Theo thông tin từ UBND tỉnh Lâm Đồng, ngày 31/8/2022, Thanh tra Chính phủ có Văn bản số 1430/TTCP-C.IV thông báo điểm đánh giá công tác phòng, chống tham nhũng năm 2020 của tỉnh Lâm Đồng đạt 73,13/100 điểm. Trong đó, tỉnh đã thực hiện tốt các tiêu chí như: việc lãnh đạo, chỉ đạo công tác phòng, chống tham nhũng (4,0/4,0 điểm); kiểm soát tài sản, thu nhập (6,0/6,0 điểm) tiếp nhận, xử lý kiến nghị, phản ánh của người dân, doanh nghiệp (2,0/2,0 điểm) số lượng tiền, tài sản kiến nghị thu hồi qua phát hiện các hành vi tham nhũng (3,0/3,0 điểm) việc thu hồi tài sản tham nhũng (10/10 điểm).
Tuy nhiên, UBND tỉnh chỉ rõ vẫn còn một số tiêu chí thực hiện chưa tốt hoặc đã khắc phục nhưng hiệu quả chưa cao như: kiểm soát xung đột lợi ích (0,0/6,0 điểm), công tác phòng ngừa tham nhũng trong doanh nghiệp, tổ chức, khu vực ngoài nhà nước (2,0/5,0 điểm), việc phát hiện hành vi tham nhũng qua kiểm tra, thanh tra, giám sát (0,02/4,0 điểm), qua phản ánh, tố cáo (2,0/4,0 điểm) kết quả xử lý trách nhiệm người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức đơn vị (1,26/7,5 điểm).
Trước đó, trên cơ sở kết quả tự đánh giá công tác phòng chống tham nhũng năm 2020, UBND tỉnh đã ban hành Văn bản số 8590/UBND-NC ngày 25/11/2021 về việc chấn chỉnh và nâng cao hiệu quả công tác đánh giá công tác phòng, chống tham nhũng trên địa bàn tỉnh. Qua kết quả tự đánh giá công tác phòng, chống tham nhũng theo Quyết định số 126/QĐ-TTCP ngày 27/4/2022 của Tổng Thanh tra Chính phủ ban hành “Bộ chỉ số tiêu chí đánh giá và tài liệu hướng dần đánh giá công tác phòng, chống tham nhũng cấp tỉnh năm 2021” cho thấy: cơ bản các sở, ban, ngành; UBND các huyện, thành phố Đà Lạt, Bảo Lộc và các cơ quan, tổ chức, đơn vị có liên quan đã triển khai thực hiện tốt các tiêu chí về ban hành văn bản chỉ đạo triển khai thực hiện công tác phòng, chống tham nhũng; xây dựng chế độ, định mức, tiêu chuẩn; thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về phòng, chống tham nhũng; công khai các nội dung theo quy định tại Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018 và hướng dẫn của Thanh tra Chính phủ.
Tuy nhiên, còn một số cơ quan, địa phương, đơn vị, chưa kịp thời công khai đầy đủ các nội dung phải công khai lên trang thông tin điện tử; chưa báo cáo rà soát về việc triển khai và kết quả giải quyết xung đột lợi ích tại cơ quan, địa phương, đơn vị mình; hầu hết các cơ quan, tổ chức khu vực ngoài nhà nước chưa thực hiện đầy đủ việc xây dựng, thực hiện và kiểm tra quy tắc ứng xử; một số cơ quan, địa phương, đơn vị chưa thực hiện tốt công tác tự kiểm tra nên còn để xảy ra tình trạng cán bộ, công chức, viên chức vi phạm kỷ luật, một số trường hợp phải xem xét, xử lý trách nhiệm hình sự...
|
|
UBND tỉnh Lâm Đồng chấn chỉnh, nâng cao hiệu quả đánh giá công tác phòng, chống tham nhũng trên địa bàn tỉnh năm 2022 và các năm tiếp theo |
Thực hiện đồng loạt các giải pháp để công tác phòng, chống tham nhũng đi vào thực chất
Để công tác phòng, chống tham nhũng đi vào thực chất và tiếp tục nâng cao chất lượng, điểm số đánh giá công tác phòng, chống tham nhũng cấp tỉnh năm 2022 và các năm tới, UBND tỉnh yêu cầu các cơ quan, địa phương, đơn vị thực hiện nghiêm chế độ trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan, tổ chức, đơn vị trong phòng, chống tham nhũng quy định tại Chương IV, Luật Phòng, chống tham nhũng; có biện pháp ngăn chặn, phát hiện, xử lý kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật (nếu có) xảy ra tại cơ quan, địa phương, đơn vị. Người đứng đâu phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và Chủ tịch UBND tỉnh nếu để xảy ra các vi phạm liên quan đến hành vi tham nhũng, tiêu cực tại cơ quan, địa phương, đơn vị được giao quản lý, phụ trách
Đồng thời tổ chức thực hiện rà soát các nội dung theo tiêu chí đánh giá phòng, chống tham nhũng tại cơ quan, địa phương, đơn vị mình để bổ sung, hoàn thiện và thực hiện nghiêm túc. Trong đó, hàng năm, ban hành kế hoạch về công tác phòng chống tham nhũng; kế hoạch rà soát văn bản quy phạm pháp luật về phòng, chống tham nhũng và các văn bản quy phạm pháp luật khác để phòng ngừa tham nhũng; kế hoạch theo dõi thi hành văn bản quy phạm pháp luật về phòng, chống tham nhũng; kế hoạch về công tác phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống tham nhũng; các quy định, kế hoạch về công tác kiểm tra, tự kiểm tra của cơ quan, tổ chức, đơn vị; nâng cao hiệu quả phát hiện tham nhũng thông qua hoạt động giám sát, thanh tra, kiểm tra,...Ban hành các văn bản chỉ đạo, điều hành về công tác phòng, chống tham nhũng; công khai, minh bạch trong hoạt động của cơ quan, địa phương, tổ chức đơn vị; xây dựng và thực hiện định mức, tiêu chuẩn, chế độ; ban hành các quy định về quy tắc ứng xử của người có chức vụ, quyền hạn, quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức...
Cùng với đó Kế hoạch chuyên đổi vị trí công tác phải được ban hành hàng năm, đảm bảo các quy định tại Điều 26 Luật Phòng, chống tham nhũng và các nội dung theo Văn bản số 341/TTr-PCTN ngày 16/3/2022 của Thanh tra tỉnh về việc hướng dẫn chuyển đổi vị trí công tác đối với người có chức vụ, quyền hạn.
Đối với việc xây dựng, thực hiện kiểm soát xung đột lợi ích, thực hiện theo đúng quy định tại Điều 23 Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018 và Mục 3 Nghị định số 59/2019/NĐ-CP ngày 01/7/2019 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng, chống tham nhũng.
UBND tỉnh cũng đề nghị các cơ quan, đơn vị hàng năm ban hành kế hoạch để tổ chức thực hiện và thực hiện nghiêm việc báo cáo, xử lý khi phát hiện các trường hợp có xung đột lợi ích theo quy định.
Đồng thời tiếp tục thực hiện nghiêm việc công khai bằng hình thức đăng tải trên trang thông tin điện tử hoặc cổng thông tin điện tử theo quy định của Luật Phòng, chống tham nhũng:
Việc thực hiện chính sách, pháp luật có nội dung liên quan đến quyền, lợi ích hợp pháp của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động: thi đua khen thưởng, kỷ luật, đào tạo, bồi dưỡng, nâng lương.
Việc bố trí, quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công hoặc kinh phí huy động từ các nguồn hợp pháp khác: công khai dự toán, quyết toán ngân sách nhà nước; văn bản về đầu tư công, mua sắm công.
Công tác tố chức cán bộ của cơ quan, tố chức, đơn vị; quy tắc ứng xử của người có chức vụ, quyền hạn: kế hoạch chuyển đổi vị trí công tác, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, tuyển dụng công chức, viên chức; quy định về chế độ trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị trong phòng, chống tham nhũng; văn bản quy định về quy tắc ứng xử của người có chức vụ, quyền hạn; quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức...
Công khai, minh bạch việc thực hiện chính sách pháp luật có liên quan: công khai thủ tục hành chính, quy trình giải quyết công việc của cơ quan nhà nước; văn bản thực hiện Chỉ thị số 10/CT-TTg ngày 22/4/2019 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường xử lý, ngăn chặn có hiệu quả tình trạng nhũng nhiễu, gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp trong giải quyết công việc; thông tin về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tố chức, sơ đồ tổ chức, số điện thoại liên hệ...
Đối với các công ty đại chúng, tổ chức tín dụng cần ban hành, thực hiện quy tắc ứng xử, cơ chế kiểm tra nội bộ; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện quy tắc ứng xử, cơ chế kiểm tra nội bộ nhằm phòng ngừa xung đột lợi ích và ngăn chặn các hành vi tham nhũng; Thực hiện các biện pháp công khai, minh bạch quy tắc ứng xử, cơ chế kiểm tra nội bộ theo quy định của Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018; thường xuyên thực hiện thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các biện pháp công khai, minh bạch nhằm xây dựng văn hóa kinh doanh lành mạnh;
Ban hành quy định việc kiểm soát xung đột lợi ích theo quy định tại Điều 54 Nghị định số 59/2019/NĐ-CP của Chính phủ; tăng cường thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra thực hiện việc kiểm soát xung đột lợi ích trong nội bộ cơ quan, tổ chức, đơn vị mình; Thực hiện tốt quy định về trách nhiệm người đứng đầu trong công tác phòng ngừa tham nhũng theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 80 Luật Phòng, chống tham nhũng và Điều 55 Nghị định số 59/2019/NĐ-CP của Chính phủ; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra về thực hiện chế độ trách nhiệm người đứng đầu trong nội bộ cơ quan, tổ chức, đơn vị mình quản lý.
Đối với các tổ chức xã hội do Chủ tịch UBND tỉnh quyết định thành lập hoặc phê duyệt điều lệ có huy động các khoản đóng góp để hoạt động từ thiện cần Ban hành các quy định và thực hiện quy tắc ứng xử, cơ chế kiểm tra nội bộ của đơn vị (các quy định, quy chế hoạt động, quy chế quản lý, sử dụng các khoản đóng góp đế hoạt động từ thiện...); thường xuyên thực hiện việc tự kiểm tra việc thực hiện các quy tắc ứng xử, cơ chế kiểm tra nội bộ; Ban hành các quy định và thực hiện các biện pháp công khai minh bạch theo các nội dung quy định tại điểm a khoản 1 Điều 80 Luật Phòng, chống tham nhũng và Điều 53 Nghị định số 59/2019/NĐ-CP của Chính phủ;
Ban hành các quy định và thực hiện kiểm soát xung đột lợi ích trong đơn vị theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 80 Luật Phòng, chống tham nhũng và Điều 54 Nghị Định số 59/2019/NĐ-CP của Chính phủ.