Họp Ban soạn thảo các Nghị định quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thanh tra năm 2022

Thứ sáu, 10/02/2023 11:01
(ThanhtraVietNam) - Sáng ngày 09/2, Thanh tra Chính phủ (TTCP) tổ chức họp Ban soạn thảo, Tổ Biên tập các Nghị định quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thanh tra năm 2022. Phó Tổng TTCP Trần Ngọc Liêm - Trưởng Ban soạn thảo chủ trì hội nghị. Đến dự hội nghị có thành viên Ban soạn thảo và Tổ biên tập, là đại diện các Bộ, ban, ngành có liên quan đến xây dựng dự thảo Nghị định.

Phát biểu tại hội nghị, Phó Tổng TTCP Trần Ngọc Liêm cho biết, TTCP được giao chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan xây dựng dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thanh tra năm 2022 và Nghị định quy định về cơ quan thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành và hoạt động của cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành.

leftcenterrightdel
Phó Tổng TTCP Trần Ngọc Liêm - Trưởng Ban soạn thảo chủ trì hội nghị. Ảnh: QA

“Việc soạn thảo hai Nghị định này là trách nhiệm của TTCP, Thanh tra các Bộ, ngành, địa phương. Do đó, các thành viên Ban soạn thảo, Tổ biên tập cần qua thực tiễn công tác để góp ý, xây dựng ý kiến vào dự thảo Nghị định, nêu lên những quy định chi tiết mà chưa được quy định tại các điều, khoản trong Luật Thanh tra 2022” Phó Tổng TTCP nhấn mạnh.

Tại hội nghị, TS. Đinh Văn Minh, Vụ trưởng Vụ Pháp chế, TTCP, Phó Trưởng Ban soạn thảo cho biết, kết cấu của Dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thanh tra bao gồm 9 chương với 66 điều quy định về phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng, thanh tra viên - người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành; thanh tra lại; giám định; phong tỏa tài sản, thu hồi tài sản bị chiếm đoạt, sử dụng trái phép, hoặc bị thất thoát trong thanh tra; công khai kết luận thanh tra, theo dõi, đôn đốc việc thực hiện kết luận thanh tra…

Về Dự thảo Nghị định quy định về cơ quan thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành và hoạt động của cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành, ông Minh cho biết, Nghị định gồm 4 chương với tổng số 38 điều.

leftcenterrightdel
Ông Đinh Văn Minh, Vụ trườn Vụ Pháp chế trình bày một số nội dung quan trọng trong Dự thảo Nghị định. Ảnh: QA

Theo ông Đinh Văn Minh, Dự thảo các Nghị định được xây dựng bám sát đường lối, chủ trương của Đảng về công tác thanh tra, quy định của Luật Thanh tra và những văn bản pháp luật có liên quan như Luật Kiểm toán, Luật Phòng, chống tham nhũng, bảo đảm sự thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật. Đồng thời, quy định chi tiết và đầy đủ những nội dung mà Quốc hội giao Chính phủ hướng dẫn thi hành tại Luật Thanh tra và có các quy định cụ thể về biện pháp thi hành Luật nhằm bảo đảm tính khả thi, hiệu quả của các quy định pháp luật.

Ngoài ra, còn kế thừa những quy định trong các văn bản quy phạm phát luật hiện hành về cơ quan thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành và hoạt động của cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành.

leftcenterrightdel
 Ông Trần Huy Trường, Chánh Thanh tra Bộ Tài chính phát biểu góp ý tại hội nghị. Ảnh: QA

Tại hội nghị, các đại biểu đại diện cho Thanh tra các Bộ, ngành liên quan đều thống nhất cao với nội dung Dự thảo lần 1, và cho rằng việc xây dựng các Nghị định hướng dẫn thi hành của hai Nghị định rất quan trọng, nên cần thiết phải rà soát lại những vấn đề nào cần hướng dẫn để đưa vào Dự thảo lần 2,3.

leftcenterrightdel
 Ông Trần Văn Trường, Phó Chánh Thanh tra Bộ Giao thông vận tải phát biểu góp ý tại hội nghị. Ảnh: QA 
leftcenterrightdel
Bà Nguyễn Như Quỳnh, Phó Chánh Thanh tra Bộ Khoa học và Công nghệ phát biểu góp ý tại hội nghị. Ảnh: QA  

Phát biểu kết luận hội nghị, Phó Tổng TTCP Trần Ngọc Liêm đánh giá cao các ý kiến đóng góp của các đại biểu. Đồng thời, yêu cầu công tác xây dựng Nghị định phải có cơ cấu, bố cục hợp lý; nội dung khả thi, đảm bảo sự thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật.

Nghị định phải góp phần giải quyết những bất cập đang đặt ra trong thực tiễn công tác thanh tra; công tác theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận thanh tra tạo thuận lợi cho việc thực hiện quyền của người tiến hành thanh tra nhưng không làm ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của cơ quan, tổ chức, cá nhân là đối tượng thanh tra. Cùng với đó là bảo đảm sự thống nhất trong tổ chức của các cơ quan thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành và hoạt động của cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành.

leftcenterrightdel
 

Phó Tổng TTCP cũng đề nghị, Ban soạn thảo Nghị định cần đẩy nhanh tiến độ, tổ chức họp, lấy ý kiến theo tuần và đảm bảo chất lượng để cuối tháng 5 có thể trình Chính phủ ký ban hành để Nghị định sẽ có hiệu lực từ 01/7/2023 cùng với Luật Thanh tra 2022.

leftcenterrightdel
Toàn cảnh hội nghị. Ảnh: QA 

Tại Hội nghị, Thanh tra Chính phủ cũng đã công bố Quyết định về việc thành lập Ban soạn thảo, Tổ Biên tập Nghị định quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thanh tra. Ban Soạn thảo Nghị định quy định quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thanh tra do ông Trần Ngọc Liêm, Phó Tổng TTCP làm Trưởng ban; ông Đinh Văn Minh, Vụ trưởng Vụ Pháp chế, TTCP làm Phó Trưởng ban và 20 thành viên.

Tổ biên tập Nghị định quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thanh tra do ông Đinh Văn Minh, Vụ trưởng Vụ Pháp chế, TTCP làm Tổ trưởng và 19 thành viên.

Ban soạn thảo và Tổ biên tập hoạt động và thực hiện nhiệm vụ theo quy định tại Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, Nghị định số 34/2016/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

Thành viên Tổ biên tập có trách nhiệm tham gia đầy đủ các hoạt động của Tổ biên tập và chịu sự phân công của Tổ trưởng Tổ biên tập. Ban soạn thảo, Tổ biên tập tự giải thể sau khi hoàn thành nhiệm vụ.

 

 

Quỳnh An
Ý kiến bình luận
Họ và tên *
Email *
Nội dung bình luận *
Xác thực *

Bản quyền thuộc Tạp chí Thanh tra