Sở Lao động Thương binh và Xã hội tỉnh Đồng Nai:

Để công tác kiểm soát tài sản, thu nhập được triển khai thuận lợi, đồng bộ, chặt chẽ và hiệu quả

Thứ hai, 13/02/2023 09:38
(ThanhtraVietNam) – Đó là những nội dung tham luận của Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Đồng Nai về công tác kê khai, kiểm soát tài sản, thu nhập tại Hội nghị triển khai nhiệm vụ ngành Thanh tra tỉnh Đồng nai năm 2023 vừa qua.

Báo cáo tại hội nghị, trong hơn 02 năm triển khai thực hiện công tác kê khai, kiểm soát tài sản, thu nhập theo Nghị định số 130/2020/NĐ-CP ngày 30/10/2020 của Chính phủ, tại Sở Lao động - Thương binh và Xã hội việc kê khai, minh bạch tài sản, thu nhập đảm bảo thực hiện nghiêm túc, đúng theo quy định. Kịp thời kiểm tra, chấn chỉnh và xử ký những thiếu sót, sai phạm liên quan đến công tác kê khai tài sản, thu nhập góp phần ngăn ngừa, phát hiện và xử lý các hành vi tham nhũng khi được phát hiện.

Tuyên truyền, phổ biến và quán triệt các quy định mới của Luật Phòng, chống tham nhũng về kê khai, kiểm soát tài sản, thu nhập đến toàn thể cán bộ, công chức, viên chức. Ban hành Kế hoạch và các văn bản hướng dẫn tổ chức việc kê khai tài sản, thu nhập, lên danh sách, hướng dẫn và tổ chức thực hiện việc kê khai theo quy định.

Đảm bảo 100% cán bộ, công chức, viên chức có nghĩa vụ kê khai tài sản, thu nhập thực hiện đúng nghĩa vụ kê khai theo quy định. Cụ thể: Năm 2021, triển khai cho 103 công chức, viên chức thực hiện kê khai lần đầu và triển khai thực hiện kê khai tài sản, thu nhập phục vụ cho công tác cán bộ đối với đối với 19 trường hợp. Năm 2022, triển khai thực hiện kê khai tài sản, thu nhập đối với 75 công chức, viên chức trong đó có 55 trường hợp kê khai hằng năm, 02 trường hợp kê khai bổ sung, 03 trường hợp kê khai lần đầu và 15 trường hợp kê khai phục vụ cho công tác cán bộ. Thực hiện công khai bản kê khai tài sản, thu nhập bằng hình thức niêm yết tại cơ quan. Niêm yết công khai đầy đủ, đúng thời hạn các bản kê khai tại bảng thông tin của Sở.

leftcenterrightdel
Thanh tra các Sở, ngành tỉnh Đồng Nai ký kết giao ước thi đua năm 2023 (Ảnh: ĐT)

Bên cạnh những kết quả đạt được, trong quá trình triển khai công tác kê khai, kiểm soát tài sản, thu nhập cũng còn một số khó khăn vướng mắc. Qua đó cũng đã nhận diện được một số vấn đề cần làm rõ, cần có hướng dẫn cụ thể hơn để việc thực hiện công tác kiểm soát tài sản, thu nhập được triển khai thuận lợi, đồng bộ, chặt chẽ và hiệu quả đồng thời đề xuất các giải pháp, như:

Một là, về kiểm tra, kiểm soát tài sản, thu nhập:

Văn phòng Sở và Thanh tra Sở được giao nhiệm vụ theo dõi, hướng dẫn, kiểm tra, phối hợp đôn đốc các phòng, đơn vị trực thuộc Sở triển khai thực hiện kê khai tài sản thu nhập đảm bảo theo quy định. Tuy nhiên việc kiểm tra, rà soát dựa trên cơ sở các tài sản đã được kê khai và xem xét việc kê khai có phù hợp về loại tài sản, biến động tài sản. Người có nghĩa vụ kê khai phải chịu trách nhiệm về tính xác thực, trung thực, đầy đủ đối với các nội dung kê khai về tài sản, thu nhập của cá nhân mình.

Vì vậy cần phải tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo để thống nhất nhận thức, trách nhiệm của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức trong việc thực hiện kê khai tài sản thu nhập và kiểm soát tài sản thu nhập theo quy định của Đảng và Nhà nước. Xác định đây là nhiệm vụ thường xuyên, là một trong những giải pháp quan trọng để phòng ngừa tham nhũng. Tiếp tục tuyên truyền, phổ biến, quán triệt các quy định của Đảng và Nhà nước về phòng, chống tham nhũng, trong đó có Chỉ thị số 33-CT/TW, ngày 03/01/2014 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với việc kê khai và kiểm soát việc kê khai tài sản; Luật Phòng chống tham nhũng 2018, Nghị định số 130/2020/NĐ-CP, ngày 30/10/2020 của Chính phủ về kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị.

Hai là, về nội dung kê khai tổng thu nhập giữa hai lần kê khai:

Luật Phòng, chống tham nhũng quy định người có nghĩa vụ kê khai phải kê khai tổng thu nhập giữa 02 lần kê khai. Tuy nhiên theo quy định về phương thức kê khai, có thể có trường hợp công chức sau khi kê khai lần đầu thì nhiều năm sau, thậm chí nhiều chục năm sau mới phát sinh việc kê khai tài sản lần thứ 2 (Ví dụ 01 người là công chức ngạch chuyên viên sẽ phải kê khai lần đầu nhưng sau đó không thuộc diện phải kê khai hàng năm hoặc kê khai bổ sung thì 15 năm sau khi được làm quy trình bổ nhiệm Phó Trưởng phòng hoặc được bổ nhiệm ngạch thanh tra viên sẽ phải kê khai tổng thu nhập trong 15 năm đó). Do đó, sẽ rất khó khăn để theo dõi, kê khai đầy đủ, chính xác thu nhập của gia đình trong thời gian dài như vậy nếu như không có hướng dẫn rõ ngay từ bây giờ.

Trường hợp kê khai tổng thu nhập giữa 02 lần kê khai đối với người thuộc đối tượng phải kê khai hằng nằm nhưng trong năm đã thực hiện 02 lần kê khai phục vụ công tác cán bộ bao gồm cả phục vụ công tác cán bộ về chính quyền và sau đó là kê khai phục vụ công tác cán bộ về đảng. Như vậy trong bản kê khai phục vụ công tác cán bộ về mặt đảng sẽ so sánh với bản kê khai phục vụ công tác cán bộ trước đó hay so sánh với bản kê khai hằng năm của năm trước. Trong bản kê khai hằng năm nội dung thu nhập giữa hai lần kê khai và so sánh tăng, giảm sẽ so sánh với bản kê khai gần nhất phục vụ công tác cán bộ về mặt chính quyền hay bản kê khai phục vụ công tác cán bộ về mặt đảng hiện tại chưa có quy định cụ thể.

Để khắc phục vấn đề này cần có hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền để người có nghĩa vụ kê khai có trách nhiệm theo dõi, cập nhật thu nhập hàng năm của bản thân mình, vợ hoặc chồng và con chưa thành niên. Đây cũng là việc cần phải làm hàng năm để giúp người có nghĩa vụ kê khai xác định mình có thuộc diện phải kê khai bổ sung hay không cũng như sẽ theo dõi được tổng thu nhập trong nhiều năm và kê khai được khi có yêu cầu. 

Ba là, về thông tin về tài sản và ghi giá trị tài sản:

Bản thân người trong diện kê khai còn lúng túng khi phải tự định giá một số tài sản trước đây không phải kê khai, xong theo quy định mới phải kê khai. Theo hướng dẫn tại Nghị định số 130/2020/NĐ-CP tài sản, thu nhập phải kê khai có mục các khoản tiền mặt, tiền cho vay, tiền trả trước, tiền gửi cá nhân, tổ chức trong nước, tổ chức nước ngoài tại Việt Nam mà tổng giá trị quy đổi từ 50 triệu đồng trở lên gây khó khăn trong việc xác định (Ví dụ trường hợp quy định kê khai theo loại tài sản phải xác định tổng giá trị của các tài sản cùng loại để xem xét nếu trên 50 triệu đồng thì mới kê khai).

Việc xác định như thế nào là quyền sử dụng thực tế đối với đất chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất rất phức tạp. Mặt khác, quyền sử dụng thực tế có phần đất ở và phần đất trông cây lâu năm cũng rất khó xác định là tách riêng hay gộp chung là đất ở. Nếu phải tách ra thì rất khó xác định phần giá trị người có nghĩa vụ kê khai phải ghi giá trị như thế nào. Trường hợp thửa đất được sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau mà trong đó có đất ở thì kê khai vào mục đất ở. Tuy nhiên, việc xác định giá trị còn hiểu khác nhau nên khi thể hiện trong bản kê khai tài sản thiếu sự thống nhất.

Để khắc phục vấn đề này cần có hướng dẫn, quan tâm hỗ trợ của cơ quan có thẩm quyền trong việc kê khai tài sản để kịp thời tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện.

Đình Thuyết
Ý kiến bình luận
Họ và tên *
Email *
Nội dung bình luận *
Xác thực *

Bản quyền thuộc Tạp chí Thanh tra