​Hội thảo thuộc Đề tài khoa học độc lập cấp Quốc gia về phòng, chống tham nhũng chuẩn bị được tổ chức

Thứ hai, 20/03/2023 13:17
(ThanhtraVietNam) – Hội thảo khoa học "Những vấn đề lý luận về kiểm soát quyền lực nhằm phòng, chống tham nhũng" do Viện Chiến lược và Khoa học Thanh tra, Tạp chí Thanh tra và Trường Đại học Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội phối hợp tổ chức ngày 21 tháng 3, tại Trung tâm Hội nghị Quốc tế (Hà Nội). Đây là hoạt động nằm trong khuôn khổ Kế hoạch nghiên cứu Đề tài khoa học độc lập cấp Quốc gia "Kiểm soát quyền lực nhằm phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam".

Hội thảo do đại diện Lãnh đạo Thanh tra Chính phủ, Viện trưởng Viện Chiến lược và Khoa học thanh tra - Chủ nhiệm đề tài, Tạp chí Thanh tra đồng chủ trì Hội thảo.

leftcenterrightdel
Hoạt động tọa đàm, hội thảo về vấn đề phòng, chống tham nhũng thường xuyên được các đơn vị nghiên cứu, lý luận của ngành Thanh tra triển khai: L.A 

Hội thảo được tổ chức nhằm thu thập ý kiến của các chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý để làm sáng tỏ các triết lý, tư tưởng, quan điểm về tham nhũng, phòng, chống tham nhũng (PCTN), kiểm soát quyền lực và kiểm soát quyền lực nhằm PCTN; đánh giá thực trạng nghiên cứu lý luận về kiểm soát quyền lực nhằm phòng chống tham nhũng ở Việt Nam hiện nay. Hội thảo được tổ chức công khai, dân chủ, với các ý kiến đa chiều.

Bên cạnh đó, tại hội thảo, các đại biểu sẽ tổng hợp và bình luận về các triết lý, tư tưởng, quan điểm trong và ngoài nước về tham nhũng, PCTN, kiểm soát quyền lực và kiểm soát quyền lực nhằm PCTN; đánh giá được thực trạng nghiên cứu lý luận về kiểm soát quyền lực nhằm PCTN ở Việt Nam hiện nay; kinh nghiệm kiểm soát quyền lực nhằm PCTN trong lịch sử Việt Nam; mô hình, kinh nghiệm nước ngoài về kiểm soát quyền lực nhằm PCTN.

leftcenterrightdel
 Ảnh: L.A

Dự kiến, sẽ có hàng trăm đại biểu tham dự gồm: Đại diện một số cơ quan Trung ương: Hội đồng lý luận Trung ương; Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Ban Nội chính Trung ương, Ban Tổ chức Trung ương, Ban Tuyên giáo Trung ương, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh; các Ủy ban và cơ quan thuộc Quốc hội; Văn phòng Chủ tịch nước; Văn phòng Chính phủ; Tòa án Nhân dân tối cao; Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao; Kiểm toán Nhà nước; Bộ Công an; Bộ Quốc phòng; Bộ Khoa học và Công nghệ (Văn phòng các Chương trình trọng điểm cấp nhà nước; Vụ xã hội nhân văn và tự nhiên); Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; Hội luật gia Việt Nam; Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam; Liên đoàn Luật sư Việt Nam; một số Bộ, ngành Trung ương.

Ngoài ra, còn có đại diện Ủy ban kiểm tra thành ủy, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân, Tòa án nhân dân, Viện Kiểm sát nhân dân, Thanh tra, Công an, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội; Đại diện một số viện nghiên cứu, trường đại học trên địa bàn thành phố Hà Nội; một số chuyên gia, nhà khoa học là cộng tác viên đề tài; đại diện các cục, vụ, đơn vị thuộc Thanh tra Chính phủ; Viện Chiến lược và Khoa học thanh tra; Tạp chí Thanh tra.

leftcenterrightdel
Ông Nguyễn Quốc Văn, Viện trưởng Viện Chiến lược và Khoa học thanh tra - Chủ nhiệm đề tài - đồng chủ trì Hội thảo. Ảnh: L.A 

Đáng chú ý, Ban Tổ chức cũng đã nhận được 27 tham luận của các Giáo sư, Tiến sĩ, Thạc sĩ như: Tham luận Giới hạn quyền lực nhà nước – một phương thức kiểm soát quan trọng quyền lực nhà nước trong nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của GS.TS Võ Khánh Vinh, Nguyên Phó Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam; Tham luận Kiểm soát quyền lực nhà nước là nền tảng của phòng, chống tham nhũng và là vấn đề cơ bản của Hiến pháp mỗi quốc gia của GS.TS. Nguyễn Đăng Dung, Đại học Quốc gia Hà Nội; Tham luận Quan điểm và giải pháp định hướng nâng cao hiệu quả kiểm soát quyền lực nhằm phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam của PGS.TS Vũ Công Giao, Trường Đại học Luật - ĐHQG Hà Nội; Tham luận Kiểm soát quyền lực trong thực hiện quyền lập quy nhằm phòng, chống tham nhũng của TS. Đinh Văn Minh - Thanh tra Chính phủ hay Tham luận Kinh nghiệm của Đảng cộng sản Trung Quốc trong kiểm soát quyền lực nhằm phòng, chống tham nhũng của TS. Nguyễn Xuân Trường, Vụ trưởng Vụ Địa phương I, Ban Nội chính Trung ương...

DỰ KIẾN DANH SÁCH KHÁCH MỜI THAM LUẬN TẠI HỘI THẢO

1. GS.TS Nguyễn Đăng Dung, Đại học Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội;

2. GS.TS Phạm Hồng Thái, Học viện Hành chính Quốc gia

3. GS.TS Võ Khánh Vinh, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội

4. GS.TSKH Đào Trí Úc, Viện Chính sách công và pháp luật

5. GS.TS Hoàng Thị Kim Quế, Đại học Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội

6. PGS.TS Chu Hồng Thanh, Bộ Giáo dục và Đào tạo

7. PGS.TS Vũ Công Giao, Đại học Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội

8. PGS.TS Trương Thị Hồng Hà, Ban Nội chính Trung ương

9. TS Nguyễn Cảnh Lam, Ban Nội chính Trung ương

10. TS Lưu Bình Nhưỡng, Ban Dân nguyện thuộc UBTV Quốc hội

11. TS Nguyễn Văn Cương, Viện Khoa học pháp lý, Bộ Tư Pháp

12. GS.TS Bùi Xuân Đức, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

13. TS Nguyễn Chí Công, Vụ Pháp chế và Quản lý khoa học, Tòa án Nhân dân tối cao

14. TS Hoàng Thị Quỳnh Chi, Vụ Pháp chế và Quản lý khoa học, Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao

15. TS Đinh Văn Minh, Vụ Pháp chế, Thanh tra Chính phủ

16. PGS.TS Lương Thanh Cường, Học viện Hành chính Quốc gia

17. TS Nguyễn Thị Quế Thu, Cục Pháp chế và cải cách tư pháp, Bộ Công an

18. PGS.TS Thái Vĩnh Thắng, Đại học Luật Hà Nội

19. Ths Cao Văn Thống, Ủy viên Ủy ban Kiểm tra Trung ương

20. TS Hoàng Nam Hải, Vụ Tư pháp, Văn phòng Quốc hội

22. TS Nguyễn Văn Hải, Vụ Pháp chế Kiểm toán Nhà nước

23. Ths Đậu Anh Tuấn, Ban Pháp chế Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam

24. TS Trần Quốc Bình, Văn phòng Đại học Quốc gia Hà Nội

25. TS Nguyễn Tuấn Khanh, Viện Chiến lược và Khoa học thanh tra

26. TS Nguyễn Văn Tuấn, Vụ Pháp chế Thanh tra Chính phủ

27. TS Trần Văn Long, Vụ Pháp chế Thanh tra Chính phủ

 
Lan Anh
Ý kiến bình luận
Họ và tên *
Email *
 
Nội dung bình luận *
Xác thực *

Bản quyền thuộc Tạp chí Thanh tra