Phương pháp đánh giá rủi ro quốc gia và nguy cơ rửa tiền

Thứ ba, 10/05/2022 17:58
(ThanhtraVietNam) - Việc đánh giá nguy cơ rửa tiền được Ngân hàng Thế giới tổng hợp dựa trên các báo cáo và nhận định có căn cứ của chuyên gia. Điều này góp phần đánh giá rủi ro về rửa tiền của từng quốc gia.

Mục tiêu chính của việc đánh giá nguy cơ rửa tiền nhằm xác định các nguy cơ rửa tiền và tìm hiểu về những nguy cơ đó trên các góc độ gồm loại hình tội phạm gốc, nguồn gốc xuất xứ và lĩnh vực.

Để làm được việc này cần thu thập dữ liệu có hệ thống để đánh giá nguy cơ rửa tiền, đồng thời phân tích các nguy cơ xuyên biên giới từ các quốc gia bên ngoài. Kết quả đánh giá nguy cơ có thể được sử dụng để làm căn cứ cho các biện pháp chính sách, hỗ trợ các nỗ lực triển khai và cải thiện về thu thập dữ liệu trong nước.

Nguy cơ và mức độ dễ tổn thương của quốc gia là hai yếu tố chính tác động đến rủi ro rửa tiền ở cấp độ quốc gia. Giả định rằng nguy cơ rửa tiền là do “số tiền có được do phạm tội”. Vì vậy, cần phân tích việc hình thành, lưu chuyển và hướng vận động của số tiền có được do phạm tội trên các góc độ khác nhau. Sau khi đánh giá được nguy cơ, quốc gia dự kiến sẽ hiểu rõ về các nguy cơ rửa tiền ở các lĩnh vực khác nhau cũng như nguy cơ rửa tiền tổng thể ở cấp độ quốc gia.

Khi một quốc gia không thể cung cấp đầy đủ dữ liệu đối với một hoặc nhiều chỉ số theo yêu cầu, hoặc thiếu khả năng thu thập dữ liệu trong quá trình đánh giá, việc đánh giá nguy cơ này cần sử dụng những thông tin định tính và định lượng sẵn có để hoàn thành các chỉ số càng đầy đủ càng tốt. Trong trường hợp đó, kế hoạch hành động của quốc gia phải đặt ra nội dung chính là tăng cường các cơ chế hiện hành hoặc thiết lập cơ chế mới để thu thập dữ liệu.

Tính linh hoạt của việc đánh giá nguy cơ

Tính linh hoạt của việc đánh giá nguy cơ cho phép người đánh giá có nhiều phương án khác nhau có thể sử dụng trong đánh giá. Việc có nhiều phương án có thể gây lúng túng, đặc biệt ở các quốc gia gặp khó khăn trong việc thu thập dữ liệu phù hợp và đảm bảo về chất lượng. Điều đó có nghĩa là nó cho phép người đánh giá có nhiều linh hoạt, tạo thuận lợi để thích ứng với hoàn cảnh riêng. Người đánh giá có thể bỏ qua những chỉ số ít phù hợp trong bối cảnh quốc gia của mình, và lựa chọn những chỉ số có ý nghĩa hơn, thuận lợi hơn về mặt thu thập thông tin và dữ liệu.

Những kỳ dữ liệu cần thu thập

Phương pháp luận đánh giá rủi ro quốc gia của Ngân hàng Thế giới dựa trên nhận định có căn cứ của chuyên gia. Mục đích thu thập thông tin và dữ liệu là nhằm tạo căn cứ và hỗ trợ việc nhận định có căn cứ. Nhận định đó được sử dụng để xác định ra kỳ phù hợp nhất để thu thập thông tin dữ liệu. Đối với một số chỉ số, dữ liệu của năm trước đó có thể đem lại những thông tin ý nghĩa nhất. Tuy nhiên, trong những trường hợp khác, người đánh giá có thể cần phải thu thập dữ liệu của năm năm trước đó thì mới có thể xác định được xu hướng liên quan hay số liệu tích lũy.

leftcenterrightdel
Hoạt động đào tạo của Ngân hàng Thế giới về đánh giá rửi ro quốc gia về rửa tiền và tài trợ khủng bổ (Ảnh: QA) 

Xét thấy các cơ chế chống rửa tiền ở nhiều quốc gia mới chỉ được áp dụng trong thời gian gần đây, kỳ thu thập dữ liệu cũng phụ thuộc vào mức độ sẵn có của dữ liệu.

Các vụ án rửa tiền thường phải mất nhiều thời gian để điều tra, khởi tố và xét xử. Hơn hữa, số lượng án rửa tiền thường không nhiều ở phần lớn các quốc gia. Chính vì thế, Tổ công tác (WG) đề nghị sử dụng dữ liệu của mười năm trước đó, nếu có thể, để phân tích. Tuy nhiên, nếu không có đủ dữ liệu, ta có thể sử dụng dữ liệu của năm năm hoặc ba năm trước đó.

Bảng hướng dẫn về kỳ thu thập dữ liệu

CHỈ SỐ

KỲ THU THẬP DỮ LIỆU

Các chỉ số định lượng về nguy cơ rửa tiền

Mười, năm hoặc ba năm tùy theo mức độ dữ liệu sẵn có.

Các chỉ số định tính về nguy cơ rửa tiền

Đây chủ yếu là thông tin định tính và không đòi hỏi chặt chẽ về khung thời gian. Thông tin có ý nghĩa nhất là thông tin mới nhất, vì vậy cố gắng thu thập càng nhiều thông tin trong năm năm trước đó càng tốt.

Các chỉ số định lượng về lưu chuyển tài chính tổng thể

Các chỉ số này là các số liệu về giao dịch, chủ yếu là số liệu hàng năm. Thu thập thông tin của năm năm trước đó. Những số liệu này thường được ngân hàng trung ương công bố hàng quý. Sử dụng dữ liệu mới nhất vào thời điểm đánh giá.

Vì đây không phải là mô hình thống kê, không có điều kiện chặt chẽ về việc phải áp dụng kỳ thu thập dữ liệu giống nhau cho tất cả các chỉ số. Việc sử dụng các kỳ thu thập dữ liệu khác nhau cho các phần khác nhau không có vấn đề gì trong mô hình tổng thể. Các chỉ số đó được phân tích cho mỗi quốc gia, và kết quả đánh giá dựa trên hiện trạng của quốc gia đó.

Nguồn thông tin và dữ liệu

Bảng dưới đây hướng dẫn về các nguồn thông tin và dữ liệu có thể sử dụng để hoàn thành đánh giá nguy cơ xuyên biên giới.

Bảng hướng dẫn về nguồn thông tin và dữ liệu:

CHỈ SỐ

CÁC NGUỒN THÔNG TIN VÀ DỮ LIỆU

Các chỉ số định lượng về nguy cơ rửa tiền

· Cơ sở dữ liệu hệ thống tư pháp

· Cơ quan thống kê quốc gia

· Cơ sở dữ liệu viện kiểm soát

· Cơ sở dữ liệu thực thi pháp luật

· Cơ sở dữ liệu tình báo tài chính

· Cơ sở dữ liệu cơ quan chống tham nhũng

· Cơ quan quản lý tài sản bị tịch thu và sung công

· Cơ quan thuế

· Cơ quan hải quan

· Các báo cáo nghiên cứu và chuyên đề học thuật

Các chỉ số định tính về nguy cơ rửa tiền

· Thông tin tình báo

· Báo cáo của các cơ quan chính phủ

· Ấn phẩm và tài liệu nghiên cứu học thuật

· Ấn phẩm của các tổ chức quốc tế

· Ấn phẩm của các tổ chức phi lợi nhuận

· Các nguồn mở (internet, tin tức)

· Khảo sát nhóm tập trung hoặc người dân

· Phỏng vấn nhóm tập trung hoặc chuyên gia

Các chỉ số định lượng về lưu chuyển tài chính ra vào

· Ngân hàng trung ương

· Cơ quan thống kê quốc gia 

· Các cơ sở dữ liệu thương mại (SWIFT)

· Các tổ chức tài chính

· Các cơ quan giám sát tài chính

Kết quả đánh giá phải dựa trên thảo luận nhóm để đảm bảo đã cân nhắc đầy đủ các quan điểm. Toàn bộ thành viên Tổ công tác cần đóng góp trong thảo luận cũng như đánh giá tổng thể, vì tất cả các quan điểm và ý kiến nếu được cân nhắc đầy đủ sẽ góp phần làm cho chất lượng báo cáo sẽ tốt hơn. Trong quá trình đánh giá, đề nghị xác định rõ các vấn đề, các điểm yếu, những thiếu sót trong quá trình thu thập thông tin và dữ liệu nếu có. Cách tiếp cận như vậy sẽ giúp bạn đưa ra kế hoạch hành động để thu thập thông tin và dữ liệu tốt hơn trong tương lai. Toàn bộ những phát hiện và kết luận phải được bổ trợ bằng phân tích rõ ràng và bằng chứng được ghi nhận, để làm cơ sở cho những kết luận và phát hiện đó.

Qua đó, Tổ công tác sẽ lập báo cáo nhóm về những phát hiện và kết luận chính, trong đó chỉ ra rõ ràng nguồn thông tin tham chiếu. Báo cáo nhóm sẽ là cơ sở để lập báo cáo đánh giá rủi ro quốc gia./.

Quỳnh An
Ý kiến bình luận
Họ và tên *
Email *
Nội dung bình luận *
Xác thực *

Bản quyền thuộc Tạp chí Thanh tra