Văn hóa xếp hàng của người Việt

Thứ ba, 25/08/2015 14:57
(ThanhtraVietNam) – Chuyện về văn hóa xếp hàng của người Việt đã bao nhiêu lần được nhắc đi nhắc lại, dư luận nhiều lần “mổ xẻ” nhưng cảnh xô đẩy, chen lấn tại các nơi công cộng như sân bay, nhà ga, bến tàu và nhiều môi trường khác vẫn cứ tồn tại và tiếp diễn trở thành “Nét văn hóa” của người Việt Nam.
<p class="MsoNormal" style="text-align:justify;line-height:120%"><span style="font-size:10.0pt;line-height:120%;font-family:&quot;Arial&quot;,&quot;sans-serif&quot;">Thời bao cấp, người Việt cũng biết xếp hàng, từ việc mua hộp diêm, gói tăm đến bó rau muống, gạo, thuốc…cho đến những việc lớn hơn. Khi đất nước đổi mới, nền kinh tế phát triển, chuyện xếp hàng thời bao cấp lùi vào quá khứ. Việc xếp hàng giờ đây bắt nguồn từ nhu cầu trong một thời điểm nhất định nào đó của người dân, cần có cách giải quyết công bằng và hợp lý, vì vậy câu chuyện xếp hàng lại tiếp tục diễn ra.<o:p></o:p></span></p> <p class="MsoNormal" style="text-align:justify;line-height:120%"><span style="font-size:10.0pt;line-height:120%;font-family:&quot;Arial&quot;,&quot;sans-serif&quot;">Vì không muốn xếp hàng, ai cũng muốn giành đường nên mới xảy ra tắc đường thường xuyên. Người Việt tự tạo ra tắc đường do chen lấn và khi không có cảnh sát giao thông thì không thể giải quyết được. Có hàng trăm lý do để người ta cố tình không xếp hàng: sợ trễ giờ, ngại chờ đợi, muốn chiếm lợi thế hơn người khác... Người ta sẵn sàng xô đẩy nhau để đổi chiếc mũ bảo hiểm cũ lấy mới trong một chương trình ưu đãi; hất ngã người khác để leo lên chiếc xe tham quan khu du lịch khi lượng khách quá đông; hay các bậc phụ huynh chen lấn đạp đổ cổng để xông vào nộp hồ sơ xin học cho con em mình; chen lấn ở bệnh viện, bến xe, bến tàu, sân bay, quán ăn…</span></p><p class="MsoNormal" style="text-align:justify;line-height:120%"><span style="font-size:10.0pt;line-height:120%;font-family:&quot;Arial&quot;,&quot;sans-serif&quot;"><div style="text-align: center;"><div style="text-align: center;"><img alt="" src="/Portals/0/NEWS_IMAGES/oanhvt/2015_8/x.jpg" width="500px"></div><div style="color: #666666;font-size: 11px;line-height: 18px;text-align: center;font-style:italic;">Ảnh minh họa (Ảnh: Nguồn Internet)</div></div></span></p> <p class="MsoNormal" style="text-align:justify;line-height:120%"><span style="font-size:10.0pt;line-height:120%;font-family:&quot;Arial&quot;,&quot;sans-serif&quot;">Mới đây, khi tôi xếp hàng tại một quầy ăn nhanh, một bạn nữ từ đâu chen ngang, không xin phép cũng chẳng để ý đến cái nhìn khó chịu của người đang chờ đến lượt mình. Tuy nhiên, điều đáng buồn nữa là người nhân viên bán hàng ở đây không có ý kiến gì cả, họ vẫn bán, vẫn thu tiền. Khi có một bạn khác lên tiếng thì người bạn nữ chen ngang đó và nhân viên bán hàng đều lờ đi như không có gì xảy ra cả. Chuyện không xếp hàng chỉ vì thiếu kiên nhẫn và không biết cách cư xử chẳng phải là chuyện ở riêng nước ta. Đâu cũng có chuyện đó, như ở Châu Âu, cũng có những trường hợp nhóm người chen ngang không xếp hàng, một cô bán hàng đang tính tiền cho khách đã dừng việc của mình lại, quay sang nhóm khách đó, nói rất nhẹ nhàng, rằng cô không thể phục vụ cho họ, khi còn những người xếp hàng trước đó; hay ở Singapore, tại những nơi cần xếp hàng, thỉnh thoảng người ta vẫn treo lên tấm biển nhỏ có dòng chữ “Queue By Law” (xếp hàng theo luật) để nhắc nhở. Vậy vấn đề quan trọng là người ta xử lý thế nào. Ý thức không tự nhiên mà có, mà đơn giản là một hành vi có được khi trải qua thời gian và được coi là một trong những nguyên tắc cơ bản của tổ chức xã hội. Và sự nhắc nhở của những tấm biển, thái độ của người bán hàng, sự phản đối của những người bị chen ngang...chính là thể hiện của việc văn minh, sự tôn trọng và đòi hỏi tôn trọng giữa người và người vẫn tồn tại.<o:p></o:p></span></p> <p class="MsoNormal" style="text-align:justify;line-height:120%"><span style="font-size:10.0pt;line-height:120%;font-family:&quot;Arial&quot;,&quot;sans-serif&quot;">Vậy có phải là người Việt thực sự không thích xếp hàng không? Những người thiếu ý thức không ít, nhưng cũng có những người có ý thức, sẵn sàng xếp hàng. Nhưng đáng buồn thay, ý thức xếp hàng giống như một "cơn nghiện" vậy. Khi thấy một số người chen lấn hàng, có nhiều người không chọn cách lên tiếng, từ những người "biết xếp hàng", họ đã "thay đổi bản thân" để không bị chèn ép. Còn những người "cam chịu", những người "biết xếp hàng thật sự", có khi phải thiệt hại mất vài chục phút chờ đợi chỉ vì những người “thiếu ý thức xếp hàng” kia. Chuyện xếp hàng tưởng chừng chỉ là một việc nhỏ, nhưng qua đó có thể nói lên nhiều điều. Ðôi khi, những người sống có ý thức, có văn hóa, tuân theo hàng lối, nhắc nhở người khác thường bị thua thiệt, thậm chí bị coi là khác người. Chính tâm lý đó cũng góp phần không nhỏ khiến văn hóa xếp hàng, ứng xử nơi công cộng không được coi trọng.<o:p></o:p></span></p> <p class="MsoNormal" style="text-align:justify;line-height:120%"><span style="font-size:10.0pt;line-height:120%;font-family:&quot;Arial&quot;,&quot;sans-serif&quot;">Ban đầu là thực hiện theo quy định, nâng dần lên tự giác và trở thành văn hóa ứng xử. Muốn phục hồi lại văn hóa xếp hàng của người Việt không phải là không thể. Đầu tiên là việc thay đổi tư duy quản lý, lãnh đạo càng cao, thì từ</span><span style="font-family: Arial, sans-serif; font-size: 13.3333330154419px; font-style: normal; font-variant: normal; line-height: 16px;">&nbsp;những&nbsp;</span><span style="font-family: Arial, sans-serif; font-size: 13.3333330154419px; font-style: normal; font-variant: normal; line-height: 16px;">việc nhỏ nhất</span><span style="font-family: Arial, sans-serif; font-size: 10pt; line-height: 120%;">&nbsp;càng phải gương mẫu xếp hàng, xã hội nào cũng vậy “Thượng bất chính thì hạ tắc loạn”. Nhà quản lý các cấp cần tạo cho người dân chỗ xếp hàng. Có thể dùng dây thừng để cơ động, hoặc dùng vạch vôi giới hạn, chuyên nghiệp hơn thì dùng thanh nhôm, chỗ nào đám đông có nhu cầu, chỗ đó phải có chỗ xếp hàng. Ban đầu tăng cường thêm người nhắc nhở, ai chen lấn, vượt rào thì bị cảnh cáo và phải trở lại vị trí sau cùng hay thậm chí xử phạt theo qui định. Thứ hai, để thay đổi, tác động được cần một quá trình nghiêm túc, lâu dài, bắt đầu từ những việc nhỏ nhặt trong mỗi gia đình và nhà trường. Người lớn nhất thiết phải làm gương trong hành vi, thái độ ứng xử cho thế hệ trẻ, như cha mẹ với con cái, thầy cô với học trò, anh chị với các em để từ đó những hành vi ứng xử đúng dần được hình thành./.</span></p><p class="MsoNormal" style="text-align:justify;line-height:120%"><o:p></o:p></p><p class="MsoNormal" style="text-align: right; line-height: 120%;"><span style="font-size:10.0pt;line-height:120%;font-family:&quot;Arial&quot;,&quot;sans-serif&quot;"><b>Oanh Vũ</b> (<i>Tổng hợp</i>)</span></p>
hangnt
Ý kiến bình luận
Họ và tên *
Email *
Nội dung bình luận *
Xác thực *

Bản quyền thuộc Tạp chí Thanh tra