Tiến tới chăm sóc sức khỏe người cao tuổi tại nhà

Thứ tư, 07/09/2016 14:28
(ThanhtraVietnam) – “Việt Nam cần tích hợp vấn đề y tế và phúc lợi cho người cao tuổi ngay tại nhà” là kiến nghị mà GS. Keizo Takemi, Nghị sĩ Nhật Bản đưa ra tại Hội thảo “Chia sẻ kinh nghiệm chăm sóc sức khỏe người cao tuổi” do Bệnh viện Lão khoa Trung ương tổ chức ngày 06/9 tại Hà Nội.
<p class="MsoNormal" style="margin-top:6.0pt;margin-right:0cm;margin-bottom:6.0pt; margin-left:0cm;text-align:justify;line-height:120%"><span style="font-size: 10.0pt;line-height:120%;font-family:&quot;Arial&quot;,&quot;sans-serif&quot;">Theo PGS. TS Phạm Lê Tuấn – Thứ trưởng Bộ Y tế, bắt đầu từ năm 2011 Việt Nam bước vào giai đoạn già hóa dân số một cách nhanh chóng (Việt Nam là 1 trong 10 quốc gia có tốc độ già hóa dân số nhanh nhất thế giới). Điều này có những thuận lợi nhất định song Việt Nam đang phải đối mặt với nhiều thách thức từ “dân số già” như: Bảo hiểm xã hội, trợ cấp tuổi già, nhà dưỡng lão, bệnh viện… Hội thảo có sự tham gia của các cơ quan của Quốc hội, Chính phủ, đại diện các nước, các tổ chức quốc tế… Qua đây, Việt Nam có thể học hỏi kinh nghiệm từ các nước trên thế giới về công tác chăm sóc sức khỏe người cao tuổi.<o:p></o:p></span></p> <p class="MsoNormal" style="margin-top:6.0pt;margin-right:0cm;margin-bottom:6.0pt; margin-left:0cm;text-align:justify;line-height:120%"><span style="font-size: 10.0pt;line-height:120%;font-family:&quot;Arial&quot;,&quot;sans-serif&quot;">Về kinh nghiệm của Nhật Bản trong công tác chăm sóc sức khỏe người cao tuổi, GS. Keizo Takemi cho hay, rất nhiều người dân phải chi nhiều tiền cho việc chăm sóc sức khỏe tuổi già; do đó Nhật Bản đã áp dụng các biện pháp chăm sóc sức khỏe cho người già, dần dần điều trị tại gia đình, điều này giúp làm giảm gánh nặng cho bệnh viện. Song theo GS. Keizo Takemi, để làm được điều này là cả một quá trình, không thể tiến hành nhanh chóng được. Chính vì vậy, ông kiến nghị với hiện trạng già hóa dân số một cách nhanh chóng, Việt Nam cần tích hợp vấn đề y tế và phúc lợi cho người cao tuổi ngay tại nhà. “Nếu chúng ta ưu tiên chăm sóc sức khỏe cho người già ở nhà thì chúng ta có thể tiết kiệm được một số khoản chi phí ở bệnh viện”, GS. Keizo Takemi nhấn mạnh.<o:p></o:p></span></p><p class="MsoNormal" style="margin-top:6.0pt;margin-right:0cm;margin-bottom:6.0pt; margin-left:0cm;text-align:justify;line-height:120%"><span style="font-size: 10.0pt;line-height:120%;font-family:&quot;Arial&quot;,&quot;sans-serif&quot;"><div style="text-align: center;"><img alt="" src="http://file.thanhtravietnam.vn/data/old_img/Portals/0/NEWS_IMAGES/nguyetvm/2016_9/7916_ttuc_skien_vien_lao_khoa.jpg" width="500px"></div><div style="font-size: 11px; line-height: 18px; text-align: center; font-style: italic;"><font color="#0070c0">Hội thảo có sự tham gia của nhiều chuyên gia, đại biểu quốc tế</font></div></span></p> <p class="MsoNormal" style="margin-top:6.0pt;margin-right:0cm;margin-bottom:6.0pt; margin-left:0cm;text-align:justify;line-height:120%"><span style="font-size: 10.0pt;line-height:120%;font-family:&quot;Arial&quot;,&quot;sans-serif&quot;">TS. John Beard, Giám đốc Vụ người Cao tuổi, Tổ chức Y tế thế giới cho rằng, Việt Nam phải hành động ngay lập tức nếu không con cháu chúng ta phải chịu gánh nặng sau này. Với tình trạng hiện nay thì gánh nặng bảo hiểm y tế rất nặng nề cho giai đoạn sau, do đó cần có sự linh hoạt trong cách tính toán về độ tuổi, cơ cấu tuổi trong công tác chăm sóc sức khỏe nói chung và người già nói riêng. Đặc biệt, theo TS. John Beard thì đầu tư đối với người cao tuổi ở khu vực Thái Bình Dương cũng như Việt Nam cần có sự tham giả của khu vực tư nhân.<o:p></o:p></span></p> <p class="MsoNormal" style="margin-top:6.0pt;margin-right:0cm;margin-bottom:6.0pt; margin-left:0cm;text-align:justify;line-height:120%"><span style="font-size: 10.0pt;line-height:120%;font-family:&quot;Arial&quot;,&quot;sans-serif&quot;">Cũng tại hội thảo, GS. Phạm Thắng, Giám đốc Bệnh viện Lão khoa Trung ương cho biết, Việt Nam đang đối mặt với các thách thức của già hóa dân số đối với hệ thống y tế như: Gia tăng các bệnh mạn tính; gia tăng nguy cơ tàn phế; chi phí y tế tăng cao; khả năng cung cấp dịch vụ y tế cho người cao tuổi còn nhiều hạn chế; thiếu nhân lực chăm sóc người cao tuổi… Từ những thách thức này, GS. Phạm Thắng có một số kiến nghị: Cần có các nghiên cứu đánh giá nhu cầu chăm sóc người cao tuổi, từng bước phát triển hệ thống và mạng lưới lão khoa, xây dựng giá dịch vụ y tế cho người cao tuổi theo hướng “tính đúng, tính đủ”, có các chính sách ưu đãi để khuyến khích các doanh nghiệp tham gia chăm sóc người cao tuổi… ./.<o:p></o:p></span></p> <p class="MsoNormal" align="right" style="margin-top:6.0pt;margin-right:0cm; margin-bottom:6.0pt;margin-left:0cm;text-align:right;line-height:120%"><i><span style="font-size:10.0pt;line-height: 120%;font-family:&quot;Arial&quot;,&quot;sans-serif&quot;">Tổng hợp<o:p></o:p></span></i></p>
hangnt
Ý kiến bình luận
Họ và tên *
Email *
Nội dung bình luận *
Xác thực *

Bản quyền thuộc Tạp chí Thanh tra