Chiều hè ghé quán tiết nóng đất Cảng
Chủ nhật, 03/08/2014 02:32 (GMT+7)
Nuốt miếng tiết nóng quyện với nước dấm chua cay khiến bạn tê tê đầu lưỡi, còn vị ngọt đọng nơi cổ họng.
<div>Nhắc đến món tiết canh, tiết nóng, có thể nhiều người rùng mình lo lắng vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm. Tôi cũng đã từng tuyên bố chỉ ăn tiết canh do người thân ở nhà chế biến.<br></div><div><br></div><div>Nhưng điều đó đã thay đổi khi một người bạn dẫn tới một quán bán món ăn này nức tiếng ở TP.Hải Phòng - quán của cô Phạm Thị Hà, đường Lạch Tray, quận Ngô Quyền.</div><div><br></div><p>Điều đầu tiên tôi cảm nhận được đó là nơi bán hàng rất sạch sẽ, chiếc nồi nhôm chứa tiết luộc được đánh sáng bóng.</p><p ><div style="text-align: center;"><img alt="" src="http://file.thanhtravietnam.vn/data/old_img/Portals/0/NEWS_IMAGES/huyentt/2014_8/tiet_nong.jpg" width="500px"></div><div style="color: #666666;font-size: 11px;line-height: 18px;text-align: center;font-style:italic;">Ảnh minh họa</div></p><p>Chúng tôi bắt đầu gọi một bát tiết nóng. Hai miếng tiết luộc có hình tròn, màu nâu sẫm lẫn những miếng thịt mỡ đựng trong chiếc bát sứ loe miệng. Đắm trong tiết nóng là thứ nước dấm có vị chua thanh và ngọt dịu. Một ít lá hành hoa, mùi tàu thái nhỏ rắc lên khiến những miếng tiết không còn riêng màu nâu đơn điệu.</p><div><br></div><div>Để tăng thêm vị cho bát tiết nóng còn bốc hơi nghi ngút, chúng tôi cho thêm một ít tương ớt, vắt thêm quả quất. Tiết nóng ăn kèm với hành tây, rau ngổ thơm, rau húng... Những người không thích vị ngậy béo của thịt mỡ trong miếng tiết luộc có thể chọn loại tiết không.</div><div><br></div><div><br></div><div>Cầm bát tiết nóng trên tay, những kỷ niệm về tuổi thơ gian khó lại ùa về trong tôi. Những năm giữa thập niên 90 của thế kỷ trước, ở quê tôi thường có người đạp xe chở một thùng tôn thường dùng để gánh nước đi khắp làng rao: “Ai mua tiết nóng đây!”.</div><div><br></div><div>Lũ trẻ con chúng tôi chân đất chạy đuổi theo, bám chặt chiếc thùng như thể cố hít cho bằng hết làn khói có mùi thịt mỡ đang tan dần trong không khí. Một tháng mẹ tôi mới mua tiết luộc một lần, đó là lúc niềm sung sướng con trẻ được thể hiện rõ nét trên khuôn mặt toe toét cười.</div><div>Theo cô Hà, tiết nóng thường được nhiều người ăn nhất vào mùa đông. Nhưng tôi tin chắc rằng ăn tiết nóng trong cái oi nồng của mùa hè cũng có cái thú vị, nhẹ nhõm, dù mồ hôi đang chảy ròng ròng trên sống lưng.</div><div><br></div><div>Có lẽ, quán của cô Hà luôn đông khách vào ngày hè cũng một phần vì điều ấy. Nơi đây đã trở thành địa chỉ quen thuộc của nhiều người sành ăn đất Cảng suốt 14 năm qua.</div><div><br></div><div>Để chuẩn bị bán hàng vào 15 giờ hàng ngày, cô Hà phải luộc tiết từ 10 giờ, còn tiết canh được làm sẵn lúc 14 giờ và bảo quản cẩn thận. Mỗi ngày quán này bán được 25 kg tiết, trong đó đa phần là tiết nóng.</div><div><br></div><div>Cô Hà cho biết: “Nhà tôi chọn tiết ở nơi có uy tín. Nhìn tiết là mình biết có ngon hay không. Nếu tiết không đảm bảo chất lượng thì tôi sẽ không lấy, chẳng hạn tiết của con lợn nặng cỡ ngoài 50 kg thì đậm màu hoặc lợn nuôi công nghiệp thì tiết thường loãng”.</div><div><br></div><p>Qua tìm hiểu được biết, nhiều người Hải Phòng đang sinh sống ở các tỉnh phía Nam như TP.HCM, Đà Nẵng, Cần Thơ... gọi điện đặt hàng chuyển vào bằng máy bay. Rồi có người đi công tác xa về tới sân bay Cát Bi là bắt taxi chạy thẳng tới quán để ăn ngay vì... thèm.</p><p style="text-align: right;"><i>Theo iHay</i></p>
huyentt