“Bảo tồn đa dạng sinh học tại Việt Nam: Thực trạng và Giải pháp”
Thứ hai, 24/11/2014 09:51 (GMT+7)
(ThanhtraVietnam) - Đa dạng sinh học và các hệ sinh thái tự nhiên là nền tảng cho sự sống và phát triển của con người. Hơn hai thập kỷ qua, bảo tồn đa dạng sinh học (ĐDSH) đã trở thành cam kết chung trên toàn cầu và của mỗi quốc gia thông qua các khung thỏa thuận quốc tế như Công ước về Đa dạng sinh học (CBD), Công ước về buôn bán quốc tế các loài động, thực vật hoang dã, quý hiếm (CITES), Công ước về các vùng đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế (RAMSAR) hay Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ của Liên hợp quốc (MDGs).
<p class="MsoNormal" style="text-align: justify;"><span style="text-align: left; line-height: 15.3333320617676px;"><font face="Arial, sans-serif" size="2">Vai trò và ý nghĩa của ĐDSH ngày càng được khẳng định là điều kiện trọng yếu cho giảm nghèo, tăng trưởng xanh và phát triển bền vững trong bối cảnh biến đổi khí hậu, mất an ninh lương thực, khủng hoảng kinh tế mà nhiều khu vực, quốc gia trên thế giới đang phải đối mặt.</font></span></p><p class="MsoNormal" style="text-align: justify;"><span style="font-size:10.0pt;
line-height:115%;font-family:"Arial","sans-serif"">Việt Nam được quốc tế công
nhận là một trong những quốc gia có tính đa dạng sinh học cao trên thế giới với
nhiều kiểu rừng, đầm lầy, sông suối, rạn san hô... tạo nên môi trường sống cho
khoảng 10% tổng số loài chim và thú hoang dã trên thế giới. Tính đa dạng về hệ
sinh thái (rừng, biển, đất ngập nước), sự phong phú và giàu có về các loài và
nguồn gen sinh vật, sự sẵn có của hệ thống các dịch vụ sinh thái - môi trường
do chúng tạo ra, các hệ thống kiến thức và văn hóa địa phương về quản lý và sử
dụng tài nguyên đã làm cho ĐDSH có vai trò, giá trị vô cùng to lớn cho đảm bảo
an ninh lương thực và phát triển kinh tế-xã hội ở Việt Nam. <o:p></o:p></span></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align:justify"><span style="font-size:10.0pt;
line-height:115%;font-family:"Arial","sans-serif"">Nhận thức tầm quan trọng của
ĐDSH và tính cấp bách trong việc bảo tồn ĐDSH, trong những năm vừa qua, Quốc hội
đã có những quyết sách quan trọng nhằm tạo hành lang pháp lý cho công tác bảo tồn
đa dạng sinh học bằng việc thông qua các Luật như: Luật Thuỷ sản, năm 2003; Luật
Bảo vệ và Phát triển rừng, năm 2004 và đặc biệt là Luật Đa dạng sinh học, năm
2008. Sau khi Quốc hội ban hành các Luật nêu trên, Chính phủ và các Bộ, ngành
đã tiến hành các hoạt động triển khai, thực hiện Luật cũng như xây dựng và ban
hành các văn bản định hướng cho công tác bảo tồn đa dạng sinh học trong gian đoạn
tới của nước ta như: Chiến lược Quốc gia về đa dạng sinh học đến năm 2020, tầm
nhìn đến năm 2030; Chiến lược quản lý hệ thống rừng đặc dụng, khu bảo tồn biển,
khu bảo tồn vùng nước nội địa Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Tuy
nhiên, các quy định pháp luật về đa dạng sinh học cũng như chức năng, nhiệm vụ
của các bộ, ngành liên quan trong lĩnh vực này hiện nay vẫn còn thiếu sự đồng bộ
dẫn đến tình trạng thiếu thống nhất trong quản lý đa dạng sinh học tại nước ta.<o:p></o:p></span></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align:justify"><span style="font-size:10.0pt;
line-height:115%;font-family:"Arial","sans-serif"">Nghiên cứu độc lâp của các
chuyên gia từ Hội Bảo vệ thiên nhiên và Môi trường Việt Nam, tổ chức Con người
và Thiên nhiên đã chỉ ra rằng, đã đến lúc cần có đổi mới trong quản lý đa dạng
sinh học, trong đó cấp bách về tăng cường thể chế và hiệu quả thống nhất quản
lý nhà nước về ĐDSH trên 03 khía cạnh chính: củng cố, thống nhất cơ quan quản
lý nhà nước về ĐDSH; Hoàn thiện hệ thống pháp luật về đa dạng sinh học, sớm rà
soát, điều chỉnh Luật Đa dạng sinh học, Luật Bảo vệ và Phát triển rừng, Luật Thủy
sản theo hướng thống nhất các quy định về đa dạng sinh học; Giải quyết tình trạng
bất cập về quy hoạch và đầu tư cho các mục tiêu ưu tiên về bảo tồn ĐDSH.<o:p></o:p></span></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align:justify"><span style="font-size:10.0pt;
line-height:115%;font-family:"Arial","sans-serif"">Trong bối cảnh đó, Uỷ ban
Khoa học, Công nghệ và Môi trường và Bộ Tài nguyên và Môi trường – cơ quan chịu
trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về đa dạng sinh học phối
hợp với Chương trình phát triển Liên hợp quốc (UNDP) tổ chức Hội thảo “Bảo tồn
đa dạng sinh học ở Việt Nam: Thực trạng và giải pháp”. Hội thảo nhằm mục tiêu
cung cấp các thông tin về thực trạng, thách thức, trở ngại và các giải pháp đối
với công tác quản lý đa dạng sinh học ở Việt Nam và giới thiệu một số kinh nghiệm
quốc tế trong quản lý đa dạng sinh học./.<o:p></o:p></span></p>
<p class="MsoNormal" align="right" style="text-align:right"><b><span style="font-size:10.0pt;line-height:115%;font-family:"Arial","sans-serif"">Nhất
Anh</span><o:p></o:p></b></p>
huyentt