Nhược thị ở mắt: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Thứ ba, 29/11/2016 14:31
(ThanhtraVietnam) – Nhược thị là thị lực kém do sự phát triển thị lực không hoàn thiện trong não. Tuy không phải là bệnh phổ biến nhưng hiện nay, tỷ lệ người mắc bệnh nhược thị đang có dấu hiệu gia tăng. Nếu không điều trị sớm, khả năng làm việc của mắt có thể bị suy nhược, gây ảnh hưởng lớn đến sự hình thành thị giác 2 mắt thậm chí dẫn đến mù lòa.
<p class="MsoNormal" style="margin-bottom:6.0pt;text-align:justify;line-height: 120%"><b><span style="font-size:10.0pt; line-height:120%;font-family:&quot;Arial&quot;,sans-serif"><div style="text-align: justify;"><b style="font-size: 11px; font-style: italic; text-align: justify;"><span style="font-size:10.0pt; line-height:120%;font-family:&quot;Arial&quot;,sans-serif">Ai cũng có thể bị nhược thị</span></b><br></div></span></b></p><p class="MsoNormal" style="margin-bottom:6.0pt;text-align:justify;line-height: 120%"><span style="font-size:10.0pt;line-height:120%;font-family:&quot;Arial&quot;,sans-serif">Còn được gọi là bệnh “mắt lười”, nhược thị là hiện tượng suy giảm khả năng hoạt động của các cơ quan thị giác.<o:p></o:p></span></p> <p class="MsoNormal" style="margin-bottom:6.0pt;text-align:justify;line-height: 120%"><span style="font-size:10.0pt;line-height:120%;font-family:&quot;Arial&quot;,sans-serif">Lác mắt là nguyên nhân thường gặp nhất dẫn đến nhược thị. Tiếp đến là nhược thị do tật khúc xạ (cận thị, viễn thị, loạn thị).<o:p></o:p></span></p> <p class="MsoNormal" style="margin-bottom:6.0pt;text-align:justify;line-height: 120%"><span style="font-size:10.0pt;line-height:120%;font-family:&quot;Arial&quot;,sans-serif">Mắt bị nhược thị còn có thể là do môi trường trong suốt của mắt bị che khuất khiến ánh sáng bị ngăn cản trên đường đi tới võng mạc, gây cản trở hình ảnh lưu lại trên võng mạc. Nguyên nhân chủ yếu là do bị đục môi trường quang học của mắt như đục thủy tinh thể, đục dịch kính, sẹo giác mạc, sụp mi...<o:p></o:p></span></p> <p class="MsoNormal" style="margin-bottom:6.0pt;text-align:justify;line-height: 120%"><b><span style="font-size:10.0pt; line-height:120%;font-family:&quot;Arial&quot;,sans-serif">Nguyên nhân của bệnh <o:p></o:p></span></b></p> <p class="MsoNormal" style="margin-bottom:6.0pt;text-align:justify;line-height: 120%"><span style="font-size:10.0pt;line-height:120%;font-family:&quot;Arial&quot;,sans-serif">Bất cứ điều gì gây cản trở đến phát triển thị lực rõ ở một trong hai mắt từ lúc sinh ra cho tới tám tuổi có thể gây nên chứng giảm thị lực. Các nguyên nhân phổ biến dẫn tới bệnh nhược thị là tật lác mắt, viễn thị, loạn thị, cận thị. <o:p></o:p></span></p> <p class="MsoNormal" style="margin-bottom:6.0pt;text-align:justify;line-height: 120%"><span style="font-size:10.0pt;line-height:120%;font-family:&quot;Arial&quot;,sans-serif">Đầu tiên là tật lác mắt, là tình trạng hai mắt nhìn hai hướng. Lúc này, hai mắt không thể cùng nhìn tập trung tiêu điểm vào một vật, dẫn tới não sẽ bỏ qua những tín hiệu đến từ một trong hai mắt để tránh hiện tượng nhìn đôi, chỉ còn một mắt được sử dụng để tập trung tiêu điểm vào vật thể.<o:p></o:p></span></p> <p class="MsoNormal" style="margin-bottom:6.0pt;text-align:justify;line-height: 120%"><span style="font-size:10.0pt;line-height:120%;font-family:&quot;Arial&quot;,sans-serif">Trong một vài trường hợp, có người bị lác mắt nhưng thị lực mỗi mắt vẫn còn tốt. Khi đó hai mắt sẽ được dùng xen kẽ qua lại với nhau tùy theo từng thời điểm. Ở những trường hợp khác, một mắt giữ vai trò chính, mắt kia giữ vai trò phụ và thường thì mắt phụ này sẽ không phát triển đường dẫn truyền thị giác bình thường được, dẫn đến nhược thị.<o:p></o:p></span></p> <p class="MsoNormal" style="margin-bottom:6.0pt;text-align:justify;line-height: 120%"><span style="font-size:10.0pt;line-height:120%;font-family:&quot;Arial&quot;,sans-serif">Tiếp đó là những bất thường khúc xạ như cận thị, viễn thị, loạn thị. Nếu người nào bị tật khúc xạ ở một mắt thì mắt kia cũng bị y vậy. Tuy nhiên, cũng có trường hợp loạn thị - tức là có sự khúc xạ khác nhau ở mỗi bên mắt.<o:p></o:p></span></p> <p class="MsoNormal" style="margin-bottom:6.0pt;text-align:justify;line-height: 120%"><span style="font-size:10.0pt;line-height:120%;font-family:&quot;Arial&quot;,sans-serif">Thông thường, tật khúc xạ có thể được khắc phục bằng cách mang kính cận, viễn, loạn. Do đó, nếu thấy mắt có biểu hiện bất thường nên đi khám để kiểm tra thị lực, nếu không sẽ bị nhược thị ở con mắt bị hạn chế hoặc ít được sử dụng.<o:p></o:p></span></p> <p class="MsoNormal" style="margin-bottom:6.0pt;text-align:justify;line-height: 120%"><span style="font-size:10.0pt;line-height:120%;font-family:&quot;Arial&quot;,sans-serif">Ngoài ra, những bất thường khác gây cản trở thị giác như bị đục thủy tinh thể ở một mắt, giác mạc bị sẹo cũng là nguyên nhân dẫn tới bệnh nhược thị.<o:p></o:p></span></p><p class="MsoNormal" style="margin-bottom:6.0pt;text-align:justify;line-height: 120%"><span style="font-size:10.0pt;line-height:120%;font-family:&quot;Arial&quot;,sans-serif"><b style="font-style: normal; font-variant-ligatures: normal; font-variant-caps: normal; font-size: 12px; font-family: Arial, Helvetica, sans-serif;"><span style="font-size: 10pt; line-height: 16px; font-family: Arial, sans-serif;"></span></b></span></p><p style="margin: 0px; padding: 0px; border: 0px; font-style: inherit; font-variant: inherit; font-weight: inherit; font-stretch: inherit; font-size: inherit; line-height: inherit; font-family: inherit; vertical-align: baseline; text-align: center;"><img alt="" src="http://thanhtravietnam.vn/Portals/0/NEWS_IMAGES/oanhvt/2016_11/2013723767kinhdeo.jpg" width="500px" style="margin: 0px; padding: 0px; border: 0px; font-style: inherit; font-variant: inherit; font-weight: inherit; font-stretch: inherit; font-size: inherit; line-height: inherit; font-family: inherit; vertical-align: middle;"></p><p style="margin: 0px; padding: 0px; border: 0px; font-style: inherit; font-variant: inherit; font-weight: inherit; font-stretch: inherit; font-size: inherit; line-height: inherit; font-family: inherit; vertical-align: baseline; text-align: center;"><b style="font-style: normal; font-variant-ligatures: normal; font-variant-caps: normal; font-size: 12px; font-family: Arial, Helvetica, sans-serif; text-align: justify;"><span style="font-size: 10pt; line-height: 16px; font-family: Arial, sans-serif;"></span></b></p><div style="margin: 0px; padding: 0px; border: 0px; font-style: italic; font-variant: inherit; font-weight: inherit; font-stretch: inherit; font-size: 11px; line-height: 18px; font-family: inherit; vertical-align: baseline; text-align: center;"><font color="#0070c0">Ảnh minh họa</font></div> <p class="MsoNormal" style="margin-bottom:6.0pt;text-align:justify;line-height: 120%"><b><span style="font-size:10.0pt; line-height:120%;font-family:&quot;Arial&quot;,sans-serif">Triệu chứng của bệnh<o:p></o:p></span></b></p> <p class="MsoNormal" style="margin-bottom:6.0pt;text-align:justify;line-height: 120%"><span style="font-size:10.0pt;line-height:120%;font-family:&quot;Arial&quot;,sans-serif">Đột nhiên nhìn mờ ở một hoặc cả hai mắt. Bị mỏi mắt có thể kèm theo đó là lác mắt, sụp mi.<o:p></o:p></span></p> <p class="MsoNormal" style="margin-bottom:6.0pt;text-align:justify;line-height: 120%"><span style="font-size:10.0pt;line-height:120%;font-family:&quot;Arial&quot;,sans-serif">Giảm thị lực ở một hoặc cả hai mắt sau khi đã điều chỉnh số kính.<o:p></o:p></span></p> <p class="MsoNormal" style="margin-bottom:6.0pt;text-align:justify;line-height: 120%"><span style="font-size:10.0pt;line-height:120%;font-family:&quot;Arial&quot;,sans-serif">Có thể tự nhiên mắt bị lác. Ở trẻ em, những bé bị lác cần được theo dõi cẩn thận, thường xuyên để kiểm tra xem nhược thị có xuất hiện hay không.<o:p></o:p></span></p> <p class="MsoNormal" style="margin-bottom:6.0pt;text-align:justify;line-height: 120%"><b><span style="font-size:10.0pt; line-height:120%;font-family:&quot;Arial&quot;,sans-serif">Cách điều trị bệnh nhược thị<o:p></o:p></span></b></p> <p class="MsoNormal" style="margin-bottom:6.0pt;text-align:justify;line-height: 120%"><span style="font-size:10.0pt;line-height:120%;font-family:&quot;Arial&quot;,sans-serif">Việc điều trị nhược thị bao gồm điều trị hoặc điều chỉnh lại những rối loạn về mắt gây nhược thị. Đồng thời làm cho mắt bị nhược thị hoạt động để thị giác phát triển bình thường.<o:p></o:p></span></p> <p class="MsoNormal" style="margin-bottom:6.0pt;text-align:justify;line-height: 120%"><span style="font-size:10.0pt;line-height:120%;font-family:&quot;Arial&quot;,sans-serif">Với những người bị cận thị, viễn thị, loạn thị, có thể đeo kính đúng cách, đúng số. Với những người bị đục thủy tinh thể, có thể phẫu thuật.<o:p></o:p></span></p> <p class="MsoNormal" style="margin-bottom:6.0pt;text-align:justify;line-height: 120%"><span style="font-size:10.0pt;line-height:120%;font-family:&quot;Arial&quot;,sans-serif">Ngoài ra, cách điều trị chính vẫn là hạn chế sử dụng mắt bình thường, thường xuyên luyện tập mắt bằng cách che mắt bình thường và chỉ sử dụng mỗi mắt nhược thị. Hãy hỏi ý kiến tư vấn của bác sĩ bởi vì tùy vào tình trạng nhược thị của mắt thì sẽ có thời gian luyện tập khác nhau. Lưu ý phải kiểm tra mắt lành trong quá trình điều trị nhằm tránh tình trạng nhược thị đảo ngược.<o:p></o:p></span></p> <p class="MsoNormal" style="margin-bottom:6.0pt;text-align:justify;line-height: 120%"><span style="font-size:10.0pt;line-height:120%;font-family:&quot;Arial&quot;,sans-serif">Mặt khác, còn có thể sử dụng thuốc nhỏ mắt hoặc kính đặc chế để làm mờ mắt còn tốt thay vì dùng băng dán. Còn một cách khác là chơi trò chơi về thị giác như xâu hạt cườm, tập luyện trên máy Synoptophone, tập đồ hình để trẻ khuyến khích trẻ sử dụng mắt bị nhược thị nhiều hơn.<o:p></o:p></span></p> <p class="MsoNormal" style="margin-bottom:6.0pt;text-align:justify;line-height: 120%"><span style="font-size:10.0pt;line-height:120%;font-family:&quot;Arial&quot;,sans-serif">Một điều cần phải nhớ nữa là nhược thị sau khi đã được điều trị khỏi vẫn có thể tái phát, do đó, cần phải theo dõi lâu dài và định kỳ.<o:p></o:p></span></p> <p class="MsoNormal" style="margin-bottom:6.0pt;text-align:justify;line-height: 120%"><b><span style="font-size:10.0pt; line-height:120%;font-family:&quot;Arial&quot;,sans-serif">Cách phòng bệnh nhược thị<o:p></o:p></span></b></p> <p class="MsoNormal" style="margin-bottom:6.0pt;text-align:justify;line-height: 120%"><span style="font-size:10.0pt;line-height:120%;font-family:&quot;Arial&quot;,sans-serif">Nhược thị là bệnh về mắt xảy ra khá sớm ở trẻ. Phụ huynh cần phát hiện bệnh và điều trị sớm các nguyên nhân có thể dẫn đến nhược thị ở trẻ. Điều trị bệnh càng sớm thì khả năng phục hồi của mắt bị nhược thị càng cao. Mắt bị nhược thị do lác mắt có thể hồi phục thị lực nếu điều trị trước 9 tuổi, còn với mắt nhược thị do lệch khúc xạ thì trước 12 tuổi. Do đó với trẻ bị nhược thị, việc điều trị phải được thực hiện trước 12 tuổi. Trong đó, đối với trẻ bị nhược thị do tật khúc xạ, mắt phải được điều chỉnh kính tối ưu, đủ số./.<o:p></o:p></span></p> <p class="MsoNormal" style="margin-bottom: 6pt; text-align: right; line-height: 120%;"><o:p>&nbsp;<i>Tổng hợp</i></o:p></p>
nguyetvm
Ý kiến bình luận
Họ và tên *
Email *
Nội dung bình luận *
Xác thực *

Bản quyền thuộc Tạp chí Thanh tra