Gỡ bỏ rào cản tiếp cận vốn cho DNVVN

Thứ sáu, 28/03/2014 09:23
Các DN nhỏ, vừa và siêu nhỏ đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế, song loại hình DN này lại đã và đang gặp nhiều khó khăn trong quá trình phát triển sản xuất và mở rộng kinh doanh. 
Các DN nhỏ, vừa và siêu nhỏ đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế, song loại hình DN này lại đã và đang gặp nhiều khó khăn trong quá trình phát triển sản xuất và mở rộng kinh doanh.
 


DNNVV chiếm hơn 90% tổng số DN tại Việt Nam

CôngThương - Trong hai ngày 27, 28/3, tại Hà Nội, Vụ Chính sách thương mại đa biên (Bộ Công Thương) đã phối hợp với Ban Thư ký APEC tổ chức Đối thoại công – tư của Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á – Thái Bình Dương về giải quyết những rào cản của doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNVVN) và DN siêu nhỏ trong việc tiếp cận nguồn vốn thương mại.

Ông Steven Beck – Trưởng phòng Nguồn vốn thương mại, Ban hoạt động của khu vực tư nhân, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) cho biết: Tại các nền kinh tế đang phát triển trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương, điển hình là ở Việt Nam, hiện có khoảng hơn 90% tổng số DN trong nền kinh tế được xếp vào loại hình DNVVN. Sự tồn tại và phát triển của loại hình doanh nghiệp này đóng vai trò quan trọng không chỉ đối với tăng trưởng kinh tế mà còn đối với việc ổn định an sinh xã hội, tạo công ăn việc làm và phát triển bền vững của một quốc gia.

Một trong những khó khăn lớn nhất đối với các DNVVN vướng mắc hiện nay chính là khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn vay thương mại. Hầu hết DN có vốn thấp, vốn huy động lẫn nhau không nhiều do lãi suất cao, khả năng sử dụng nguồn vốn ngoài (ODA) còn hạn chế, khả năng sinh lời để tái đầu tư ít, trong khi vốn huy động trên thị trường thông qua chứng khoán, cổ phiếu hay trái phiếu cũng không thể bởi DNVVN không đủ tiêu chuẩn lên sàn. Chính vì vậy, với cộng đồng DNNVV hiện nay thì nguồn vốn chủ yếu là vay của các ngân hàng (chiếm tới 80 - 90% vốn vay).

Thứ trưởng Bộ Công Thương Lê Dương Quang cho rằng, nhằm hỗ trợ tích cực cho các DNNVV cũng như DN siêu nhỏ trong Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC), cũng như hỗ trợ tích cực cho các DNNVV trong APEC, việc Chính phủ và khu vực tư nhân tiếp tục tổ chức các đối thoại chính sách để tăng cường hiểu biết lẫn nhau và có sự phối hợp hài hòa, hợp lý giữa Chính phủ và khu vực tư nhân là thiết thực. “Điều này góp phần tăng thêm giá trị của APEC trong lĩnh vực hợp tác về DNVVN”, Thứ trưởng Lê Dương Quang nhấn mạnh.

Khó khăn của các DNVVN bắt nguồn từ cả khía cạnh chính sách, quy định của Chính phủ, lẫn trong thực tế hoạt động của bản thân doanh nghiệp. Các chính sách, quy định pháp luật của Chính phủ, cơ chế cho vay hoặc hỗ trợ vốn của các tổ chức tín dụng, sự giúp đỡ, kết nối của các hiệp hội có liên quan… là những yếu tố mang tính khách quan, có tác động trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh cũng như khả năng tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Ngoài ra, bản thân sự nỗ lực của doanh nghiệp là yếu tố quyết định chính. Có thể hiểu, những yếu tố này là: Khả năng quản lý kinh doanh, công nghệ sản xuất, khả năng kết nối với các doanh nghiệp khác trong và ngoài nước…

 

Theo Thúy Ngọc

Báo Công thương

 

Ý kiến bình luận
Họ và tên *
Email *
Nội dung bình luận *
Xác thực *

Bản quyền thuộc Tạp chí Thanh tra