Điều 1 của Nghị quyết đã tán thành Báo cáo số 88/BC-ĐGS ngày 30/11/2018 của Đoàn giám sát của Hội đồng nhân dân tỉnh về kết quả giám sát việc thực hiện kết luận thanh tra của Chánh Thanh tra tỉnh năm 2015, 2016, 2017.
Theo đó, giao UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh tập trung thực hiện các yêu cầu, nhiệm vụ sau:
1. UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh thực hiện các nhiệm vụ:
- Chỉ đạo các ngành, các cấp khắc phục những hạn chế, bất cập trong việc thực hiện Nghị định số 33/2015/NĐ-CP của Chính phủ; Thông tư số 01/2013/TT-TTCP ngày 12/3/2013 của Thanh tra Chính phủ như đã nêu ở trên.
- Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt kế hoạch thanh tra hàng năm của Thanh tra tỉnh cần bám sát vào định hướng xây dựng kế hoạch thanh tra hàng năm của Chính phủ, phù hợp với thực tiễn địa phương và quy định của pháp luật. Nội dung, đối tượng thanh tra đảm bảo có trọng tâm, trọng điểm, tập trung vào các lĩnh vực quan trọng, dễ phát sinh vi phạm, tiêu cực, tham nhũng, vấn đề bức xúc xã hội quan tâm.
- Tiếp tục chỉ đạo các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố rà soát kết luận thanh tra để kịp thời thực hiện nghiêm túc các kết luận thanh tra. Cần gắn việc thực hiện kết luận thanh tra với đánh giá cán bộ, công chức, viên chức hằng năm của các cấp, các ngành.
- Chỉ đạo các cấp, các ngành rà soát, đánh giá đội ngũ công chức làm công tác thanh tra để bố trí, sắp xếp công chức đáp ứng yêu cầu. Xây dựng bồi dưỡng đội ngũ công chức thanh tra nắm vững chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, giỏi về chuyên môn nghiệp vụ, có bản lĩnh chính trị vững vàng, phẩm chất đạo đức tốt.
2. Chỉ đạo Thanh tra tỉnh tập trung thực hiện mộ số nhiệm vụ, giải pháp:
- Trình Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt kế hoạch thanh tra hàng năm của Thanh tra tỉnh cần bám sát vào định hướng xây dựng kế hoạch thanh tra hàng năm của Chính phủ, phù hợp với thực tiễn địa phương và quy định pháp luật.
- Thời gian tới, Thanh tra tỉnh cần tập trung vào thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật và việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của sở, ban, ngành cấp tỉnh, UBND các huyện, thành phố về công tác quản lý nhà nước trên các ngành, lĩnh vực gây bức xúc, dư luận quan tâm.
- Tăng cường thanh tra trách nhiệm thực hiện pháp luật về thanh tra, tiếp công dân, khiếu nại, tố cáo; phòng chống tham nhũng của Giám đốc sở và Chủ tịch UBND các huyện, thành phố. Tăng cường thanh tra lại, kiểm tra tính chính xác, khách quan các kết luận thanh tra của sở, ban, ngành và các huyện, thành phố. Thanh tra đột xuất khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật và thanh tra các nhiệm vụ khác khi Chủ tịch UBND tỉnh giao.
-Thanh tra, kiểm tra trách nhiệm người đứng đầu các ngành, các cấp trong thực hiện kết luận thanh tra; kết luận rõ trách nhiệm của cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân chưa thực hiện, thực hiện chậm, thực hiện chưa dứt điểm kết luận thanh tra, kiến nghị xử lý nghiêm các vi phạm trong thực hiện kết luận thanh tra.
- Thường xuyên giám sát hoạt động của các đoàn thanh tra, nâng cao chất lượng công tác thẩm định các kết luận thanh tra. trú trọng hơn nữa việc trưng cầu giám định trong hoạt động thanh tra, đặc biệt đối với hoạt động thanh tra tài chính, chất lượng công trình xây dựng, nhằm đảm bảo tính chính xác, khách quan của các kết luận thanh tra.
- Nâng cao chất lượng kết luận thanh tra, đảm bảo tính chính xác, hợp pháp, các kiến nghị phải phù hợp, có tính khả thi, tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện kết luận thanh tra. Khắc phục tình trạng kết luận thanh tra chủ yếu tập trung vào kiến nghị xử lý về kinh tế, kiến nghị kiểm điểm rút kinh nghiệm chung chung.
- Chủ trì, phối hợp với các ngành, các cấp đổi mới phương pháp, hình thức, nội dung tuyên truyền, phổ biến pháp luật về công tác thanh tra, trong đó có việc thực hiện kết luận thanh tra, nhằm nâng cao nhận thức về vai trò ý nghĩa của việc thực hiện kết luận thanh tra.
- Tham mưu cho UBND tỉnh chỉ đạo các ngành, các cấp kiểm điểm trách nhiệm cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan để xẩy ra hạn chế, bất cập trong việc thực hiện kết luận thanh tra.
- Rà soát những kiến nghị trong kết luận thanh tra còn khó khăn, vướng mắc trong tổ chức thực hiện để kịp thời báo cáo UBND tỉnh và cơ quan có thẩm quyền chỉ đạo thực hiện nghiêm kết luận thanh tra.
- Tăng cường công tác phối hợp giữa Thanh tra tỉnh đối với các cấp, các ngành, nhất là các cơ quan quản lý về đầu tư, xây dựng, tài nguyên, môi trường, thế, công an...trong hoạt động thanh tra và thực hiện kết luận thanh tra.
3. Chỉ đạo các sở, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố:
- Tiếp tục tổ chức thực hiện Nghị định số 33/2015/NĐ-CP của Chính phủ; Thông tư số 01/2013/TT-TTCP của Thanh tra Chính phủ.
- Thực hiện trách nhiệm của người quản lý trực tiếp đối tượng thanh tra trong việc thực hiện và chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện kết luận thanh tra; xử lý hành vi vi phạm của đối tượng thanh tra theo quy định tại Điều 15 Nghị định số 33/2015/NĐ-CP của Chính phủ.
- Rà soát và tổ chức thực hiện các kết luận thanh tra liên quan đến ngành, cấp mình để kịp thời xử lý hoặc kiến nghị các biện pháp xử lý các sai phạm sau thanh tra theo quy định của pháp luật.
- Tổ chức kiểm điểm những tập thể, cá nhân chưa thực hiên hoặc thực hiện chậm, thực hiện chưa dứt điểm kết luận thanh tra; xem xét, xử lý theo quy định của pháp luật đối với những tập thể, cá nhân có sai phạm sau thanh tra và không thực hiện nghiêm túc kết luận thanh tra.
- Thực hiện niêm yết công khai các kết luận thanh tra theo quy định.
- Xây dựng, ban hành quy chế phối hợp trong việc thực hiện kết luận thanh tra liên quan đến thẩm quyền của ngành, địa phương mình.
- Tăng cường công tác tập huấn, phổ biến, tuyên truyền pháp luật về thanh tra, trong đó co việc thực hiện kết luận thanh tra.
Nghị quyết này có hiệu lực kể từ ngày 18/12/2018./.
QA