Nghị định này áp dụng đối với cá nhân TC; cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi bị TC; cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết TC và các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan trong việc giải quyết TC, bảo vệ người TC.
Đối với TC có nội dung rõ ràng, chứng cứ cụ thể, có cơ sở để xử lý ngay thì người giải quyết TC thụ lý TC; tự mình tiến hành xác minh nội dung TC; kết luận nội dung TC; xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xử lý đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật bị TC.
Người có thẩm quyền giải quyết TC, người TC là cán bộ, công chức, viên chức có hành vi vi phạm pháp luật TC thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật theo quy định của pháp luật và quy định tại Điều 22, Điều 23 Nghị định này hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự. Trường hợp gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước. Nguyên tắc, thẩm quyền, trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật và quy định khác có liên quan được thực hiện theo quy định của pháp luật về xử lý kỷ luật đối với cán bộ, công chức, viên chức.
Nghị định nêu rõ, cán bộ, công chức, viên chức biết rõ việc TC là không đúng sự thật nhưng vẫn TC nhiều lần hoặc biết vụ việc đã được cơ quan, người có thẩm quyền giải quyết đúng chính sách, pháp luật nhưng vẫn TC nhiều lần mà không có bằng chứng chứng minh nội dung TC; cưỡng ép, lôi kéo, kích động, dụ dỗ, mua chuộc người khác TC sai sự thật; sử dụng họ tên của người khác để TC gây mất đoàn kết nội bộ hoặc ảnh hưởng đến uy tín, hoạt động bình thường của cơ quan, tổ chức, đơn vị thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Khi nhận được thông tin có nội dung TC theo quy định tại khoản 2 Điều 25 Luật TC hoặc TC không đủ điều kiện thụ lý do cơ quan báo chí, cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền chuyển đến theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 26 Luật TC thì cơ quan, tổ chức, cá nhân tiếp nhận phải tiến hành phân loại, đánh giá tính chất, mức độ vụ việc, nếu thuộc thẩm quyền, trách nhiệm của mình thì quyết định việc thanh tra, kiểm tra; nếu không thuộc thẩm quyền, trách nhiệm của mình thì phải chuyển thông tin đến cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét, quyết định việc thanh tra, kiểm tra.
Trình tự, thủ tục tiến hành thanh tra, kiểm tra và việc công khai kết quả thanh tra, kiểm tra được thực hiện theo quy định của pháp luật về thanh tra, kiểm tra và pháp luật khác có liên quan. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền nhận được thông tin có trách nhiệm thông báo kết quả xử lý TC cho cơ quan báo chí, cơ quan, tổ chức, cá nhân có thấm quyền đã chuyển thông tin đến biết kết quả xử lý TC./.
Lan Anh