Đào tạo ngành sáng tác âm nhạc – vấn đề có tính lâu dài

Thứ năm, 09/10/2014 14:08
(ThanhtraVietnam) – Đào tạo ngành sáng tác âm nhạc trong giai đoạn hiện nay là một vấn đề quan trọng, vừa có tính thời sự, vừa có tính lâu dài. Đây là chủ đề chuyên sâu có đặc thù riêng phụ thuộc vào lịch sử hình thành và tình hình phát triển của nền âm nhạc mỗi nước.
<p class="MsoNormal" style="margin-top:6.0pt;margin-right:0in;margin-bottom:6.0pt; margin-left:0in;text-align:justify;line-height:120%"><span style="font-size: 10.0pt;line-height:120%;font-family:Arial">Đó là ý kiến của TS Đỗ Hồng Quân, Chủ tịch Hội nhạc sĩ Việt <st1:country-region w:st="on">Nam</st1:country-region> tại Hội thảo quốc tế “Đào tạo ngành sáng tác âm nhạc trong giai đoạn hiện nay” do Học viện Âm nhạc quốc gia Việt <st1:country-region w:st="on">Nam</st1:country-region> và Hội Nhạc sĩ Việt <st1:place w:st="on"><st1:country-region w:st="on">Nam</st1:country-region></st1:place> phối hợp tổ chức ngày 8/10 tại Hà Nội.<o:p></o:p></span></p> <p class="MsoNormal" style="margin-top:6.0pt;margin-right:0in;margin-bottom:6.0pt; margin-left:0in;text-align:justify;line-height:120%"><span style="font-size: 10.0pt;line-height:120%;font-family:Arial">Đào tạo nhạc sĩ sáng tác có vai trò quan trọng trong việc có thêm nhiều tác phẩm tốt cho xã hội; khắc phục sự mất cân bằng giữa thanh nhạc và khí nhạc, giữa âm nhạc giải trí với nền âm nhạc hàn lầm; phát triển đội ngũ nhạc sĩ chuyên nghiệp góp phần nâng cao vị thế của nền âm nhạc chuyên nghiệp.<o:p></o:p></span></p> <p class="MsoNormal" style="margin-top:6.0pt;margin-right:0in;margin-bottom:6.0pt; margin-left:0in;text-align:justify;line-height:120%"><span style="font-size: 10.0pt;line-height:120%;font-family:Arial">Hội thảo đã tổng kết, đánh giá lại những thành quả đạt được trong lĩnh vực sáng tác của nền nhạc mới Việt <st1:place w:st="on"><st1:country-region w:st="on">Nam</st1:country-region></st1:place> gần một thế kỷ qua. Các đại biểu đã phân tích thực trạng công cuộc đào tạo nhạc sĩ hiện nay, bất cập và nguyên nhân; tầm quan trọng của công tác đào tạo ngành sáng tác trong giai đoạn hiện nay ở Việt <st1:place w:st="on"><st1:country-region w:st="on">Nam</st1:country-region></st1:place>; các xu hướng đào tạo ngành sáng tác âm nhạc hiện nay ở các trường âm nhạc trên thế giới. Đặc biệt, các đại biểu cũng chia sẻ kinh nghiệm về tình hình sáng tác và đào tạo ngành sáng tác âm nhạc hiện nay ở các nước trên thế giới; qua đó, đề xuất hướng đi thích hợp cho công tác đào tạo ngành sáng tác trong giai đoạn hiện nay ở Việt <st1:country-region w:st="on"><st1:place w:st="on">Nam</st1:place></st1:country-region>.<o:p></o:p></span></p> <p class="MsoNormal" style="margin-top:6.0pt;margin-right:0in;margin-bottom:6.0pt; margin-left:0in;text-align:justify;line-height:120%"><span style="font-size: 10.0pt;line-height:120%;font-family:Arial">TS Đỗ Hồng Quân cho biết, mô hình đào tạo nhạc sĩ kinh điển được áp dụng tại nhiều nhạc viện của Nga, Đức, Pháp và cả Việt Nam là người nhạc sĩ trẻ phải làm chủ được những kỹ thuật cơ bản thể hiện qua những tác phẩm đầu tay từ dễ đến khó, qua những học phần từ đơn giản đến phức tạp mà điểm cuối phải hoàn thành là một bản giao hưởng và được trình bày trong lễ tốt nghiệp bằng dàn nhạc giao hưởng.<o:p></o:p></span></p> <p class="MsoNormal" style="margin-top:6.0pt;margin-right:0in;margin-bottom:6.0pt; margin-left:0in;text-align:justify;line-height:120%"><span style="font-size: 10.0pt;line-height:120%;font-family:Arial">Nhưng bản chất của việc dạy và học sáng tác là học các kỹ thuật kinh điển để xây dựng những kết cấu âm nhạc không lời trong một hình thức định hình. Sản phẩm âm nhạc đó cần có dấu ấn riêng của cá nhân, không trùng lặp phong cách cũng như bút pháp của người khác và chuyển tải được trạng thái tình cảm của tác giả tới người nghe.<o:p></o:p></span></p> <p class="MsoNormal" style="margin-top:6.0pt;margin-right:0in;margin-bottom:6.0pt; margin-left:0in;text-align:justify;line-height:120%"><span style="font-size: 10.0pt;line-height:120%;font-family:Arial">Cũng theo TS Đỗ Hồng Quân, những vấn đề quan trọng trong quá trình đào tạo một nhạc sĩ là điều kiện của sinh viên để học sáng tác; người thầy – chính các giáo sư nhạc sĩ làm công tác sư phạm đào tạo quyết định chất lượng và khuynh hướng phát triển của lớp nhạc sĩ trẻ; môi trường trong quá trình đào tạo nhạc sĩ./.<o:p></o:p></span></p> <p class="MsoNormal" align="right" style="margin-top:6.0pt;margin-right:0in; margin-bottom:6.0pt;margin-left:0in;text-align:right;line-height:120%"><b><span style="font-size:10.0pt;line-height: 120%;font-family:Arial">Hoàng Minh<o:p></o:p></span></b></p>
hangnt
Ý kiến bình luận
Họ và tên *
Email *
Nội dung bình luận *
Xác thực *

Bản quyền thuộc Tạp chí Thanh tra