Bảo hiểm thất nghiệp đóng vai trò tích cực trong hệ thống an sinh xã hội

Thứ năm, 19/09/2019 21:29
(ThanhtraVietnam)- Đó là nhận định của ông Trần Tuấn Tú - Trưởng phòng Bảo hiểm thất nghiệp, Cục việc làm thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tại Hội nghị truyền thông về việc làm khu vực phía Nam do Cục việc làm và Tạp chí Lao động và Xã hội tổ chức tại thành phố Cần Thơ mới đây.

leftcenterrightdel
Toàn cảnh Hô%3ḅi nghị tại Cần Thơ
Đánh giá kết quả thực hiện bảo hiểm thất nghiệp, ông Trần Tuấn Tú cho biết: Tổng kết 10 năm thực hiê%3ḅn bảo hiểm thất nghiê%3ḅp (BHTN) giai đoạn 2009 - 2018, với 10 thành tựu nổi bâ%3ḅt: chính sách BHTN liên tục được khẳng định trong văn bản Luâ%3ḅt và được hướng dẫn đầy đủ, kịp thời. Tính đến hết năm 2018, cả nước có gần có gần 13.000.000 người tham gia BHTN, chiếm 25,8% lực lượng lao động trong độ tuổi, vượt so với dự kiến; hỗ trợ cho gần 5.000.000 lượt người hưởng trợ cấp thất nghiệp, trong đó có 96,8% được tư vấn, giới thiệu việc làm miễn phí; thực hiện BHTN đảm bảo nguyên tắc chia sẻ, đóng - hưởng và an toàn qũy; hoạt động tư vấn, giới thiệu việc làm, hỗ trợ học nghề ngày càng được tăng cường hiệu quả, “Đúng đối tượng, đúng chế đô%3ḅ, đúng thời hạn”. BHTN thực sự trở thành điểm tựa của người lao động và người sử dụng lao động. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, cải cách thủ tục hành chính và hợp tác quốc tế trong việc thực hiện BHTN; phối hợp chặt chẽ giữa các ngành, các cấp trong việc thực hiện BHTN; BHTN được các ngành các cấp và xã hội đánh giá cao.

leftcenterrightdel
 Ông Trần Tuấn Tú - Trưởng phòng BHTN, Bô%3ḅ Lao đô%3ḅng -Thương binh và Xã hô%3ḅi trình bày đề án tại hô%3ḅi nghị
Trên thế giới, chính sách bảo hiểm thất nghiệp đã được thực hiện từ lâu, nhưng tại khu vực Đông Nam Á mới hiện chỉ có hai nước Việt Nam và Thái Lan thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp. Qua tổng kết, mô hình BHTN ở Việt Nam được đánh giá khá thành công. Theo tổng kết, đến hết năm 2018, dư nợ của Quỹ BHTN đã đạt hơn 80.000 tỷ đồng, đảm bảo an toàn quỹ, thu năm sau luôn cao hơn năm trước.

Bên cạnh những mặt được, kết quả thực hiện BHTN còn bộc lộ nhiều hạn chế, còn nặng về giải quyết trợ cấp thất nghiệp; công tác tư vấn, giới thiệu việc làm và hỗ trợ học nghề chưa đạt được kết quả như mong muốn, chưa có người sử dụng lao động nào được hưởng chế độ hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kĩ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động; chính sách BHTN chưa thực sự trở thành công cụ quản trị thị trường lao động hiệu quả.

Có nhiều nguyên nhân, trong đó có vấn đề nhân sự thực hiện BHTN tại các Trung tâm dịch vụ việc làm chưa được thống nhất; quỹ BHTN chưa được sử dụng để hỗ trợ đầy đủ các chế độ BHTN và việc triển khai thực hiê%3ḅn BHTN trong khi hầu hết hoạt động của Trung tâm dịch vụ việc làm đều phục vụ cho người lao động thất nghiệp, nhưng kinh phí từ quỹ BHTN chỉ đáp ứng một phần nhỏ các hoạt động này, dẫn đến công tác thông tin thị trường lao động, khai thác vị trí viê%3ḅc làm trống, tư vấn, giới thiệu việc làm, tư vấn học nghề còn gặp nhiều khó khăn. Đây là một trong các nguyên nhân dẫn đến việc chính sách BHTN chưa thực sự trở thành công cụ quản trị thị trường lao động.

Mục tiêu trong thời gian tới là nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động của các cơ quan, đơn vị thực hiện chính sách BHTN; trong đó, tập trung về tổ chức bộ máy và nhân sự, cơ chế tài chính bảo đảm tinh gọn, chuyên nghiệp, hiệu lực, hiệu quả, để chính sách BHTN thực sự trở thành công cụ quản trị thị trường lao động.

Để thực hiê%3ḅn được mục tiêu trên cần phải có nhiều nhóm giải pháp đồng bô%3ḅ: nhóm giải pháp hoàn thiện hệ thống tổ chức thực hiện BHTN; nhóm giải pháp nâng cao năng lực nhân sự thực hiện BHTN; nhóm giải pháp về đổi mới cơ chế tài chính và nguồn tài chính; nhóm giải pháp về ứng dụng công nghệ thông tin trong việc thực hiện BHTN; các nhóm giải pháp khác về cơ sở vật chất, công tác quản trị thị trường lao động, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức trong việc thực hiện chính sách BHTN, tăng cường công tác hỗ trợ học nghề, thanh kiểm tra việc chấp hành pháp luật tại các cơ quan đơn vị thực hiện BHTN, phối hợp thực hiện và hợp tác quốc tế.

Mong rằng trong thời gian tới, công tác BHTN tiếp tục nhâ%3ḅn được quan tâm đúng mức của Nhà nước; trong đó, có công tác thanh, kiểm tra đối với hoạt động của các đơn vị thực hiện BHTN, để chính sách BHTN phát huy tốt vai trò trong hệ thống an sinh xã hội, trở thành một trong những công cụ chủ động quản trị thị trường lao động.

PV

Ý kiến bình luận
Họ và tên *
Email *
Nội dung bình luận *
Xác thực *

Bản quyền thuộc Tạp chí Thanh tra