<p class="MsoNormal" style="text-align: justify;"><span style="font-family: Arial, sans-serif; font-size: 10pt; line-height: 115%;">Bộ Tư pháp được Chính phủ giao chủ trì xây dựng dự án
Pháp lệnh Đào tạo một số chức danh tư pháp. Trong đó, Bộ Tư pháp đã dành riêng
01 chương, 8 điều trong dự thảo Pháp lệnh để quy định về hoạt động đào tạo
chung nguồn thẩm phán, kiểm sát viên và luật sư, và nhiệm vụ đào tạo chung được
giao cho cơ sở đào tạo là Học viện Tư pháp thuộc Bộ Tư pháp.</span></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align: justify;"><span style="font-size:10.0pt;line-height:115%;font-family:
"Arial","sans-serif"">Bên cạnh đó, hàng năm Bộ Tư pháp sẽ chủ trì, phối hợp với
Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Liên đoàn Luật sư Việt
Nam tổ chức kỳ thi tuyển sinh để lựa chọn những người giỏi vào các khóa đào tạo
chung nguồn thẩm phán, kiểm sát viên, luật sư. Thời gian đào tạo chung nguồn thẩm
phán, kiểm sát viên, luật sư là 18 tháng, trong đó thời gian thực tập là 6
tháng.<o:p></o:p></span></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align: justify;"><span style="font-size:10.0pt;line-height:115%;font-family:
"Arial","sans-serif"">Tuy nhiên, tại Phiên họp thứ 41 của Ủy ban thường vụ Quốc
hội diễn ra vào chiều 15/9, đa số ý kiến thành viên Ủy ban Tư pháp đồng ý với ý
kiến của lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao và
không tán thành với đề xuất của Bộ Tư pháp, với lý do hiện nay đã có chủ trương cho các cơ sở đào tạo
của Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao, Liên đoàn luật sư
Việt Nam được đào tạo nghề của ngành mình. Thủ tướng Chính phủ cũng đã có quyết
định thành lập các trường Đại học kiểm sát Hà Nội, Học viện Tòa án và sắp tới
là Trường đào tạo nghề của Liên đoàn Luật sư Việt Nam nếu thành lập mô hình đào
tạo chung sẽ khó khăn trong việc tuyển sinh đầu vào và sử dụng học viên sau khi
đã tốt nghiệp khóa đào tạo của Học viện tư pháp.<o:p></o:p></span></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align: justify;"><span style="font-size:10.0pt;line-height:115%;font-family:
"Arial","sans-serif"">Cũng có ý kiến cho rằng cần quy định cụ thể điều kiện đối
với cơ sở đào tạo để được tiến hành hoạt động đào tạo chung (cơ sở vật chất, đội
ngũ giảng viên, chương trình đào tạo…) và bất kỳ cơ sở đào tạo nào được quy định
trong Pháp lệnh nếu đáp ứng được các điều kiện nêu trên thì đều được tiến hành
hoạt động đào tạo chung cho cả 3 chức danh thẩm phán, kiểm sát viên, luật sư.<o:p></o:p></span></p><p class="MsoNormal" style="text-align: justify;"><span style="font-size:10.0pt;line-height:115%;font-family:
"Arial","sans-serif""><div style="text-align: center;"><img alt="" src="http://file.thanhtravietnam.vn/data/old_img/Portals/0/NEWS_IMAGES/vunglq/2015_9/conengiao.JPG" width="500px"></div><div style="font-size: 11px; line-height: 18px; text-align: center; font-style: italic;"><font color="#0070c0">Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường trình dự thảo Pháp lệnh tại Phiên họp 41 của UBTVQH</font></div></span></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align: justify;"><span style="font-size:10.0pt;line-height:115%;font-family:
"Arial","sans-serif"">Về vấn đề này Bộ trưởng Bộ Tư pháp giải thích, hiện nay ở
nước ta có ba cơ sở đào tạo đang tổ chức đào tạo nguồn thẩm phán, kiểm sát
viên, luật sư là: Học viện Tòa án thuộc Tòa án nhân dân tối cao, Trường Đại học
Kiểm sát Hà Nội thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Học viện Tư pháp thuộc
Bộ Tư pháp. Trong đó, Học viện Tòa án đào tạo riêng nguồn thẩm phán, Trường Đại
học Kiểm sát Hà Nội đào tạo riêng nguồn kiểm sát viên. Riêng Học viện Tư pháp
đào tạo nguồn luật sư và đào tạo riêng nguồn thẩm phán khi được Tòa án nhân dân
dân tối cao gửi công chức sang đào tạo; đào tạo riêng nguồn kiểm sát viên khi
được Viện kiểm sát nhân dân tối cao gửi công chức sang đào tạo. Thời gian sắp tới,
cơ sở đào tạo nghề luật sư thuộc Liên đoàn Luật sư Việt Nam sẽ được thành lập
theo Luật Luật sư, có chức năng đào tạo riêng nguồn luật sư. Vì vậy, nếu cứ đào
tạo riêng với giáo trình khác nhau, đào tạo khác nhau, phương thức khác nhau
thì không biết chất lượng đi đến đâu. Ngoài ra, theo kinh nghiệm của các nước
theo truyền thống dân luật như Việt Nam đều coi trọng đào tạo chung hai chức
danh thẩm phán, kiểm sát viên hoặc cả ba chức danh thẩm phán, kiểm sát viên, luật
sư như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đức, Pháp.<o:p></o:p></span></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align: justify;"><span style="font-size:10.0pt;line-height:115%;font-family:
"Arial","sans-serif"">Trước đó, năm 1996 Trung tâm Đào tạo, bồi dưỡng thẩm phán
và các chức danh tư pháp khác đầu tiên ở nước ta được thành lập. Đến nay, công
tác đào tạo nghề các chức danh tư pháp nói chung, đào tạo nguồn thẩm phán, kiểm
sát viên, luật sư nói riêng đã đạt được nhiều kết quả góp phần từng bước chuẩn
hóa đội ngũ cán bộ và nâng cao chất lượng công tác tư pháp. Các cơ sở đào tạo,
bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ đã có bước phát triển nhất định.<o:p></o:p></span></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align: justify;"><span style="font-size:10.0pt;line-height:115%;font-family:
"Arial","sans-serif"">Tuy nhiên, so với yêu cầu cải cách tư pháp và nhất là các
quy định mới của Hiến pháp năm 2013 thì công tác đào tạo các chức danh tư pháp
nói chung, đào tạo nguồn thẩm phán, kiểm sát viên, luật sư nói riêng còn bộc lộ
nhiều hạn chế, bất cập, như chưa có sự thống nhất trong công tác quản lý nhà nước
về đào tạo; chưa có chiến lược, kế hoạch đào tạo một cách bài bản, khoa học;
chưa có sự thống nhất về tiêu chuẩn của giảng viên, chương trình, giáo trình,
thời gian đào tạo cùng một chức danh giữa các cơ sở đào tạo; sự đầu tư của Nhà
nước chưa tương xứng với tầm quan trọng của hoạt động đào tạo các chức danh tư
pháp; mô hình đào tạo chậm được đổi mới… Từ đó dẫn đến chất lượng đào tạo chưa
đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của hoạt động tư pháp, cải cách tư pháp;
công tác đào tạo nguồn thẩm phán, kiểm sát viên, luật sư chưa thực sự góp phần
quan trọng làm chuyển biến chất lượng công tác xét xử, qua đó góp phần thúc đẩy
kinh tế - xã hội phát triển đúng pháp luật.<o:p></o:p></span></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align: justify;"><span style="font-size:10.0pt;line-height:115%;font-family:
"Arial","sans-serif"">Theo nghiên cứu của Bộ Tư pháp, đến nay cũng chưa có văn
bản quy phạm pháp luật nào quy định về hoạt động đào tạo nghề cho các chức danh
tư pháp./.<o:p></o:p></span></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align: right;"><span style="font-size:10.0pt;line-height:115%;font-family:
"Arial","sans-serif""><b>Quang Vững </b><i>(Tổng hợp)</i></span></p>