Sống chung với tâm thần phân liệt - Chủ đề của Ngày sức khỏe tâm thần 10/10/2014

Chủ nhật, 05/10/2014 13:23
(ThanhtraVietnam) – Nhân Ngày sức khỏe tâm thần thế giới (10/10), Hội Tâm thần Việt Nam phối hợp với bệnh viện Tâm thần Trung ương I và các đối tác khác, trong đó có Quỹ cựu chiến binh Mỹ tại Việt Nam tổ chức hội nghị quốc tế về sức khỏe tâm thần vào ngày 02, 03/10 với sự tham gia của các chuyên gia quốc tế đến từ Mỹ, Úc, Canada, Nhật Bản, Pháp, Hàn Quốc, Đài Loan cũng như các nhà lập chính sách, các nhà quản lý, lãnh đạo, cán bộ chuyên môn đến từ cơ sở chăm sóc sức khỏe tâm thần tuyến trung ương và 63 tỉnh, thành cả nước.
<p class="MsoNormal" style="margin-top:6.0pt;margin-right:0in;margin-bottom:6.0pt; margin-left:0in;text-align:justify;line-height:120%"><span style="font-size: 10.0pt;line-height:120%;font-family:&quot;Arial&quot;,&quot;sans-serif&quot;">Mỗi năm với chủ đề khác nhau, các quốc gia tổ chức các hoạt động vì sức khỏe tâm thần nhân Ngày sức khỏe tâm thần thế giới nhằm nâng cao nhận thức về sức khỏe tâm thần. Đây cũng là cơ hội để tất cả các bên liên quan cùng trao đổi về các hoạt động hỗ trợ vì sức khỏe tâm thần, đáp ứng ngày một tốt hơn nhu cầu thực tế của con người trên toàn thế giới.<o:p></o:p></span></p> <p class="MsoNormal" style="margin-top:6.0pt;margin-right:0in;margin-bottom:6.0pt; margin-left:0in;text-align:justify;line-height:120%"><span style="font-size: 10.0pt;line-height:120%;font-family:&quot;Arial&quot;,&quot;sans-serif&quot;">“Sống chung với tâm thần phân liệt” là chủ đề được Liên đoàn sức khỏe Tâm thần thế giới (WFMH) chọn cho Ngày sức khỏe tâm thần 10/10/2014. Đây cũng là trọng tâm mà Tổ chức Y tế thế giới (WHO) muốn nhấn mạnh về một cuộc sống khỏe mạnh với tâm thần phân liệt. Theo WHO, tâm thần phân liệt là một trong những nguyên nhân gây tàn phế hàng đầu trên thế giới. Ước tính toàn cầu có ít nhất 26 triệu người đang sống chung với tâm thần phân liệt.<o:p></o:p></span></p> <p class="MsoNormal" style="margin-top:6.0pt;margin-right:0in;margin-bottom:6.0pt; margin-left:0in;text-align:justify;line-height:120%"><span style="font-size: 10.0pt;line-height:120%;font-family:&quot;Arial&quot;,&quot;sans-serif&quot;">So với người bình thường, người mắc bệnh tâm thần phân liệt tử vong sớm hơn 15 – 20 năm, thất nghiệp nhiều hơn 6 – 7 lần. Họ thường xuyên đối mặt với cảnh vô gia cư và các tổ chức tội phạm. Khoảng 5 – 10% bệnh nhân phải tự lo cuộc sống cho bản thân.<o:p></o:p></span></p> <p class="MsoNormal" style="margin-top:6.0pt;margin-right:0in;margin-bottom:6.0pt; margin-left:0in;text-align:justify;line-height:120%"><span style="font-size: 10.0pt;line-height:120%;font-family:&quot;Arial&quot;,&quot;sans-serif&quot;">Tại Việt Nam, ước tính có hơn 250.000 người mắc bệnh tâm thần phân liệt. Những người này chủ yếu sống tại gia đình và không có việc làm. Tính đến cuối năm 2013, Dự án Bảo vệ sức khỏe tâm thần cộng đồng và trẻ em thuộc Chương trình mục tiêu y tế quốc gia đã quản lý và theo dõi tại cộng đồng 192.545 bệnh nhân tâm thần phân liệt.<o:p></o:p></span></p> <p class="MsoNormal" style="margin-top:6.0pt;margin-right:0in;margin-bottom:6.0pt; margin-left:0in;text-align:justify;line-height:120%"><span style="font-size: 10.0pt;line-height:120%;font-family:&quot;Arial&quot;,&quot;sans-serif&quot;">Ngày nay điều trị bệnh tâm thần phân liệt đang đi theo hướng ngày càng lấy bệnh nhân làm trung tâm hơn, mang tính phối hợp hơn và có hiệu quả hơn. Các nhà chuyên môn cũng phải “sống chung với bệnh tâm thần”.<o:p></o:p></span></p> <p class="MsoNormal" style="margin-top:6.0pt;margin-right:0in;margin-bottom:6.0pt; margin-left:0in;text-align:justify;line-height:120%"><span style="font-size: 10.0pt;line-height:120%;font-family:&quot;Arial&quot;,&quot;sans-serif&quot;">Tại hội nghị, ông La Đức Cương, Giám đốc Bệnh viện Tâm thần Trung ương I cho biết, trẻ tự kỷ, trẻ tăng động giảm chú ý và người nghiện game là hai vấn đề được quan tâm nhất ở Việt Nam hiện nay.<o:p></o:p></span></p> <p class="MsoNormal" style="margin-top:6.0pt;margin-right:0in;margin-bottom:6.0pt; margin-left:0in;text-align:justify;line-height:120%"><span style="font-size: 10.0pt;line-height:120%;font-family:&quot;Arial&quot;,&quot;sans-serif&quot;">Là người gắn bó với Việt Nam 20 năm qua, GS Harry Minas (ĐH Melbourne, Úc), chuyên gia về sức khỏe tâm thần quốc tế chia sẻ về những thách thức đang gặp phải của Việt Nam hiện nay: “Việt Nam đang quan tâm hơn tới vấn đề sức khỏe tâm thần, tuy nhiên cần tăng thêm những cam kết đầu tư để cải thiện chất lượng dịch vụ, đặc biệt cải thiện hệ thống thông tin về sức khỏe tâm thần nhằm đảm bảo chất lượng lập kế hoạch, giám sát và đánh giá các dịch vụ sức khỏe tâm thần. Điều đó bao gồm sự cần thiết phải xây dựng bộ luật về sức khỏe tâm thần, một chính sách quốc gia về sức khỏe tâm thần, cũng như việc thiết lập một đơn vị sức khỏe tâm thần đủ mạnh trong Bộ Y tế”./.<o:p></o:p></span></p> <p class="MsoNormal" align="right" style="margin-top:6.0pt;margin-right:0in; margin-bottom:6.0pt;margin-left:0in;text-align:right;line-height:120%"><b><span style="font-size:10.0pt;line-height: 120%;font-family:&quot;Arial&quot;,&quot;sans-serif&quot;">Hoàng Minh<o:p></o:p></span></b></p>
huyentt
Ý kiến bình luận
Họ và tên *
Email *
Nội dung bình luận *
Xác thực *

Bản quyền thuộc Tạp chí Thanh tra