Cụ thể, ngoài hình thức phạt cảnh cáo, những người làm công tác thanh tra chuyên ngành có thẩm quyền như sau:
Thanh tra viên, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành đang thi hành công vụ có quyền phạt tiền đến 500.000 đồng; tịch thu tang vật vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt nêu trên.
Chánh Thanh tra cấp Sở, Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành cấp Sở; Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành cấp Bộ; Chánh Thanh tra cấp Bộ, Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam, Cục trưởng Cục Đường thủy nội địa được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành đều có quyền tước quyền sử dụng giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành, thẻ hướng dẫn viên du lịch, quyết định công nhận hạng cơ sở lưu trú du lịch, biển hiệu phương tiện vận tải khách du lịch, quyết định công nhận cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch khác đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch, quyết định công nhận điểm du lịch, quyết định công nhận khu du lịch có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn. Đồng thời, có quyền áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điều 4 Nghị định này.
Riêng về phạt tiền, Chánh Thanh tra cấp Sở, Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành cấp Sở có quyền phạt tiền đến 25.000.000 đồng; Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành cấp Bộ có quyền phạt tiền đến 35.000.000 đồng; Chánh Thanh tra cấp Bộ, Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam, Cục trưởng Cục Đường thủy nội địa được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành có quyền phạt tiền đến 50.000.000 đồng. Mặt khác, những người này có thẩm quyền tịch thu tang vật vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền được xử phạt.
Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực du lịch tối đa là 50 triệu đồng (ảnh internet)
Nghị định cũng quy định, Thanh tra Văn hóa, Thể thao và Du lịch có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính, áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại các Điều 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17 và 18 Chương II Nghị định này.
Thanh tra Giao thông vận tải có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính, áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại Điều 17 và Điều 18 Nghị định này tại các điểm dừng xe, đỗ xe trên đường bộ, bến xe, bãi đỗ xe, trạm dừng nghỉ, trạm kiểm tra trọng tải xe, trạm thu phí, cơ sở kinh doanh vận tải đường bộ, khi phương tiện (có hành vi vi phạm) dừng, đỗ trên đường bộ.
Thanh tra Lao động - Thương binh và Xã hội có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính, áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại điểm a khoản 5, điểm d khoản 13 Điều 7; hành vi không có hợp đồng lao động với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành hoặc doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hướng dẫn du lịch quy định tại điểm d khoản 5, khoản 9 Điều 9 Nghị định này.
Thanh tra Tài nguyên - Môi trường có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính, áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại khoản 4 Điều 11; điểm a khoản 5 Điều 13; điểm e khoản 3, các điểm g, h và i khoản 4; điểm b khoản 5 Điều 16 Nghị định này.
Thanh tra Tài chính có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính, áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại điểm b khoản 1, khoản 4 Điều 10; khoản 1, điểm h khoản 4 Điều 13; khoản 1 và khoản 2 Điều 14 Nghị định này.
Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01/8/2019./.
Hoàng Minh