Bình Thuận:

Nâng cao hiệu quả công tác PCTN, tiêu cực

Thứ năm, 16/03/2023 15:27
(ThanhtraVietNam) - Để tiếp tục nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống tham nhũng (PCTN), tiêu cực trên địa bàn tỉnh, cũng như cải thiện điểm số về đánh giá công tác PCTN, tiêu cực cấp tỉnh hàng năm, Chủ tịch UBND tỉnh Đoàn Văn Dũng vừa ký Công văn số 404 về nâng cao hiệu quả công tác PCTN, tiêu cực trên địa bàn tỉnh.

Đẩy mạnh các công tác về phòng chống tham nhũng

 Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận yêu cầu thủ trưởng các cơ quan thuộc UBND tỉnh; các doanh nghiệp Nhà nước thuộc tỉnh; chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố và đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể của tỉnh tự rà soát để chấn chỉnh, khắc phục những hạn chế, thiếu sót trong thực hiện công tác PCTN, tiêu cực tại cơ quan, đơn vị, địa phương mình trong thời gian qua.

Đồng thời, triển khai thực hiện nghiêm túc đầy đủ, kịp thời, có hiệu quả các chương trình, kế hoạch cũng như các yêu cầu, chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh về công tác PCTN, tiêu cực. Tăng cường công tác truyên truyền, phổ biến giáo dục các quy định pháp luật và chỉ đạo của UBND tỉnh về PCTN, tiêu cực cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức (CBCCVC), người lao động và Nhân dân, trong đó chú trọng tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng về công tác PCTN, tiêu cực cho đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật nhằm nâng cao hiệu quả, chất lượng công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về PCTN, tiêu cực.

leftcenterrightdel
Chủ tịch tỉnh yêu cầu rà soát chấn chỉnh, khắc phục những hạn chế, thiếu sót trong thực hiện công tác PCTN, tiêu cực trên địa bàn 

Tiếp tục thực hiện nghiêm túc các quy định pháp luật về công khai, minh bạch về tổ chức và hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vi ̣theo Điều 10 Luật PCTN năm 2018; công khai việc thực hiện chính sách, pháp luật có nội dung không thuộc trường hợp quy định tại Điều 10 Luật PCTN mà theo quy định của pháp luật phải công khai, minh bạch. Việc công khai phải được đăng tải trên trang thông tin điêṇ tử, niêm yết tại trụ sở (trừ nội dung thuộc bí mật Nhà nước); hình thức công khai, minh bạch phải đảm bảo chính xác, rõ ràng, đầy đủ, kip̣ thời theo đúng trình tự, thủ tục theo các quy định pháp luật để Nhân dân biết, theo dõi, giám sát việc thực hiện.

Hàng năm xây dựng kế hoạch tự kiểm tra, tổ chức ít nhất 01 cuộc tự kiểm tra rà soát, để chủ động phát hiện, xử lý tình trạng có xung đột lợi ích trong thực hiện nhiệm vụ, công vụ của CBCCVC thuộc phạm vi quản lý. Trường hợp phát hiện có dấu hiệu xảy ra xung đột lợi ích phải báo cáo, xử lý kịp thời, đúng quy định pháp luật về kiểm soát xung đột lợi ích của Luâṭ PCTN năm 2018 và Nghị định số 59/2019/NĐ-CP ngày 01/7/2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật PCTN.

Tùy tính chất, mức độ, có hình thức xử lý nghiêm trách nhiệm người đứng đầu, cấp phó người đứng đầu khi để xảy ra tham nhũng trong cơ quan, đơn vị do mình quản lý; tránh tình trạng xảy ra tham nhũng, tiêu cực nhưng chỉ phê bình, kiểm điểm rút kinh nghiệm. Đồng thời, phải có hình thức xử lý vi phạm (nếu có) đối với các trường hợp được xác định có vi phạm pháp luật về PCTN theo quy định tại Điều 81, 82, 83, 84, 85 Mục 2 Chương X Nghị định số 59/2019/NĐ-CP ngày 01/7/2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật PCTN; Điều 20, 21 Nghị định số 130/2020/NĐ-CP ngày 30/10/2020 của Chính phủ về kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị và các vi phạm quy định về chuyển đổi vị trí công tác.

Tập trung thanh tra các lĩnh vực dễ phát sinh tham nhũng

Nâng cao chất lượng công tác thanh tra, kiểm tra, tập trung vào những lĩnh vực dễ phát sinh tham nhũng, tiêu cực như: Xây dựng cơ bản, đấu giá, đấu thầu, quy hoạch, quản lý, sử dụng đất đai, quản lý tài chính, tài sản công… Qua công tác thanh tra, kiểm tra chủ động rà soát để phát hiện những sơ hở, bất cập về cơ chế, chính sách trong quản lý, kịp thời kiến nghị cơ quan có thẩm quyền sửa đổi, hoàn thiện các cơ chế, chính sách pháp luật nhằm triệt tiêu các điều kiện phát sinh tham nhũng, tiêu cực.

Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có trách nhiệm xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện công tác tự kiểm tra nội bộ (ít nhất 01 cuộc) việc chấp hành pháp luật của cơ quan, tổ chức, đơn vị, địa phương thuộc phạm vi quản lý để kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý các hành vi tham nhũng, tiêu cực theo quy định pháp luật; thường xuyên kiểm tra, xử lý, ngăn chặn có hiệu quả tình trạng nhũng nhiễu, gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp trong giải quyết công việc theo Chỉ thị số 10/CT-TTg ngày 22/4/2019 của Thủ tướng Chính phủ.

Các cơ quan Công an, Viện Kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân các cấp và các cơ quan có liên quan tăng cường phối hợp để nâng cao chất lượng, đẩy nhanh tiến độ điều tra, truy tố, xét xử, giải quyết dứt điểm các vụ án tham nhũng, tiêu cực mới phát sinh cũng như các vụ việc còn tồn đọng, được dư luận xã hội quan tâm, nhất là các vụ án, vụ việc thuộc diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy chỉ đạo, Ban Nội chính Tỉnh ủy theo dõi; đảm bảo việc xét xử nghiêm minh, đúng người, đúng tội nhằm tạo tính răn đe; nâng cao hiệu quả công tác thu hồi tài sản tham nhũng.

Tăng cường phối hợp với các cơ quan dân cử, đại biểu dân cử, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể tỉnh, các tổ chức xã hội - nghề nghiệp, cơ quan báo chí và đề cao vai trò giám sát của Nhân dân trong PCTN, tiêu cực; kịp thời bảo vệ, tôn vinh, biểu dương, khen thưởng các cá nhân, tập thể tích cực, dũng cảm trong đấu tranh, phát hiện, tố cáo hành vi tham nhũng theo Chỉ thị số 27-CT/TW, ngày 10/01/2019 của Bộ Chính trị.

Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu các cơ quan, đơn vị, địa phương quan tâm chỉ đạo, triển khai nghiêm túc, đạt kết quả các nội dung nêu trên. Giao Thanh tra tỉnh theo dõi, đôn đốc việc thực hiện và tổng hợp báo cáo định kỳ hoặc đột xuất theo chỉ đạo./.

Khánh Nghi
Ý kiến bình luận
Họ và tên *
Email *
Nội dung bình luận *
Xác thực *

Bản quyền thuộc Tạp chí Thanh tra