<p class="MsoNormal" style="text-align:justify"><b><span style="font-size:10.0pt;line-height:115%;font-family:Arial">Tốc độ
tăng trưởng bất hợp lý<o:p></o:p></span></b></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align:justify"><span style="font-size:10.0pt;
line-height:115%;font-family:Arial">Đi vào nghiên cứu sâu ở lĩnh vực công nghiệp
chế biến cho thấy: về cơ cấu lao động phân chia theo 4 nhóm ngành dựa trên độ
thâm dụng nhân tố sản xuất (theo phân loại của UNIDO), đã cho thấy nhóm ngành
thâm dụng lao động sử dụng số lượng lớn lực lượng lao động từ năm 2004 đến nay
luôn chiếm tỉ trọng hơn 60% tổng lao động toàn nghành công nghiệp chế biến.
Trong đó, tỉ trọng lao động trong ngành may mặc và nội thất gia tăng liên tục
qua các năm.<o:p></o:p></span></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align:justify"><span style="font-size:10.0pt;
line-height:115%;font-family:Arial">Một điểm đáng chú ý khác là tốc độ tăng trưởng
việc làm trong khu vực sản xuất công nghiệp nói chung và trong từng ngành cấp 2
nói riêng đều thấp hơn tốc độ tăng giá trị sản lượng và giá trị gia tăng. <o:p></o:p></span></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align:justify"><span style="font-size:10.0pt;
line-height:115%;font-family:Arial">Đặc biệt, trong hai năm đầu tiên gia nhập
WTO, tốc độ tăng trưởng việc làm trong khu vực sản xuất công nghiệp đạt mức thấp
nhất (bình quân 5,59%/năm), mặc dù đầu tư nước ngoài và đầu tư trong nước tăng
đột biến. Điều này cho thấy, gia tăng đầu tư đã không đem lại gia tăng việc làm
như mong đợi.<o:p></o:p></span></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align:justify"><span style="font-size:10.0pt;
line-height:115%;font-family:Arial">Bên cạnh đó, tốc độ tăng trưởng hàng hóa
trung gian lại tăng nhanh (bình quân 18,48%/năm), vượt tốc độ tăng trưởng bình
quân sản lượng (bình quân 16,41%/năm) cũng như tốc độ tăng giá trị gia tăng
(bình quân 10,7%/năm). <o:p></o:p></span></p><p class="MsoNormal" style="text-align:justify"><span style="font-size:10.0pt;
line-height:115%;font-family:Arial"><div style="text-align: center;"><img alt="" src="http://file.thanhtravietnam.vn/data/old_img/Portals/0/NEWS_IMAGES/anhtl/2014_8/ldvl1.jpg" width="500px"></div><div style="color: #666666;font-size: 11px;line-height: 18px;text-align: center;font-style:italic;"><i style="color: black;"><span style="font-size:10.0pt;line-height:115%;font-family:"Times New Roman";
color:blue">Tốc độ tăng trưởng việc làm của ta còn nhiều bất hợp lý</span></i><br></div></span></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align:justify"><span style="font-size:10.0pt;
line-height:115%;font-family:Arial">Điều này phản ánh mức độ phụ thuộc của nền
kinh tế “hướng vào xuất khẩu” của Việt Nam vào các nguồn nguyên vật liệu nhập
khẩu cũng như cơ cấu công nghiệp dựa vào xuất khẩu các sản phẩm thô, ít giá trị
gia tăng (GTGT) và do đó, chất lượng việc làm thấp.<o:p></o:p></span></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align:justify"><span style="font-size:10.0pt;
line-height:115%;font-family:Arial">Mặt khác, nó cũng phản ánh rằng các doanh
nghiệp Việt <st1:country-region w:st="on"><st1:place w:st="on">Nam</st1:place></st1:country-region>
đã không tận dụng được các cơ hội hội nhập để phát triển sản xuất, đặc biệt là
trong các ngành công nghiệp hỗ trợ. Vì thế, GTGT tính trên mỗi đơn vị nguyên vật
liệu trung gian được sử dụng, các doanh nghiệp ở Việt Nam tạo ra được 0,48 đơn
vị GTGT thì sau 10 năm, giá trị đó, lẽ ra phải tăng lên hoặc chí ít không thay
đổi thì lại giảm xuống chỉ còn 0,26 đơn vị. <o:p></o:p></span></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align:justify"><span style="font-size:10.0pt;
line-height:115%;font-family:Arial">Nói cách khác, cơ hội tạo thêm GTGT đã được
chuyển bớt cho phía nước ngoài, vào những nơi mà doanh nghiệp trong nước nhập
khẩu nguyên vật liệu hưởng thụ. Nhưng quan trọng hơn là năng lực chi trả tiền
lương của công nhân, cũng như tạo thêm các việc làm mới của các doanh nghiệp
trong nước đã bị giảm sút.<o:p></o:p></span></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align:justify"><b><span style="font-size:10.0pt;line-height:115%;font-family:Arial">Năng
suất lao động chưa cao<o:p></o:p></span></b></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align:justify"><span style="font-size:10.0pt;
line-height:115%;font-family:Arial">Cơ cấu việc làm theo nghề nghiệp cũng được
phản ánh khá quan trọng bức tranh về chất lượng và trình độ lao động đang làm
việc. Xu hướng chuyển dịch lao động chung là tỉ trọng lao động làm những công
việc đòi hỏi trình độ tăng lên, lao động giản đơn đang ngày càng được thu hẹp. <o:p></o:p></span></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align:justify"><span style="font-size:10.0pt;
line-height:115%;font-family:Arial">Tuy vậy, đến năm 2010, số lao động làm những
công việc giản đơn vẫn chiếm một tỉ trọng cao, chiếm 39,1%; còn lao động có
trình độ chuyên môn kỹ thuật bậc cao và bậc trung chiếm chưa đến 9%, lao động
quản lý chiếm chưa đến 1%.<o:p></o:p></span></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align:justify"><span style="font-size:10.0pt;
line-height:115%;font-family:Arial">Năng suất lao động là một chỉ tiêu quan trọng
phản ánh chất lượng tăng trưởng cũng như chất lượng nguồn nhân lực. Ở chỉ số
này, bức tranh kinh tế của Việt <st1:country-region w:st="on"><st1:place w:st="on">Nam</st1:place></st1:country-region>
thật sự rất kém sáng sủa, nhất là trong quan hệ so sánh quốc tế.<o:p></o:p></span></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align:justify"><span style="font-size:10.0pt;
line-height:115%;font-family:Arial">So với một số nước trong khu vực, năm 2008,
Việt <st1:country-region w:st="on"><st1:place w:st="on">Nam</st1:place></st1:country-region>
có năng suất lao động thấp nhất. GDP bình quân lao động của Việt <st1:country-region w:st="on">Nam</st1:country-region> chỉ bằng 1/2 so với <st1:country-region w:st="on">Indonesia</st1:country-region>, 1/3 so với Thái Lan và bằng khoảng
1/8 của <st1:country-region w:st="on"><st1:place w:st="on">Singapore</st1:place></st1:country-region>.<o:p></o:p></span></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align:justify"><span style="font-size:10.0pt;
line-height:115%;font-family:Arial">Tuy nhiên, về tốc độ tăng năng suất lao động
giai đoạn 2000 – 2008, trong số các nước được nghiên cứu, Việt Nam chỉ thua kém
Trung Quốc (10,5%), nhưng cũng chỉ bằng 1/2 (5,1%). So sánh này cho thấy một
tình trạng là Việt <st1:country-region w:st="on"><st1:place w:st="on">Nam</st1:place></st1:country-region>
đang bị tụt hậu xa so với các nước trong khu vực về năng suất lao động.<o:p></o:p></span></p><p class="MsoNormal" style="text-align:justify"><span style="font-size:10.0pt;
line-height:115%;font-family:Arial"><div style="text-align: center;"><img alt="" src="http://file.thanhtravietnam.vn/data/old_img/Portals/0/NEWS_IMAGES/anhtl/2014_8/ldvl2.jpg" width="500px"></div></span></p><p class="MsoNormal" align="center" style="text-align:center"><i><span style="font-size:10.0pt;line-height:115%;font-family:"Times New Roman";
color:blue">Năng suất lao động của ta chưa cao do trình độ còn thấp và chưa đồng
đều.</span></i></p><div style="color: #666666;font-size: 11px;line-height: 18px;text-align: center;font-style:italic;"></div>
<p class="MsoNormal" style="text-align:justify"><span style="font-size:10.0pt;
line-height:115%;font-family:Arial">Năm 2010, năng suất lao động của Việt <st1:country-region w:st="on"><st1:place w:st="on">Nam</st1:place></st1:country-region> chỉ đạt mức
2.072 USD/người lao động (tính theo tit giá hối đoái năm 2010), đứng ở vị trí
thấp nhất các nước Châu Á được so sánh. Nếu so sánh với các nước phát triển như
Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore thì năng suất lao động của Nhật Bản cao gấp 39 lần
so với Việt Nam, Singapore cao gấp 26 lần và Hàn Quốc cao gấp 16 lần. <o:p></o:p></span></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align:justify"><span style="font-size:10.0pt;
line-height:115%;font-family:Arial">So sánh với các nước đang phát triển trong
khu vực, năng suất lao động của Malaysia cao gấp 6,5 lần Việt Nam, Thái Lan và
Trung Quốc cũng cao gấp 2 lần. Thậm chí, năng suất lao động của Philipines cũng
cao gấp rưỡi. Rõ ràng, nếu không có những thay đổi mang tính “đột phá – đột biến”
trong phương thức phát triển, Việt <st1:country-region w:st="on"><st1:place w:st="on">Nam</st1:place></st1:country-region> khó có thể bắt kịp được năng suất
lao động của các nước trong khu vực.<o:p></o:p></span></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align:justify"><span style="font-size:10.0pt;
line-height:115%;font-family:Arial">Năng suất lao động thấp của Việt Nam phản
ánh khả năng cạnh tranh kém của nền kinh tế, thể hiện ở sự hạ bậc liên tục và
“thẳng đứng” của Việt Nam trong bảng xếp hạng “Năng lực cạnh tranh toàn cầu” của
2 năm 2011 và 2012.<o:p></o:p></span></p><p style="text-align: right;">
<b><span style="font-size:10.0pt;
line-height:115%;font-family:Arial;mso-fareast-font-family:Calibri;mso-ansi-language:
EN-US;mso-fareast-language:EN-US;mso-bidi-language:AR-SA">PGS.TS Trần Đình
Thiên</span></b><span style="font-size:10.0pt;line-height:115%;font-family:
Arial;mso-fareast-font-family:Calibri;mso-ansi-language:EN-US;mso-fareast-language:
EN-US;mso-bidi-language:AR-SA"> <i>(Viện trưởng
Viện Kinh tế Việt <st1:country-region w:st="on"><st1:place w:st="on">Nam</st1:place></st1:country-region>)</i></span></p>