Chia sẻ kinh nghiệm quốc tế trong phòng chống tham nhũng

Thứ hai, 25/08/2014 15:54
(ThanhtraVietnam) - Trong khuôn khổ Đề án tăng cường quản lý tuyên truyền và sử dụng kết quả đầu ra của hoạt động hợp tác quốc tế, ngày 25/8/2014, Thanh tra Chính phủ đã tổ chức Hội nghị "Chia sẻ kinh nghiệm quốc tế về phòng ngừa tham nhũng" với sự tham dự của các chuyên gia quốc tế, đại diện các cơ quan, bộ, ngành Trung ương và Thanh tra các địa phương khu vực miền Trung, Tây Nguyên. Hội nghị do Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Trần Đức Lượng chủ trì.
<!--[if gte mso 9]><xml> <w:WordDocument> <w:View>Normal</w:View> <w:Zoom>0</w:Zoom> <w:PunctuationKerning/> <w:ValidateAgainstSchemas/> <w:SaveIfXMLInvalid>false</w:SaveIfXMLInvalid> <w:IgnoreMixedContent>false</w:IgnoreMixedContent> <w:AlwaysShowPlaceholderText>false</w:AlwaysShowPlaceholderText> <w:Compatibility> <w:BreakWrappedTables/> <w:SnapToGridInCell/> <w:WrapTextWithPunct/> <w:UseAsianBreakRules/> <w:DontGrowAutofit/> </w:Compatibility> <w:BrowserLevel>MicrosoftInternetExplorer4</w:BrowserLevel> </w:WordDocument> </xml><![endif]--> <p class="MsoNormal"><span style="font-size:10.0pt;font-family:Arial"></span><span style="font-size:10.0pt;font-family:Arial"><div style="text-align: center;"><img alt="" src="http://file.thanhtravietnam.vn/data/old_img/Portals/0/NEWS_IMAGES/anhdt/2014_8/img_2777.JPG" width="500px"></div><div style="color: #666666;font-size: 11px;line-height: 18px;text-align: center;font-style:italic;">Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Trần Đức Lượng<br></div>Phát biểu khai mạc Hội nghị, Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Trần Đức Lượng nhấn mạnh, trong bối cảnh tham nhũng ngày càng tinh vi và diễn biến phức tạp, cùng với những nỗ lực, nguồn lực và kinh nghiệm nội tại, Việt Nam còn phải tìm hiểu, học hỏi thêm kinh nghiệm, thực tiễn tốt của quốc tế để nghiên cứu áp dụng phù hợp với thực tiễn Việt Nam. Phó Tổng Thanh tra Chính phủ cho biết, Thanh tra Chính phủ với chức năng là cơ quan quản lý Nhà nước về công tác phòng, chống tham nhũng đang đẩy mạnh công tác nghiên cứu, tổng hợp, phổ biến kinh nghiệm quốc tế trong lĩnh vực này. "Qua hội nghị các diễn giả sẽ cùng trao đổi những khó khăn, thách thức mà Việt Nam gặp phải trong phòng ngừa tham nhũng, đồng thời khuyến nghị giải pháp trên cơ sở kinh nghiệm, thực tiễn tốt của quốc tế ", Phó Tổng Thanh tra Chính phủ khẳng định. <br></span></p> <p class="MsoNormal"><span style="font-size:10.0pt;font-family:Arial">Với mục đích đánh giá việc tuân thủ quy định về phòng ngừa tham nhũng trong công ước LHQ về chống tham nhũng của Việt Nam, ông Ngô Mạnh Hùng, Phó Cục trưởng Cục chống tham nhũng, TTCP đã đưa ra cái nhìn tổng quát về thực tiễn phòng chống tham nhũng của Việt Nam theo quy định của Công ước. Theo đó, Việt Nam đã có được những kết quả bước đầu trong việc xây dựng, thực thi, đánh giá chính sách và hợp tác quốc tế, hầu hết các cơ quan có chức năng chống tham nhũng của Việt Nam khi tiến hành hoạt động nghiệp vụ đều đảm bảo được tính độc lập cần thiết, nhất là hoạt động điều tra, truy tố, xét xử đối với tội phạm tham nhũng, các biện pháp phòng ngừa tham nhũng trong khu vực công được triển khai tích cực, đồng bộ và có hiệu quả. Cũng theo ông Hùng, việc công khai thông tin, việc triển khai các biện pháp liên quan đến hoạt động truy tố, xét xử và hoạt động phòng ngừa tham nhũng trong khu vực tư đã được Việt Nam thực hiện tốt trong thời gian qua. Đồng thời, Việt Nam đã có nhiều nỗ lực phát huy vai trò, trách nhiệm của xã hội trong PCTN. <br></span></p> <p class="MsoNormal"><span style="font-size:10.0pt;font-family:Arial"><div style="text-align: center;"><img alt="" src="http://file.thanhtravietnam.vn/data/old_img/Portals/0/NEWS_IMAGES/anhdt/2014_8/img_2762.JPG" width="500px"></div><div style="color: #666666;font-size: 11px;line-height: 18px;text-align: center;font-style:italic;">Quang cảnh Hội nghị<br></div>Chia sẻ tại Hội nghị, bà Evelyn Lam, Vụ trưởng, Cơ quan cảnh sát Hồng Kông cho biết, ở Hồng Kông, các quy định về việc tiếp nhận các lợi ích của công chức rất nghiêm ngặt, công chức được coi là có hành vi phạm tội nếu không có quyền hợp pháp hay lý do chính đáng mà gạ gẫm, nhận lợi ích từ các việc như: thực hiện, không thực hiện hành động nào nằm trong khả năng của mình; xúc tiến, trì hoãn, cản trở hoặc ngăn chặn việc thực hiện một hành động nằm trong khả năng của mình hay của công chức khác hoặc hỗ trợ, ưu tiên, cản trở, trì hoãn bất kỳ người nào trong giao dịch kinh doanh của công ty nào đó. "Đối với một sỹ quan cảnh sát, chỉ cần chấp nhận một khoản giảm giá đáng kể cho bữa tối tại nhà hàng mà anh ta đã từng giải quyết việc cấp giấy phép về rượu là có thể bị buộc tội trái với đạo đức công vụ và bị phạt tù 12 tháng. Hoặc một nhân viên giám sát, trong quá trình xử lý một trường hợp kỷ luật của một cảnh sát, gạ gẫm một khoản tiền từ cảnh sát này sẽ bị buộc tội hối lộ và bị kết án 30 tháng tù", bà Evelyn Lam chia sẻ. Ngoài ra, để đảm bảo tính liêm chính của cảnh sát, cơ quan cảnh sát Hồng Kông cũng đưa ra các giải pháp quản lý và giảm thiểu rủi ro cho các sỹ quan công an: không được làm việc ở khu vực có người thân, cảnh sát nào được mang hay không được mang vũ khí, thông báo đối với các sỹ quan cảnh sát không được giao thiệp với những đối tượng trong "sổ đen", hay quản lý các khoản nợ của sỹ quan để ngăn ngừa tham nhũng. Những sỹ quan cảnh sát dính líu đến tham nhũng đều bị xử lý nghiêm khắc, nếu vi phạm mức độ nặng phải bị ngồi tù. "Đây là những biện pháp vừa có tác dụng răn đe, vừa để bảo vệ nhân viên của chúng tôi trước tệ nạn tham nhũng", bà Evelyn Lam nói. <br></span></p> <p class="MsoNormal"><span style="font-size:10.0pt;font-family:Arial">Đánh giá việc nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế đối với quá trình hoàn thiện chính sách, pháp luật về phòng, chống tham nhũng của Việt Nam, ông Nguyễn Tuấn Anh, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế, TTCP khẳng định đây là việc làm có ý nghĩa quan trọng giúp đề xuất các sáng kiến lập pháp hoặc sáng kiến chính sách về phòng, chống tham nhũng, giúp đưa ra các phương thức tiếp cận hoặc phương án điều chỉnh mới trong quá trình hoạch định chính sách pháp luật về phòng, chống tham nhũng và nâng cao kiến thức, kỹ năng cho đội ngũ cán bộ làm công tác hoạch định chính sách, pháp luật. Điều này không chỉ giúp Việt Nam nâng cao hiệu lực, hiệu quả phòng, chống tham nhũng mà qua đó còn khẳng định vai trò là một quốc gia thành viên tích cực trong các khuôn khổ hợp tác quốc tế song phương và đa phương. Theo ông Tuấn Anh, việc<span style="mso-spacerun:yes">&nbsp; </span>nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế trong thời gian tới có thể tập trung vào thực tiễn tốt của các quốc gia trong giải quyết những vấn đề mà pháp luật Việt Nam hiện còn hạn chế như tiếp tục hoàn thiện pháp luật về tố cáo liên quan đến các hình thức khen thưởng người tố cáo, các phương thức bảo vệ người tố cáo, hoàn thiện pháp luật về kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn, đặc biệt là việc xử lý đối với tài sản tăng thêm không được giải trình hợp lý về nguồn gốc... Kết quả nghiên cứu những vấn đề này sẽ góp phần quan trọng vào việc hoàn thiện chính sách, pháp luật về phòng chống tham nhũng. <br></span></p> <p class="MsoNormal"><span style="font-size:10.0pt;font-family:Arial">Cũng tại Hội nghị, cùng với các diễn giả khác, phần chia sẻ của ông Shervin Majlessi, cố vấn Chống tham nhũng khu vực, Cơ quan phòng chống Ma tuý và Tội phạm Liên hợp quốc (UNODC) về những kinh nghiệm quốc tế về phòng ngừa tham nhũng trong mua sắm công và quản lý tài chính công, trong nâng cao trách nhiệm giải trình của cán bộ, công chức và tăng cường sự tiếp cận thông tin của người dân đã nhận được nhiều sự quan tâm của các đại biểu tham dự Hội nghị. Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Trần Đức Lượng nhấn mạnh, n</span>hững thông tin tư liệu diễn giả cung cấp là hết sức hữu ích về các vấn đề,&nbsp;<span style="text-align: justify;">kinh nghiệm của các quốc gia sẽ giúp cho Việt Nam trong quá trình nghiên cứu xây dựng chính sách pháp luật cũng như thực hiện./.</span></p><p class="MsoNormal"><span style="font-size:10.0pt;font-family:Arial"></span></p><p class="MsoNormal"><span style="font-size:10.0pt;font-family:Arial"></span></p><p style="text-align: right;" class="MsoNormal"><span style="font-size:10.0pt;font-family:Arial"><b>P.V</b><br></span></p> <!--[if gte mso 9]><xml> <w:LatentStyles DefLockedState="false" LatentStyleCount="156"> </w:LatentStyles> </xml><![endif]--><!--[if !mso]><object classid="clsid:38481807-CA0E-42D2-BF39-B33AF135CC4D" id=ieooui></object> <style> st1\:*{behavior:url(#ieooui) } </style> <![endif]--><!--[if gte mso 10]> <style> /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0cm 5.4pt 0cm 5.4pt; mso-para-margin:0cm; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Times New Roman"; mso-ansi-language:#0400; mso-fareast-language:#0400; mso-bidi-language:#0400;} </style> <![endif]-->
anhdt
Ý kiến bình luận
Họ và tên *
Email *
Nội dung bình luận *
Xác thực *

Bản quyền thuộc Tạp chí Thanh tra