Nghị định này quy định về hành vi VPHC, thời hiệu xử phạt, hình thức xử phạt, mức xử phạt, các biện pháp khắc phục hậu quả, thẩm quyền lập biên bản và thẩm quyền xử phạt VPHC trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán độc lập. Các hành vi VPHC có liên quan đến lĩnh vực kế toán, kiểm toán độc lập mà không quy định tại Nghị định này thì áp dụng theo quy định tại các Nghị định khác của Chính phủ về xử phạt VPHC trong lĩnh vực quản lý Nhà nước có liên quan để xử phạt.
Thời hiệu xử phạt
1. Thời hiệu xử phạt VPHC trong lĩnh vực kế toán là 2 năm.
2. Thời hiệu xử phạt VPHC trong lĩnh vực kiểm toán độc lập là 1 năm.
3. Thời điểm để tính thời hiệu xử phạt VPHC quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này được quy định như sau:
a) Đối với hành vi VPHC đã kết thúc thì thời hiệu được tính từ thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm.
b) Đối với hành vi VPHC đang được thực hiện thì thời hiệu được tính từ thời điểm phát hiện hành vi vi phạm.
4. Trường hợp xử phạt VPHC đối với cá nhân do cơ quan tiến hành tố tụng chuyển đến thì thời hiệu được áp dụng theo quy định tại khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều này. Thời gian cơ quan tiến hành tố tụng thụ lý, xem xét được tính vào thời hiệu xử phạt VPHC.
5. Trong thời hạn được quy định tại khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều này mà cá nhân, tổ chức cố tình trốn tránh, cản trở việc xử phạt thì thời hiệu xử phạt VPHC được tính lại kể từ thời điểm chấm dứt hành vi trốn tránh, cản trở việc xử phạt.
Các hình thức xử phạt
1. Các hình thức xử phạt chính:
Đối với mỗi hành vi VPHC trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán độc lập, cá nhân, tổ chức vi phạm phải chịu một trong các hình thức xử phạt chính sau đây:
a) Cảnh cáo.
b) Phạt tiền.
2. Các hình thức xử phạt bổ sung:
Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, tổ chức, cá nhân có hành vi VPHC trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán độc lập còn có thể bị áp dụng một hoặc nhiều hình thức xử phạt bổ sung sau đây:
a) Tước quyền sử dụng giấy chứng nhận (GCN) đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán, GCN đăng ký hành nghề kiểm toán trong thời gian từ 03 - 06 tháng.
b) Tước quyền sử dụng GCN đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán, kiểm toán trong thời gian từ 01 - 12 tháng.
c) Đình chỉ việc tổ chức cập nhật kiến thức trong thời gian từ 01 - 03 tháng.
d) Tịch thu tang vật VPHC.
Các biện pháp khắc phục hậu quả
Cá nhân, tổ chức VPHC trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán độc lập, ngoài việc bị áp dụng hình thức xử phạt quy định tại Điều 4 Nghị định này còn có thể bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả sau đây:
1. Bổ sung các yếu tố chưa đầy đủ của chứng từ.
2. Buộc hủy các chứng từ kế toán bị khai man, giả mạo.
3. Buộc lập bổ sung chứng từ chưa được lập khi nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh.
4. Buộc hủy các chứng từ kế toán đã được lập nhiều lần cho một nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh.
5. Buộc bổ sung các yếu tố chưa đầy đủ của sổ kế toán.
6. Buộc sửa chữa sổ kế toán cho khớp đúng với thực tế trong trường hợp không có chứng từ kế toán chứng minh các thông tin số liệu trên sổ kế toán hoặc số liệu trên sổ kế toán không đúng với chứng từ kế toán.
7. Buộc sửa chữa sổ kế toán cho khớp đúng với thực tế trong trường hợp thông tin, số liệu ghi trên sổ kế toán của năm thực hiện không kế tiếp thông tin, số liệu ghi trên sổ kế toán của năm trước liền kề.
8. Buộc bổ sung vào sổ kế toán đối với các hành vi để ngoài sổ kế toán tài sản, nợ phải trả của đơn vị.
9. Buộc khôi phục lại sổ kế toán.
10. Buộc lập và trình bày báo cáo tài chính theo đúng chế độ kế toán và chuẩn mực kế toán.
11. Buộc nộp và công khai báo cáo kiểm toán đính kèm báo cáo tài chính.
12. Buộc cải chính thông tin sai sự thật hoặc gây nhầm lẫn.
13. Bổ nhiệm hoặc thuê người làm kế toán, kế toán trưởng, phụ trách kế toán có đủ tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định.
14. Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện VPHC.
Mức phạt tiền
1. Mức phạt tiền tối đa đối với một hành vi VPHC trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán độc lập là 50.000.000 đồng đối với cá nhân và 100.000.000 đồng đối với tổ chức.
2. Mức phạt tiền quy định tại Chương II Nghị định này là mức phạt tiền áp dụng đối với tổ chức trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 7; 8; 9; 10; 11; 13; 14; 15; 16; 17; Điều 19; khoản 1, 3 Điều 21; 22; Điều 23; 24; 26; 33; 34; khoản 1, khoản 3 Điều 36; khoản 1 Điều 38; khoản 2, khoản 3 Điều 39; khoản 1, khoản 2 Điều 48; khoản 1 Điều 57; khoản 1, khoản 2 Điều 61, Điều 67 là mức phạt tiền đối với cá nhân. Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm thì mức phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
3. Thẩm quyền xử phạt của các chức danh quy định tại Chương III Nghị định này là thẩm quyền áp dụng đối với một hành vi VPHC của cá nhân. Trong trường hợp phạt tiền, thẩm quyền xử phạt tổ chức gấp 02 lần thẩm quyền xử phạt cá nhân đối với chức danh đó.
Nghị định quy định cụ thể việc xử phạt hành vi vi phạm trong tổ chức bồi dưỡng và cấp chứng chỉ bồi dưỡng kế toán trưởng; quản lý, sử dụng chứng chỉ kế toán viên, chứng chỉ kiểm toán viên; hồ sơ đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán; quản lý, sử dụng GCN đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán; quản lý, sử dụng GCN đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán; kinh doanh dịch vụ kế toán; điều kiện cung cấp dịch vụ kế toán qua biên giới; nghĩa vụ của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán nước ngoài khi cung cấp dịch vụ kế toán qua biên giới tại Việt Nam; nghĩa vụ của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán khi liên danh với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán nước ngoài để cung cấp dịch vụ kế toán qua biên giới tại Việt Nam;kiểm tra hoạt động dịch vụ kế toán… Đáng chú ý:
Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Áp dụng sai quy định về chữ viết; chữ số trong kế toán.
b) Áp dụng sai quy định về đơn vị tiền tệ trong kế toán.
c) Áp dụng sai quy định về kỳ kế toán.
d) Áp dụng sai chế độ kế toán mà đơn vị thuộc đối tượng áp dụng.
Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với tổ chức thực hiện hành vi ban hành, công bố chuẩn mực kế toán, chuẩn mực kiểm toán, chế độ kế toán không đúng thẩm quyền.
Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Giả mạo, khai man chứng từ kế toán nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
b) Thỏa thuận hoặc ép buộc người khác giả mạo, khai man chứng từ kế toán nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
c) Lập chứng từ kế toán có nội dung các liên không giống nhau trong trường hợp phải lập chứng từ kế toán có nhiều liên cho một nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh.
d) Không lập chứng từ kế toán khi nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh.
đ) Lập nhiều lần chứng từ kế toán cho một nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh.
e) Thực hiện chi tiền khi chứng từ chi tiền chưa có đầy đủ chữ ký của người có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về kế toán.
Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Không lập báo cáo tài chính theo quy định.
b) Lập báo cáo tài chính không đúng với số liệu trên sổ kế toán và chứng từ kế toán.
c) Lập và trình bày báo cáo tài chính không tuân thủ đúng chế độ kế toán và chuẩn mực kế toán.
Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Giả mạo báo cáo tài chính, khai man số liệu trên báo cáo tài chính nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
b) Thỏa thuận hoặc ép buộc người khác giả mạo báo cáo tài chính, khai man số liệu trên báo cáo tài chính nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
c) Cố ý, thỏa thuận hoặc ép buộc người khác cung cấp, xác nhận thông tin, số liệu kế toán sai sự thật nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Hủy bỏ tài liệu kế toán khi chưa hết thời hạn lưu trữ theo quy định của Luật kế toán nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
b) Không thành lập Hội đồng tiêu hủy, không thực hiện đúng phương pháp tiêu hủy và không lập biên bản tiêu hủy theo quy định khi thực hiện tiêu hủy tài liệu kế toán.
Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Không tổ chức bộ máy kế toán của đơn vị kế toán; không bố trí người làm kế toán, làm kế toán trưởng hoặc không thuê tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ kế toán làm kế toán, làm kế toán trưởng theo quy định.
b) Bố trí người làm kế toán mà pháp luật quy định không được làm kế toán.
c) Bố trí người làm kế toán, người làm kế toán trưởng, phụ trách kế toán không đủ tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định.
d) Bổ nhiệm kế toán trưởng, phụ trách kế toán không đúng trình tự, thủ tục theo quy định.
Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Bố trí người có trách nhiệm quản lý, điều hành đơn vị kế toán kiêm làm kế toán, thủ kho, thủ quỹ hoặc mua, bán tài sản trừ doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn do một cá nhân làm chủ sở hữu, doanh nghiệp thuộc loại hình khác không có vốn Nhà nước và là doanh nghiệp siêu nhỏ theo quy định của pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.
b) Bố trí người làm kế toán trưởng không đủ tiêu chuẩn, điều kiện quy định.
c) Thuê người làm kế toán trưởng không đủ tiêu chuẩn, điều kiện quy định.
Thẩm quyền lập biên bản
Người có thẩm quyền lập biên bản VPHC trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán độc lập, gồm:
1. Người có thẩm quyền xử phạt VPHC trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán độc lập quy định tại Điều 70, Điều 71 của Nghị định này.
2. Công chức, viên chức, sĩ quan công an nhân dân, sĩ quan quân đội nhân dân đang thi hành công vụ, nhiệm vụ theo văn bản quy phạm pháp luật hoặc văn bản hành chính do cơ quan, người có thẩm quyền ban hành có quyền lập biên bản VPHC thuộc phạm vi thi hành công vụ, nhiệm vụ được giao.
Thẩm quyền xử phạt VPHC của thanh tra tài chính
1. Thanh tra viên tài chính các cấp có quyền xử phạt cảnh cáo trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán độc lập.
2. Chánh Thanh tra Sở Tài chính có quyền xử phạt VPHC trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán độc lập như sau:
a) Phạt cảnh cáo.
b) Phạt tiền tối đa đến 25.000.000 đồng.
c) Tịch thu tang vật VPHC có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này.
d) Tước quyền sử dụng GCN đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán, GCN đăng ký hành nghề kiểm toán, GCN đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán, kiểm toán có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn.
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điều 5 Nghị định này.
3. Chánh Thanh tra Bộ Tài chính có quyền xử phạt VPHC trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán độc lập như sau:
a) Phạt cảnh cáo.
b) Phạt tiền tối đa đến 50.000.000 đồng.
c) Tịch thu tang vật VPHC.
d) Tước quyền sử dụng GCN đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán, GCN đăng ký hành nghề kiểm toán, GCN đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán, kiểm toán có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn.
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điều 5 Nghị định này.
Thẩm quyền xử phạt VPHC của UBND các cấp
1. Chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn (gọi chung là cấp xã) có quyền xử phạt VPHC trong lĩnh vực kế toán như sau:
a) Phạt cảnh cáo.
b) Phạt tiền tối đa đến 5.000.000 đồng.
c) Tịch thu tang vật VPHC có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này.
2. Chủ tịch UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (gọi chung là cấp huyện) có quyền xử phạt VPHC trong lĩnh vực kế toán như sau:
a) Phạt cảnh cáo.
b) Phạt tiền tối đa đến 25.000.000 đồng.
c) Tịch thu tang vật VPHC có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này.
d) Tước quyền sử dụng GCN đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán, GCN đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn.
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điều 5 Nghị định này.
3. Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi chung là cấp tỉnh) có quyền xử phạt VPHC trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán độc lập như sau:
a) Phạt cảnh cáo.
b) Phạt tiền tối đa đến 50.000.000 đồng đối với cá nhân.
c) Tịch thu tang vật VPHC.
d) Tước quyền sử dụng GCN đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán, GCN đăng ký hành nghề kiểm toán, GCN đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán, kiểm toán có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn.
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điều 5 Nghị định này.
Áp dụng các quy định của Nghị định này để xử lý đối với các hành vi vi phạm xảy ra trước ngày Nghị định này có hiệu lực như sau: Trong trường hợp Nghị định này không quy định trách nhiệm pháp lý hoặc quy định trách nhiệm pháp lý nhẹ hơn đối với hành vi vi phạm trước ngày Nghị định này có hiệu lực mà sau đó mới bị phát hiện hoặc đang xem xét, giải quyết thì áp dụng Nghị định này.
Đối với quyết định xử phạt VPHC trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán độc lập đã được ban hành hoặc đã được thi hành xong trước thời điểm Nghị định này có hiệu lực thi hành mà cá nhân, tổ chức bị xử phạt VPHC còn khiếu nại thì áp dụng quy định của Nghị định số 105/2013/NĐ-CP ngày 16/9/2013 của Chính phủ về xử phạt VPHC trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán độc lập để giải quyết.
Nghị định này quy định về hành vi VPHC, thời hiệu xử phạt, hình thức xử phạt, mức xử phạt, các biện pháp khắc phục hậu quả, thẩm quyền lập biên bản và thẩm quyền xử phạt VPHC trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán độc lập. Các hành vi VPHC có liên quan đến lĩnh vực kế toán, kiểm toán độc lập mà không quy định tại Nghị định này thì áp dụng theo quy định tại các Nghị định khác của Chính phủ về xử phạt VPHC trong lĩnh vực quản lý Nhà nước có liên quan để xử phạt.
Thời hiệu xử phạt
1. Thời hiệu xử phạt VPHC trong lĩnh vực kế toán là 2 năm.
2. Thời hiệu xử phạt VPHC trong lĩnh vực kiểm toán độc lập là 1 năm.
3. Thời điểm để tính thời hiệu xử phạt VPHC quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này được quy định như sau:
a) Đối với hành vi VPHC đã kết thúc thì thời hiệu được tính từ thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm.
b) Đối với hành vi VPHC đang được thực hiện thì thời hiệu được tính từ thời điểm phát hiện hành vi vi phạm.
4. Trường hợp xử phạt VPHC đối với cá nhân do cơ quan tiến hành tố tụng chuyển đến thì thời hiệu được áp dụng theo quy định tại khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều này. Thời gian cơ quan tiến hành tố tụng thụ lý, xem xét được tính vào thời hiệu xử phạt VPHC.
5. Trong thời hạn được quy định tại khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều này mà cá nhân, tổ chức cố tình trốn tránh, cản trở việc xử phạt thì thời hiệu xử phạt VPHC được tính lại kể từ thời điểm chấm dứt hành vi trốn tránh, cản trở việc xử phạt.
Các hình thức xử phạt
1. Các hình thức xử phạt chính:
Đối với mỗi hành vi VPHC trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán độc lập, cá nhân, tổ chức vi phạm phải chịu một trong các hình thức xử phạt chính sau đây:
a) Cảnh cáo.
b) Phạt tiền.
2. Các hình thức xử phạt bổ sung:
Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, tổ chức, cá nhân có hành vi VPHC trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán độc lập còn có thể bị áp dụng một hoặc nhiều hình thức xử phạt bổ sung sau đây:
a) Tước quyền sử dụng giấy chứng nhận (GCN) đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán, GCN đăng ký hành nghề kiểm toán trong thời gian từ 03 - 06 tháng.
b) Tước quyền sử dụng GCN đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán, kiểm toán trong thời gian từ 01 - 12 tháng.
c) Đình chỉ việc tổ chức cập nhật kiến thức trong thời gian từ 01 - 03 tháng.
d) Tịch thu tang vật VPHC.
Các biện pháp khắc phục hậu quả
Cá nhân, tổ chức VPHC trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán độc lập, ngoài việc bị áp dụng hình thức xử phạt quy định tại Điều 4 Nghị định này còn có thể bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả sau đây:
1. Bổ sung các yếu tố chưa đầy đủ của chứng từ.
2. Buộc hủy các chứng từ kế toán bị khai man, giả mạo.
3. Buộc lập bổ sung chứng từ chưa được lập khi nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh.
4. Buộc hủy các chứng từ kế toán đã được lập nhiều lần cho một nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh.
5. Buộc bổ sung các yếu tố chưa đầy đủ của sổ kế toán.
6. Buộc sửa chữa sổ kế toán cho khớp đúng với thực tế trong trường hợp không có chứng từ kế toán chứng minh các thông tin số liệu trên sổ kế toán hoặc số liệu trên sổ kế toán không đúng với chứng từ kế toán.
7. Buộc sửa chữa sổ kế toán cho khớp đúng với thực tế trong trường hợp thông tin, số liệu ghi trên sổ kế toán của năm thực hiện không kế tiếp thông tin, số liệu ghi trên sổ kế toán của năm trước liền kề.
8. Buộc bổ sung vào sổ kế toán đối với các hành vi để ngoài sổ kế toán tài sản, nợ phải trả của đơn vị.
9. Buộc khôi phục lại sổ kế toán.
10. Buộc lập và trình bày báo cáo tài chính theo đúng chế độ kế toán và chuẩn mực kế toán.
11. Buộc nộp và công khai báo cáo kiểm toán đính kèm báo cáo tài chính.
12. Buộc cải chính thông tin sai sự thật hoặc gây nhầm lẫn.
13. Bổ nhiệm hoặc thuê người làm kế toán, kế toán trưởng, phụ trách kế toán có đủ tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định.
14. Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện VPHC.
Mức phạt tiền
1. Mức phạt tiền tối đa đối với một hành vi VPHC trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán độc lập là 50.000.000 đồng đối với cá nhân và 100.000.000 đồng đối với tổ chức.
2. Mức phạt tiền quy định tại Chương II Nghị định này là mức phạt tiền áp dụng đối với tổ chức trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 7; 8; 9; 10; 11; 13; 14; 15; 16; 17; Điều 19; khoản 1, 3 Điều 21; 22; Điều 23; 24; 26; 33; 34; khoản 1, khoản 3 Điều 36; khoản 1 Điều 38; khoản 2, khoản 3 Điều 39; khoản 1, khoản 2 Điều 48; khoản 1 Điều 57; khoản 1, khoản 2 Điều 61, Điều 67 là mức phạt tiền đối với cá nhân. Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm thì mức phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
3. Thẩm quyền xử phạt của các chức danh quy định tại Chương III Nghị định này là thẩm quyền áp dụng đối với một hành vi VPHC của cá nhân. Trong trường hợp phạt tiền, thẩm quyền xử phạt tổ chức gấp 02 lần thẩm quyền xử phạt cá nhân đối với chức danh đó.
Nghị định quy định cụ thể việc xử phạt hành vi vi phạm trong tổ chức bồi dưỡng và cấp chứng chỉ bồi dưỡng kế toán trưởng; quản lý, sử dụng chứng chỉ kế toán viên, chứng chỉ kiểm toán viên; hồ sơ đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán; quản lý, sử dụng GCN đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán; quản lý, sử dụng GCN đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán; kinh doanh dịch vụ kế toán; điều kiện cung cấp dịch vụ kế toán qua biên giới; nghĩa vụ của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán nước ngoài khi cung cấp dịch vụ kế toán qua biên giới tại Việt Nam; nghĩa vụ của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán khi liên danh với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán nước ngoài để cung cấp dịch vụ kế toán qua biên giới tại Việt Nam;kiểm tra hoạt động dịch vụ kế toán… Đáng chú ý:
Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Áp dụng sai quy định về chữ viết; chữ số trong kế toán.
b) Áp dụng sai quy định về đơn vị tiền tệ trong kế toán.
c) Áp dụng sai quy định về kỳ kế toán.
d) Áp dụng sai chế độ kế toán mà đơn vị thuộc đối tượng áp dụng.
Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với tổ chức thực hiện hành vi ban hành, công bố chuẩn mực kế toán, chuẩn mực kiểm toán, chế độ kế toán không đúng thẩm quyền.
Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Giả mạo, khai man chứng từ kế toán nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
b) Thỏa thuận hoặc ép buộc người khác giả mạo, khai man chứng từ kế toán nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
c) Lập chứng từ kế toán có nội dung các liên không giống nhau trong trường hợp phải lập chứng từ kế toán có nhiều liên cho một nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh.
d) Không lập chứng từ kế toán khi nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh.
đ) Lập nhiều lần chứng từ kế toán cho một nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh.
e) Thực hiện chi tiền khi chứng từ chi tiền chưa có đầy đủ chữ ký của người có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về kế toán.
Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Không lập báo cáo tài chính theo quy định.
b) Lập báo cáo tài chính không đúng với số liệu trên sổ kế toán và chứng từ kế toán.
c) Lập và trình bày báo cáo tài chính không tuân thủ đúng chế độ kế toán và chuẩn mực kế toán.
Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Giả mạo báo cáo tài chính, khai man số liệu trên báo cáo tài chính nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
b) Thỏa thuận hoặc ép buộc người khác giả mạo báo cáo tài chính, khai man số liệu trên báo cáo tài chính nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
c) Cố ý, thỏa thuận hoặc ép buộc người khác cung cấp, xác nhận thông tin, số liệu kế toán sai sự thật nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Hủy bỏ tài liệu kế toán khi chưa hết thời hạn lưu trữ theo quy định của Luật kế toán nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
b) Không thành lập Hội đồng tiêu hủy, không thực hiện đúng phương pháp tiêu hủy và không lập biên bản tiêu hủy theo quy định khi thực hiện tiêu hủy tài liệu kế toán.
Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Không tổ chức bộ máy kế toán của đơn vị kế toán; không bố trí người làm kế toán, làm kế toán trưởng hoặc không thuê tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ kế toán làm kế toán, làm kế toán trưởng theo quy định.
b) Bố trí người làm kế toán mà pháp luật quy định không được làm kế toán.
c) Bố trí người làm kế toán, người làm kế toán trưởng, phụ trách kế toán không đủ tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định.
d) Bổ nhiệm kế toán trưởng, phụ trách kế toán không đúng trình tự, thủ tục theo quy định.
Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Bố trí người có trách nhiệm quản lý, điều hành đơn vị kế toán kiêm làm kế toán, thủ kho, thủ quỹ hoặc mua, bán tài sản trừ doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn do một cá nhân làm chủ sở hữu, doanh nghiệp thuộc loại hình khác không có vốn Nhà nước và là doanh nghiệp siêu nhỏ theo quy định của pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.
b) Bố trí người làm kế toán trưởng không đủ tiêu chuẩn, điều kiện quy định.
c) Thuê người làm kế toán trưởng không đủ tiêu chuẩn, điều kiện quy định.
Thẩm quyền lập biên bản
Người có thẩm quyền lập biên bản VPHC trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán độc lập, gồm:
1. Người có thẩm quyền xử phạt VPHC trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán độc lập quy định tại Điều 70, Điều 71 của Nghị định này.
2. Công chức, viên chức, sĩ quan công an nhân dân, sĩ quan quân đội nhân dân đang thi hành công vụ, nhiệm vụ theo văn bản quy phạm pháp luật hoặc văn bản hành chính do cơ quan, người có thẩm quyền ban hành có quyền lập biên bản VPHC thuộc phạm vi thi hành công vụ, nhiệm vụ được giao.
Thẩm quyền xử phạt VPHC của thanh tra tài chính
1. Thanh tra viên tài chính các cấp có quyền xử phạt cảnh cáo trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán độc lập.
2. Chánh Thanh tra Sở Tài chính có quyền xử phạt VPHC trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán độc lập như sau:
a) Phạt cảnh cáo.
b) Phạt tiền tối đa đến 25.000.000 đồng.
c) Tịch thu tang vật VPHC có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này.
d) Tước quyền sử dụng GCN đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán, GCN đăng ký hành nghề kiểm toán, GCN đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán, kiểm toán có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn.
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điều 5 Nghị định này.
3. Chánh Thanh tra Bộ Tài chính có quyền xử phạt VPHC trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán độc lập như sau:
a) Phạt cảnh cáo.
b) Phạt tiền tối đa đến 50.000.000 đồng.
c) Tịch thu tang vật VPHC.
d) Tước quyền sử dụng GCN đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán, GCN đăng ký hành nghề kiểm toán, GCN đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán, kiểm toán có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn.
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điều 5 Nghị định này.
Thẩm quyền xử phạt VPHC của UBND các cấp
1. Chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn (gọi chung là cấp xã) có quyền xử phạt VPHC trong lĩnh vực kế toán như sau:
a) Phạt cảnh cáo.
b) Phạt tiền tối đa đến 5.000.000 đồng.
c) Tịch thu tang vật VPHC có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này.
2. Chủ tịch UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (gọi chung là cấp huyện) có quyền xử phạt VPHC trong lĩnh vực kế toán như sau:
a) Phạt cảnh cáo.
b) Phạt tiền tối đa đến 25.000.000 đồng.
c) Tịch thu tang vật VPHC có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này.
d) Tước quyền sử dụng GCN đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán, GCN đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn.
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điều 5 Nghị định này.
3. Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi chung là cấp tỉnh) có quyền xử phạt VPHC trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán độc lập như sau:
a) Phạt cảnh cáo.
b) Phạt tiền tối đa đến 50.000.000 đồng đối với cá nhân.
c) Tịch thu tang vật VPHC.
d) Tước quyền sử dụng GCN đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán, GCN đăng ký hành nghề kiểm toán, GCN đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán, kiểm toán có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn.
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điều 5 Nghị định này.
Áp dụng các quy định của Nghị định này để xử lý đối với các hành vi vi phạm xảy ra trước ngày Nghị định này có hiệu lực như sau: Trong trường hợp Nghị định này không quy định trách nhiệm pháp lý hoặc quy định trách nhiệm pháp lý nhẹ hơn đối với hành vi vi phạm trước ngày Nghị định này có hiệu lực mà sau đó mới bị phát hiện hoặc đang xem xét, giải quyết thì áp dụng Nghị định này.
Đối với quyết định xử phạt VPHC trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán độc lập đã được ban hành hoặc đã được thi hành xong trước thời điểm Nghị định này có hiệu lực thi hành mà cá nhân, tổ chức bị xử phạt VPHC còn khiếu nại thì áp dụng quy định của Nghị định số 105/2013/NĐ-CP ngày 16/9/2013 của Chính phủ về xử phạt VPHC trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán độc lập để giải quyết.
Bảo Lan