Hà Nội yêu cầu các cửa hàng ăn uống trong nhà phải giãn cách chỗ ngồi tối thiểu 2m

Thứ ba, 11/05/2021 15:51
Theo Chỉ thị mới của TP Hà Nội, các cửa hàng ăn, uống trong nhà phải đảm bảo giãn cách chỗ ngồi tối thiểu 2m, các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống xung quanh các bệnh viện chỉ được bán hàng mang về.
Ngày 11/5, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Chu Ngọc Anh đã ký ban hành Chỉ thị số 12/CT-UBND về việc thực hiện các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn Hà Nội.

 

leftcenterrightdel
 

Nội dung Chỉ thị nêu rõ, trong những ngày qua tình hình dịch COVID-19 có diễn biến hết sức phức tạp và khó lường, Thành phố đã chủ động triển khai các biện pháp bài bản, khoa học, sáng tạo, kịp thời, hiệu quả, trúng, đúng với diễn biến dịch bệnh. Hiện nay, trên địa bàn Thành phố còn một số ổ dịch diễn biến phức tạp, các địa phương giáp ranh Thành phố liên tiếp ghi nhận nhiều ca nhiễm trong cộng đồng, đặc biệt có chùm ca bệnh mang biến thể SARS-CoV-2 nguồn gốc từ Ấn Độ, Anh với tốc độ lây lan rất nhanh, nguy cơ lây nhiễm trong cộng đồng đang ở mức rất cao.

Để chủ động ngăn chặn, kiểm soát tình hình, khống chế lây lan của dịch bệnh, Chủ tịch UBND Thành phố yêu cầu các sở, ban, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã, các xã, phường, thị trấn và Nhân dân Thủ đô tiếp tục thực hiện nghiêm Chỉ thị số 11/CT-UBND ngày 05/5/2021 của Chủ tịch UBND Thành phố và thực hiện một số nội dung sau:

Tập trung ưu tiên phòng, chống dịch COVID-19 với tinh thần “chống dịch như chống giặc", chủ động tấn công, thực hiện "quyết liệt hơn nữa", "thần tốc hơn nữa" công tác phòng, chống dịch bệnh COVID-19. Người đứng đầu các quận, huyện, thị xã, các xã phường thị trấn, các đơn vị phải là những “tư lệnh" trên mặt trận chống dịch. Phát huy tinh thần chi đạo của Thủ tướng Chính phủ (là phải tỉnh táo, linh hoạt, sáng tạo trong điêu hành, xử lý tình huống dựa trên thực tiễn, không để một người chủ quan, cả xã hội phải vất vả. Việc thực hiện giãn cách, phong tỏa khi cần thiết theo hướng dẫn của ngành y tế, không cực đoan, ảnh hưởng đến phát triển kinh tế - xã hội; người đứng đầu các cấp phải vào cuộc với tinh thần cao nhất, mỗi quận, huyện, thị xã, xã, phường, thị trấn là một pháo đài, mỗi người dân là 1 chiến sĩ, là 1 thành viên của pháo đài để thực hiện phòng chống dịch).

Chủ tịch UBND thành phố yêu cầu tiếp tục thực hiện tốt phương châm: Phát hiện kịp thời, thần tốc truy vết, tăng cường xét nghiệm, khoanh vùng dập dịch triệt để, thực hiện tốt thông điệp 5K, huy động cả hệ thống chính trị, nhân dân cùng vào cuộc, chung tay phòng chống dịch trên tinh thần 4 tại chỗ và thực hiện nghiêm chế độ thông tin báo cáo để chỉ đạo kịp thời; làm chủ trong công tác phòng, chống dịch trong thời gian sớm nhất; tuyệt đối không để sót, không bỏ lọt F1, F2 và các ca nghi ngờ.

 

leftcenterrightdel
 Ông Chu Ngọc Anh kiểm tra công tác cách ly, phong tỏa phòng chống dịch tại xã Kim Sơn, huyện Gia Lâm.

Chỉ thị 11 cũng yêu cầu dừng các hoạt động hội họp, các sự kiện tập trung đông người không cần thiết, trường hợp thực sự cấp thiết do cấp ủy, chính quyền địa phương quyết định và chỉ được bố trí tối đa 50% chỗ ngồi trong hội trường, phòng họp, đảm bảo thực hiện giãn cách tối thiểu 2m và các biện pháp: Đo thân nhiệt, đeo khẩu trang, khử khuẩn. Không tụ tập quá 10 người ngoài phạm vi công sở, trường học, bệnh viện và các địa điểm phục vụ công tác bầu cử; thực hiện nghiêm thông điệp 5K và các biện pháp phòng chống dịch. Người đứng đầu các cấp, các đơn vị, cơ sở chịu trách nhiệm trước Thành phố nếu để xảy ra vi phạm.

Các cửa hàng ăn, uống trong nhà phải đảm bảo giãn cách chỗ ngồi tối thiểu 2m. Các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống xung quanh các bệnh viện chỉ được bán hàng mang về. Riêng khu vực xung quanh Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương cơ sở 2 và Bệnh viện K cơ sở Tân Triều và các bệnh viện khi xuất hiện ổ dịch: Tạm dừng hoạt động các dịch vụ kinh doanh ăn uống, cửa hàng tạp hóa; đóng cửa các khu nhà trọ (phạm vi khu vực, thời gian dừng các hoạt động do Ban chỉ đạo các quận, huyện chủ động quyết định dựa trên tình hình thực tế của địa bàn).

Siết chặt toàn bộ quy trình phòng chống dịch tại các cơ sở khám chữa bệnh và các hoạt động tại khu vực xung quanh nhằm dảm bảo tuyệt đối an toàn phòng chống dịch. Yêu cầu các cơ sở khám chữa bệnh thực hiện nghiêm quy định về Bệnh viện an toàn và Phòng khám an toàn theo quy đúng định của Bộ Y tế. Một bệnh nhân nặng chỉ cho phép 01 người chăm sóc, không thăm bệnh nhân tại các bệnh viện trên địa bàn. Tăng cường công tác khám chữa bệnh từ xa và tăng cường khám điều trị ngoại trú, hạn chế tiếp nhận điều trị nội trú nếu ko cần thiết.

Trên cơ sở tình hình dịch bệnh cụ thể tại địa phương như số ca mắc, khả năng lây lan, đặc điểm cụ thể tại nơi xuất hiện ca bệnh... Trưởng Ban chi đạo phòng, chống dịch quận, huyện, thị xã quyết định việc phong tỏa theo quy mô thôn, xóm, tổ dân phố, xã, phường, thị trấn, nhà chung cư cao tầng... theo phương châm phong tỏa hẹp nhưng kiểm soát quản lý chặt.

Chỉ thị cũng yêu cầu các đơn vị từ Thành phố đến quận, huyện, thị xã, xã, phường, thị trấn phải rà soát lại, điều chỉnh phương án phòng chống dịch phù hợp với tình hình thực tế; nâng công suất, năng lực về truy vết, cách ly, xét nghiệm, điều trị... chuẩn bị sẵn sàng trong tình huống dịch bệnh lan rộng. Các quận, huyện, thị xã chủ động rà soát lập, kích hoạt các khu cách ly tập trung để sẵn sàng tiếp nhận cách ly đối tượng F1 trên địa bàn. Về nhân lực thực hiện nhiệm vụ tại các khu cách ly tập trung giao: Lực lượng quân đội là nòng cốt, lực lượng công an, y tế, phối hợp triển khai các nhiệm vụ trong khu cách ly tập trung.

Các cấp, các ngành theo chức năng nhiệm vụ và địa bàn quản lý và chuyên ngành quản lý tăng cường kiểm tra thường xuyên và đột xuất, kiên quyết xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm quy định phòng, chống dịch, nhập cảnh trái phép... Những nơi nào làm chưa tốt cần chấn chinh và yêu cầu lập tức khắc phục, sửa chữa ngay.

Người đứng đầu các Sở, ban, ngành, đoàn thể và chính quyền các cấp địa phương chịu trách nhiệm chỉ đạo công tác phòng, chống dịch bệnh COVID-19 tại đơn vị và trên địa bàn phụ trách; không ra khỏi Thành phố (trường hợp đặc biệt phải xin ý kiến cấp trên); chịu trách nhiệm theo quy định nếu để cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong cơ quan, đơn vị, địa phương mình mắc bệnh COVID-19 do lỗi lơ là, chủ quan, không gương mẫu tuân thủ các biện pháp phòng chống dịch, không kiểm soát tốt, buông lòng quản lý. Xử lý nghiêm người đứng đầu và các trường hợp liên quan nếu để dịch bệnh lấy lan ra cộng đồng./.

Theo VOV.VN

Ý kiến bình luận
Họ và tên *
Email *
Nội dung bình luận *
Xác thực *

Bản quyền thuộc Tạp chí Thanh tra