Qua thanh tra, kiến nghị giải pháp khắc phục những tồn tại, vi phạm

Thứ hai, 06/03/2023 15:30
(ThanhtraVietNam) - Qua hoạt động thanh tra việc chấp hành các quy định của pháp luật trong hoạt động thử nghiệm, chứng nhận chất lượng, chứng nhận sự phù hợp đối với lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NNPTNT), Thanh tra Bộ NNPTNT kiến nghị các giải pháp để khắc phục các tồn tại, vi phạm.

Từ ngày 08/8/2022 đến ngày 19/10/2022, Thanh tra Bộ NNPTNT đã tiến hành thanh tra tại: Công ty Cổ phần Chứng nhận và Giám định VinaCert; Công ty TNHH Công nghệ NHONHO; Công ty Cổ phần Chứng nhận và Giám định SaigonCert; Trung tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng 3 (Quatest 3) và Công ty TNHH Giám định Vinacontrol Thành phố Hồ Chí Minh (TP HCM).

Theo 

Một số vi phạm trong hoạt động thử nghiệm, chứng nhận chất lượng, chứng nhận sự phù hợp

Theo Kết luận thanh tra số 69/KL-TTr được Thanh tra Bộ NNPTNT ban hành giữa tháng 2 năm 2023, bên cạnh việc ghi nhận những ưu điểm, mặt làm được, cơ bản chấp hành các quy định của pháp luật trong hoạt động thử nghiệm, chứng nhận chất lượng, chứng nhận sự phù hợp từ các Công ty, thì vẫn còn đó những tồn tại, vi phạm.

Cụ thể, có công ty còn vi phạm về việc thực hiện báo cáo định kỳ kết quả đánh giá sự phù hợp năm 2021 cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền (Tổng cục Thủy sản, Cục Chăn nuôi, Cục Bảo vệ thực vật, Cục Thú y) không đúng thời hạn quy định tại khoản 2 điều 18e thuộc khoản 8 Điều 1 Nghị định số 74/2018/NĐ-CP ngày 15/5/2018 của Chính phủ; bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 21 Nghị định số 119/2017/NĐ-CP ngày 01/11/2017 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng sản phẩm hàng hóa.

Trong khi đó, có đơn vị thì vi phạm trong việc không thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng về việc cấp giấy chứng nhận mở rộng phạm vi chứng nhận sản phẩm (cá basa) phù hợp quy trình VietGAP cho hộ cá nhân; bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 21 Nghị định số 119/2017/NĐ-CP ngày 01/11/2017 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng sản phẩm hàng hóa.

Một đơn vị khác lại có hành vi vi phạm về việc thực hiện báo cáo kết quả đánh giá sự phù hợp năm 2021 cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền (Cục Bảo vệ thực vật) chậm thời hạn theo quy định tại điều 18e, khoản 8 điều 1 Nghị định số 74/2018/NĐ-CP ngày 15/5/2018 của Chính phủ; bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 21 Nghị định số 119/2017/NĐ-CP ngày 01/11/2017 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng sản phẩm hàng hóa.

Trong khi có doanh lại vi phạm trong việc cử chuyên gia làm trưởng đoàn đánh giá VietGap không đáp ứng điều kiện theo quy định tại điểm d khoản 3 điều 17 Nghị định 107/2016/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại khoản 7 Điều 3 Nghị định 154/2018/NĐ-CP; bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại điểm g khoản 2 Điều 21 Nghị định số 119/2017/NĐ-CP ngày 01/11/2017 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng sản phẩm hàng hóa.

leftcenterrightdel
 Cơ quan chức năng kiểm tra chứng nhận hợp quy thuốc bảo vệ thực vật. Ảnh minh họa: Vienchatluong.vn
 

Đáng chú ý, Trung tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn Đo lường chất lượng 3, có hành vi vi phạm về việc báo cáo kết quả đánh giá sự phù hợp năm 2021 cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền (Cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và thủy sản, Tổng cục Thủy sản, Cục Bảo vệ thực vật) chậm thời hạn quy định tại khoản 2 Điều 18e thuộc khoản 8 Điều 1 Nghị định số 74/2018/NĐ-CP ngày 15/5/2018 của Chính phủ; bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 21 Nghị định số 119/2017/NĐ-CP ngày 01/11/2017 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng sản phẩm hàng hóa.

Áp dụng các biện pháp xử lý theo thẩm quyền

Đối với vi phạm của 05 đơn vị nêu trên, Thanh tra Bộ NNPTNT đã ban hành quyết định xử phạt vi hành chính theo quy định.

Các tổ chức vi phạm có trách nhiệm thực hiện các quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật về thanh tra và xử phạt vi phạm hành chính. Chấp hành các quyết định xử phạt vi phạm hành chính và biện pháp xử phạt bổ sung, khắc phục hậu quả (nếu có) đúng thời hạn và thủ tục theo đúng quy định của pháp luật và yêu cầu của Thanh tra Bộ NNPTNT. Thực hiện báo cáo kết quả thi hành các quyết định xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật.

Cụ thể, Công ty Cổ phần chứng nhận và Giám định VinaCert bị xử phạt vi phạm hành chính 35.000.000 đồng. Đồng thời, yêu cầu Công ty phải thực hiện giám sát định kỳ trong hoạt động chứng nhận VietGap theo quy định tại Điều 15 Thông tư số 48/2012/TT-BNNPTNT ngày 26/9/2012 của Bộ NNPTNT; khắc phục việc lấy mẫu và ghi nhận đánh giá cảm quan trong biên bản lấy mẫu để đảm bảo quy định theo tiêu chuẩn áp dụng trong hoạt động lấy mẫu chứng nhận sự phù hợp của sản phẩm thức ăn chăn nuôi; tuân thủ đúng quy định về thời hạn báo kết quả hoạt động đánh giá sự phù hợp theo quy định của pháp luật.

Đối với Công ty TNHH Công nghệ NHONHO, cũng bị xử phạt với số tiền tương tự và yêu cầu: Khắc phục tồn tại trong việc ghi biên bản lấy mẫu đã nêu ở phần kết luận, theo yêu cầu về thời gian, phương pháp lấy mẫu, thông tin khách hàng, thông tin mẫu theo đúng quy định và đảm bảo tính pháp lý trong hoạt chứng nhận sự phù hợp; tuân thủ đúng thời gian kể từ ngày thành lập Đoàn đánh giá đến ngày thực hiện đánh giá trực tiếp tại sơ sở được chứng nhận (chứng nhận nông nghiệp hữu cơ) và việc thành lập Đoàn đánh giá phải có từ 2 thành viên trở lên theo quy định tại Quy trình đánh giá chứng nhận do Công ty ban hành; tuân thủ đúng quy định về thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng về việc cấp giấy chứng nhận mở rộng phạm vi chứng nhận sản phẩm theo quy định của pháp luật.

Cùng bị xử phạt 35.000.000 đồng, Công ty CP Chứng nhận và Giám định SaigonCert phải khắc phục việc ghi chưa đúng tên sản phẩm được chứng nhận VietGap theo đúng quy định tại tiêu chuẩn áp dụng và tuân thủ đúng quy định về thời hạn báo kết quả hoạt động đánh giá sự phù hợp theo quy định của pháp luật. Trong khi đó, Trung tâm Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng 3 (Quatest 3) phải tuân thủ đúng quy định về thời hạn báo kết quả hoạt động đánh giá sự phù hợp theo quy định của pháp luật.

Mức phạt 45.000.000 đồng được áp dụng đối với Công ty TNHH Giám định Vinacontrol TP.HCM, đồng thời Công ty phải tuân thủ đúng quy định về tiêu chuẩn của chuyên gia đánh giá VietGap theo quy định tại điểm d khoản 3 điều 17 Nghị định 107/2016/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại khoản 7 Điều 3 Nghị định 154/2018/NĐ-CP; và quy định tại Thông tư số 48/2012/TT-BNNPTNT ngày 26/9/2012 của Bộ NNPTNT. Tiếp đó, đơn vị này còn bị tước quyền sử dụng giấy chứng nhận đăng ký hoạt động đánh giá sự phù hợp (chứng nhận VietGap) thời hạn 03 tháng; buộc thu hồi kết quả đánh giá sự phù hợp (chứng nhận VietGap) đã cấp đối với vi phạm quy định trên; nộp lại số tiền là 12.000.000 đồng theo hợp đồng đã ký trong việc đánh giá, chứng nhận VietGAP…

Kiến nghị xem xét lại việc ban hành các quy chuẩn kỹ thuật và chứng nhận hợp quy

Để khắc phục các tồn tại, vi phạm đã phát hiện qua thanh tra tại các đơn vị nêu trên, Chánh Thanh tra Bộ NNPTNT kiến nghị Bộ trưởng NNPTNT có văn bản gửi Bộ Khoa học và Công nghệ. Trong đó: Xem xét lại việc ban hành các quy chuẩn kỹ thuật và chứng nhận hợp quy. Việc chứng nhận hợp quy phải bắt buộc ghi nhãn và có mối liên kết giữa kết quả chứng nhận hợp quy với danh mục lưu hành; thành lập hệ thống Tiêu chuẩn Quốc gia, Tiêu chuẩn Hiệp hội và Tiêu chuẩn cơ sở và chấp nhận các tiêu chuẩn này là căn cứ để đánh giá sự phù hợp. Đồng thời, xem xét lại việc quy định đánh giá chứng nhận VietGAP/Chứng nhận hữu cơ theo hướng đánh giá có tính thời điểm. Cũng như quy hoạch mạng lưới tổ chức đánh giá sự phù hợp, không để phát triển tràn lan; các tổ chức đánh giá sự phù hợp phải có phầm mềm quản lý kết quả đánh giá sự phù hợp một cách minh bạch, có khả năng liên thông kết quả đánh giá tới cơ sở dữ liệu của Cơ quan quản lý nhà nước.

Thanh tra Bộ NNPTNT cũng kiến nghị cấp có thẩm quyền xhỉ đạo các Cục quản lý chuyên ngành thuộc Bộ có liên quan tăng cường công tác kiểm tra, giám sát đối với các đơn vị, tổ chức có phạm vi, lĩnh vực hoạt động do các Cục chuyên ngành quản lý đã chỉ định/chứng nhận để đảm bảo hoạt động của các đơn vị, tổ chức đúng phạm vi đã được chỉ định/công nhận.

Cùng với các kiến nghị trên, các đơn vị, doanh nghiệp còn tồn tại, vi phạm nêu trên phải thực hiện quyết định xử phạt vi phạm hành chính và nghiêm túc thực hiện kết luận thanh tra này. Việc theo dõi, đôn đốc việc thực hiện kết luận thanh tra sẽ được Phòng Xử lý sau thanh tra và Phòng chống tham nhũng (Thanh tra Bộ NNPTNT) theo dõi, giám sát, đôn đốc việc thực hiện./.

Tràng An
Ý kiến bình luận
Họ và tên *
Email *
Nội dung bình luận *
Xác thực *

Bản quyền thuộc Tạp chí Thanh tra