Theo đó, Nghị định quy định về TC và giải quyết TC đối với hành vi vi phạm pháp luật của quân nhân, công nhân và viên chức quốc phòng trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ và hành vi vi phạm pháp luật về quản lý Nhà nước trong lĩnh vực quốc phòng của cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân; bảo vệ người TC, người được bảo vệ; quản lý công tác giải quyết TC trong Quân đội nhân dân.
Trong quá trình xác minh nội dung TC, người giải quyết TC có quyền yêu cầu hoặc kiến nghị người có thẩm quyền yêu cầu cơ quan, đơn vị, tổ chức trong và ngoài Quân đội nhân dân phối hợp xác minh nội dung TC; việc yêu cầu, kiến nghị phối hợp xác minh bằng văn bản, nêu rõ nội dung cần phối hợp giải quyết.
“Trách nhiệm của người giải quyết TC, người bị TC và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong tổ chức thực hiện kết luận nội dung TC thực hiện theo quy định tại các Điều 44, 45, 46 của Luật TC năm 2018”, Nghị định số 28/2019/NĐ-CP nêu rõ.
Về thẩm quyền giải quyết TC trong quản lý Nhà nước về quốc phòng, người đứng đầu về hành chính quân sự của cơ quan, đơn vị có thẩm quyền giải quyết TC hành vi vi phạm pháp luật về quản lý Nhà nước trong lĩnh vực quốc phòng thuộc phạm vi quản lý được giao. Người có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý Nhà nước về quốc phòng có thẩm quyền giải quyết TC hành vi vi phạm pháp luật thuộc phạm vi quản lý được giao, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
Nghị định cũng đưa ra yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ về việc người có thẩm quyền giải quyết TC quy định tại Điều 6 Nghị định này có trách nhiệm bảo vệ bí mật thông tin, vị trí công tác, việc làm của người được bảo vệ thuộc quyền quản lý và những nội dung bảo vệ khác nếu thuộc thẩm quyền của mình; trường hợp không thuộc thẩm quyền thì yêu cầu hoặc đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền áp dụng các biện pháp bảo vệ.
Bên cạnh đó, cơ quan tiếp nhận, xác minh nội dung TC có trách nhiệm bảo vệ bí mật thông tin của người TC; cơ quan Bảo vệ an ninh các cấp trong Quân đội có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với cơ quan công an, chính quyền địa phương, các tổ chức có liên quan thực hiện việc bảo vệ tính mạng, sức khỏe, tài sản, danh dự, nhân phẩm của người được bảo vệ; cơ quan, đơn vị quản lý quân nhân, công nhân và viên chức quốc phòng trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, chủ trì, phối hợp với cơ quan, đơn vị có liên quan thực hiện việc bảo vệ vị trí công tác, việc làm của người được bảo vệ.
Chánh Thanh tra Bộ Quốc phòng có trách nhiệm tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quản lý công tác giải quyết TC và thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 32 Luật TC năm 2018.
Thanh tra Chính phủ có trách nhiệm thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật và nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Quốc phòng về công tác giải quyết TC trong Quân đội nhân dân. Đồng thời, Tổng Thanh tra Chính phủ có trách nhiệm xem xét việc giải quyết TC mà Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đã giải quyết nhưng có dấu hiệu vi phạm pháp luật; trường hợp có căn cứ cho rằng việc giải quyết có vi phạm pháp luật thì kiến nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét, giải quyết lại.
Nghị định có hiệu lực thi hành từ ngày 05 tháng 5 năm 2019./.
Lan Anh