những người sáng tạo của robot đã phát triển một cách khác để tránh tham nhũng trong hệ thống của chính phủ. Những cán bộ, công chức, viên chức trong các cơ quan công quyền sẽ được tinh giảm hoặc điều chuyển sang những bộ phận khác ít tiếp xúc hơn với nguồn tham nhũng, nhằm hạn chế khả năng tham nhũng.
Hạn chế duy nhất của Robot này đó là con người không hoàn toàn bị loại khỏi phương trình của robot. Con người có vai trò quyết định trong việc xử lý và ngăn chặn tham nhũng. Robot là công cụ hỗ trợ con người, hạn chế chứ không loại bỏ hoàn toàn tham nhũng. Robot có thể là con dao 2 lưỡi, bị con người lợi dụng cho hành vi phi pháp của các cá nhân và tổ chức vi phạm pháp luật.
Nhìn chung, robot và các sản phẩm của trí tuệ nhân tạo như một con dao hai lưỡi. Nếu rơi vào tay tội phạm tham nhũng, chúng sẽ gây ra một thảm họa. Mặt khác, nếu được sử dụng đúng cách, chúng sẽ ngăn chặn được tình trạng trên. Trí tuệ nhân tạo, cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0, robot, các sản phẩm từ trí tuệ nhân tạo… tất cả đều là công cụ để phục vụ nhu cầu và sự phát triển đi lên của cuộc sống. Chính phủ cần có biện pháp giáo dục và hình thành tư duy không tham nhũng từ khi trẻ em còn nhỏ, công chức mới bắt đầu nhận việc. Việc nhìn nhận vấn đề tham nhũng đúng đắn sẽ giúp quốc gia không phải đối mặt với vấn nạn tham nhũng trong hiện tại và trong tương lai./.
PLH