Nghệ sĩ sân khấu truyền thống: Muôn nẻo lo toan!

Thứ năm, 19/07/2018 10:00
Khi các nhà hát chuyển sang cơ chế tự chủ về tài chính là lúc nghệ sĩ sân khấu truyền thống bước vào giai đoạn khó khăn chồng chất khó khăn, nhiều nghệ sĩ không thích ứng được đã phải bỏ nghề hoặc tìm kiếm con đường khác để mưu sinh.

Nỗi lo “cơm áo”

Lâu nay, người nghệ sĩ sân khấu trong mắt công chúng luôn là những hình tượng chuẩn mực của sự sang trọng, lung linh và hào nhoáng. Chính vì vậy, có biết bao người ngày đêm mơ ước trở thành người nghệ sĩ để có thể đổi đời, được sống trong ánh hào quang của những lời ca tụng, tràng vỗ tay tán thưởng tung hô từ công chúng. Thế nhưng ít ai biết rằng, đằng sau sân khấu, đời thường của một nghệ sĩ không hề lung linh hào nhoáng như ánh đèn. Đặc biệt là với những ai tâm huyết và cống hiến cho nghệ thuật đích thực.

Chia sẻ về những khó khăn của mình, NSƯT Nguyễn Trọng Bình, Trưởng đoàn 2 Nhà hát Cải lương Việt Nam cho biết, nếu như trên sân khấu người nghệ sĩ được thể hiện niềm đam mê, cháy bỏng với nghệ thuật, thì ở đời thường, gánh nặng cơm áo, gạo tiền đang đè nặng trên đôi vai của họ. Nhất là trong bối cảnh hiện nay, khi Nhà nước đang thực hiện cắt giảm ngân sách đối với các sân khấu để tiến tới xã hội hóa thì bài toán về lương, thưởng sẽ một lần nữa làm đau đầu các nhà quản lý, còn nghệ sĩ thì thấp thỏm lo âu, khó khăn sẽ chồng chất khó khăn.

Bản thân NSƯT Nguyễn Trọng Bình làm việc tại Nhà hát Cải lương Việt Nam đã hơn 20 năm, hiện đang là NSƯT và kiêm Trưởng đoàn 2 nhưng lương cơ bản của anh được hơn 6 triệu, trong đó đã tính cả thâm niên, trách nhiệm, phụ cấp... Số tiền này không đủ để nuôi một gia đình sống ở đất Thủ đô, cá nhân anh cũng phải chạy show đi hát chầu văn để phụ thêm gia đình. Mỗi canh hầu của anh, trung bình được từ 7 đến 8 triệu đồng.

leftcenterrightdel
Một cảnh trong vở “Thầy Ba Đợi”. Ảnh: Mạnh Hùng.  

Như thế đã là tốt. Còn nhiều đồng nghiệp khác của anh thì vất vả hơn, vì chưa có nghệ thuật hát văn nên khó có thể kiếm được ngần ấy tiền. Họ phải đi làm ngoài, mỗi buổi cũng chỉ 200 đến 500 nghìn/show.

“Sẽ không đủ sống nếu cứ trông chờ vào đồng lương ít ỏi được cấp vào những ngày cuối tháng, nên hầu hết các anh chị em nghệ sĩ Nhà hát hiện nay đều phải chạy việc ở bên ngoài. Người thì đi làm xe ôm, người đi grab, phụ hồ và thổi kèn đám ma, người nào có thanh thì đi hát quán, dẫn MC tiệc tùng…Vì cuộc sống nên họ dần làm quen với môi trường bên ngoài. Cũng không ngại, miễn sao kiếm được đồng tiền để nuôi cái đam mê nghệ thuật sân khấu” - NSƯT Nguyễn Trọng Bình chia sẻ.

Anh trải lòng: “Ở thời bao cấp, các nghệ sĩ sân khấu truyền thống cũng đã gặp rất nhiều khókhăn, chật vật trong việc nuôi sống bản thângia đìnhĐến nay, khi nguồn kinh phí bị cắt giảm, những khó khăn đó càng tăng lênNhững ngôi sao, nghệ   tên tuổi, họ còn nhiều show diễn, nhiều lời mời thì còn  thêm thu nhập. Cònnhững nghệ  chưa khẳngđịnh được tên tuổi thì bị phụ thuộc hoàn toàn vào đoànshow diễn thì ítlương bổng thìthấp... không đảm bảo cuộc sống”.

Tuy nhiên, ngoài thù lao, cát-xê thì đối với một người nghệ sĩ, tình cảm, sự yêu mến của khán giả mới là điều vốn quý. Có những nghệ sĩ, cả một đời cống hiến cũng chỉ mong có một vai diễn “để đời”, một chỗ đứng trong lòng khán giả.

Trên cương vị một người gắn bó 20 năm với sân khấu cải lương, NSƯT Nguyễn Trọng Bình cho rằng, cần có những biện pháp thiết thực để vực dậy nền sân khấu truyền thống của Việt Nam bởi vẫn còn rất nhiều khán giả yêu mến sân khấu truyền thống, vẫn còn rất nhiều nghệ sĩ tâm huyết với nghề và vẫn còn không ít bạn trẻ muốn theo đuổi bộ môn nghệ thuật này.

Vấn đề biên chế tại các nhà hát cũng đang đặt ra nhiều thách thức đối với những nghệ sĩ trẻ yêu sân khấu cải lương. Nhiều nhà hát gửi học sinh đi đào tạo tại các trường Đại học nhưng đến khi ra trường, chỉ tiêu biên chế của nhà hát lại không còn, các em buộc phải “rũ áo” ra đi tìm mảnh đất mới hoặc chuyển nghề. “Đào tạo xong, không có chỉ tiêu biên chế. Hiện lớp gần 20 em, Nhà hát lựa về 6 nhưng sau khi thi biên chế, có thể sẽ chỉ còn đậu lại 2 hoặc 3 em. Vậy là mấy năm đào tạo xong, hầu hết các em đã không được làm nghề” – NSƯT Triệu Trung Kiên, Phó Giám đốc Nhà hát Cải lương Việt Nam chia sẻ.

Bây giờ, thị trường khán giả sân khấu truyền thống bị sụt giảm nhanh chóng vì đang phải cạnh tranh khốc liệt với nhiều loại hình giải trí khác. Thế nên doanh thu từ bán vé cũng giảm dần, các chế độ bồi dưỡng cho nghệ sĩ trước đây được trích từ kinh phí bán vé thì nay không còn nữa. Chính những thay đổi ấy đã ảnh hưởng rất nhiều đến đời sống của các nghệ sĩ. Khi sân khấu đã không thể giúp họ đủ trang trải cho cuộc sống hằng ngày, khi nỗi lo cơm áo gạo tiền đè nặng thì có lẽ niềm đam mê, sự sống chết với nghề” của nhiều nghệ sĩ cũng đã bị vơi đi ít nhiều.

leftcenterrightdel
NSƯT Quang Khải và NSƯT Quế Trân. Ảnh: Việt Hưng. 

Ít tiền, ít cả sân chơi

Khát khao và cống hiến là thế, nhưng mong mỏi đơn giản là có cái sân khấu biểu diễn đạt chuẩn cho nó ra “hồn” để được thăng hoa mỗi đêm diễn vẫn chỉ là mong ước.

Sân khấu của hầu hết các nhà hát hiện nay chỉ dùng để tập luyện chứ không đủ tiêu chuẩn để biểu diễn. Mỗi khi có buổi tổng duyệt vở, các nhà hát vẫn phải đi thuê rạp. Dù Bộ VH-TT&DL đã tạo điều kiện cho các đoàn nghệ thuật mỗi năm được một vài lần biểu diễn tại Nhà hát Lớn. Số buổi diễn ít ỏi như vậy là chưa đủ để đưa nghệ thuật truyền thống đến với đông đảo khán giả.

Còn mỗi lần về các vùng quê biểu diễn, các nghệ sĩ phải diễn trên những sân khấu là hội trường nhà văn hóa, thậm chí là sân khấu gỗ được dựng tạm, ánh sáng, âm thanh không đảm bảo, và bị lược bớt đi rất nhiều thứ mà lẽ ra phải có ở sân khấu. Thế thì nghệ sĩ lấy đâu ra cảm xúc để có thể thăng hoa! Khán giả cũng thiệt thòi vì không được bước chân vào một “thánh đường nghệ thuật”.

Có một thực tế hiện nay, dù khó khăn suốt bao năm nhưng các nghệ sĩ sân khấu truyền thống vẫn nhất quyết không bỏ nghề.

leftcenterrightdel
 Nghệ thuật truyền thống ngày càng đối diện với nhiều khó khăn.

Nghệ sĩ cải lương Quang Khải từng được một ngân hàng mời về làm việc nhưng anh đã từ chối. Khát vọng lớn nhất của anh hồi mới vào nghề là giành được một tấm huy chương ở một kỳ hội diễn, để làm kỷ niệm cho cuộc đời hoạt động nghệ thuật. Đến nay, Quang Khải đã ẵm trong tay 2 Huy chương Vàng. Vất vả nhưng tình yêu với cải lương vẫn chưa bao giờ tắt.

Để trang trải cuộc sống, Quang Khải đã từng làm các công việc “trái tay” như: cho thuê âm thanh, làm MC, làm hướng dẫn viên du lịch, làm dịch vụ truyền thông…“Vừa là để duy trì đam mê, vừa kiếm thêm thu nhập nhưng quan trọng hơn là chúng tôi muốn mang nghệ thuật truyền thống đến gần hơn nữa với khán giả. Nó không còn là khoảng cách từ dưới khán đài nhìn lên sân khấu nữa mà khoảng cách đó đôi khi chỉ còn là một cái bàn ăn” - Quang Khải hào hứng.

Còn nhớ vào đầu tháng 10/2015, nhóm 12 nghệ sĩ của Liên đoàn Xiếc Việt Nam dù đi khỏi Liên đoàn nhưng vẫn tụ lại với nhau thành nhóm xiếc “Làng tôi”, mỗi tuần diễn 2 buổi ở Nhà hát Lớn. Nghệ sĩ Quang Thọ, một thành viên tâm sự: “Chúng tôi không bỏ nghề, mà chỉ là lựa chọn nơi phù hợp để làm việc, để phát triển và có thể lo được cho gia đình. Theo tôi, trong xã hội hiện đại thì không quan trọng làm việc ở đâu, chỉ cần chúng tôi cống hiến như thế nào cho đất nước bằng những sản phẩm có giá trị hay không”.

Rất nhiều nghệ sĩ dù vẫn đang phải sống cảnh thuê nhà, thu nhập hàng tháng chưa nổi 5 triệu đồng nhưng khi được hỏi: “Có bỏ nghề không?” đều lắc đầu. Bởi khi đã yêu thì nghề không chỉ là nghề, nó như cái nghiệp vận vào thân, không sao bỏ được.


Theo congluan.vn

Ý kiến bình luận
Họ và tên *
Email *
Nội dung bình luận *
Xác thực *

Bản quyền thuộc Tạp chí Thanh tra