Nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực

Thứ tư, 31/05/2023 15:34
(ThanhtraVietNam) - Xác định công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực là nhiệm vụ cấp bách và lầu dài trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của Đảng, Nhà nước. Thời gian qua, Đảng ủy, lãnh đạo Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Cà Mau luôn quan tâm, bám sát chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh để triển khai kịp thời các biện pháp phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.

Nâng cao nhận thức trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực

Cụ thể, công tác quản lý cán bộ, quản lý tài chính, cải cách thủ tục hành chính… được công khai minh bạch để công chức, viên chức và người lao động nắm để cùng tham gia quản lý, giám sát; kịp thời ban hành các kế hoạch công tác ngay từ đầu năm sát với yêu cầu thực tế và nhiệm vụ được giao.

Thực hiện đúng quy định về công bố, công khai dự toán ngân sách nhà nước năm 2023 và công bố, công khai quyết toán ngân sách nhà nước năm 2022 của cơ quan. Công tác tuyên truyền về phòng, chống tham nhũng đã góp phần nâng cao nhận thức của công chức, viên chức và người lao động về vai trò, trách nhiệm của mình trong việc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.

Nhìn chung, công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực của cơ quan được thực hiện đạt hiệu quả cao. Tập thể công chức, viên chức và người lao động thực hiện nghiêm túc quy chế dân chủ ở cơ sở về quản lý, sử dụng tài sản, trang thiết bị, phương tiện làm việc, điện, nước, văn phòng phẩm,… và kinh phí nhà nước đã giao đúng theo chế độ, tiêu chuẩn, định mức quy định. Qua công tác kiểm tra, giám sát, cơ quan chưa xảy ra tình trạng tiêu cực, tham nhũng.

Mặt khác, Sở Thông tin và Truyền thông đã triển khai thực hiện đầy đủ, kịp thời các văn bản quy phạm pháp luật, văn bản chỉ đạo, điều hành của cấp trên về công tác phòng, chống tham nhũng. Đồng thời, thường xuyên rà soát, bổ sung cụ thể quá bằng các quy chế, quy định cụ thể để công chức, viên chức trong cơ quan kiểm tra, giám sát, nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống tham nhũng, như: Quy chế làm việc, Quy chế chi tiêu nội bộ, Quy chế quản lý, sử dụng tài sản công, Quy chế thực hiện dân chủ ở cơ sở, Quy chế tiếp công dân…

Để cụ thể hóa các văn bản chỉ đạo của Đảng, Nhà nước về công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực 6 tháng đầu năm 2023, Sở đã ban hành các văn bản: Kế hoạch số 04/KH-STTTT ngày 31/01/2023 về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực năm 2023; Kế hoạch số 07/KH-STTTT ngày 13/02/2023 về công tác cải cách hành chính năm 2023; Kế hoạch số 12/KH-STTTT ngày 28/02/2023 thực hiện Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia năm 2023; Kế hoạch số 23/KH-STTTT ngày 16/3/2023 về kiểm tra công tác cải cách hành chính năm 2023; Quyết định số 30/QĐ-STTTT ngày 13/3/2023 về công bố công khai dự toán ngân sách năm 2023; Quyết định số 56/QĐ-STTTT ngày 04/5/2023 Ban hành Quy chế chi tiêu nội bộ; Kế hoạch số 35/KH-STTTT ngày 19/5/2023 về chuyển đổi vị trí công tác công chức, viên chức năm 2023.

leftcenterrightdel
 Ảnh minh họa

Thực hiện Chiến lược quốc gia phòng, chống tham nhũng, Sở chỉ đạo thực hiện đồng bộ các giải pháp phòng ngừa tham nhũng. Trong đó tập trung các giải pháp phòng ngừa như thực hiện chế độ công khai, minh bạch trong hoạt động; kiểm soát tài sản, thu nhập; kiểm tra, giám sát công chức, viên chức về việc chấp hành chế độ công vụ.

Thường xuyên rà soát những văn bản quy phạm pháp luật của ngành liên quan đến thủ tục hành chính nhưng chưa hợp lý, dễ bị lợi dụng để tham nhũng để kiến nghị cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung cho phù hợp. Đồng thời, tham mưu UBND tỉnh chỉ đạo các cơ quan hành chính trong tỉnh đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, điều hành, thực hiện giải quyết thủ tục hành chính. Qua đó, góp phần nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống tham nhũng.

Công tác phòng, chống tham nhũng được Giám đốc Sở chỉ đạo trực tiếp, có sự phối hợp chặt chẽ với Đảng ủy và Công đoàn của cơ quan. Đồng thời, phân công Thanh tra Sở trực tiếp tham mưu công tác triển khai, theo dõi, giám sát việc thực hiện công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. 

Kết quả thực hiện các biện pháp phòng ngừa tham nhũng

Thực hiện Luật Phòng, chống tham nhũng và các quy định có liên quan, đầu năm 2023 cơ quan đã rà soát, ban hành định mức, tiêu chuẩn, chế độ của công chức, viên chức trong việc quản lý sử dụng tài chính, tài sản của cơ quan. Thực hiện công khai công tác quản lý sử dụng tài chính, sử dụng tài sản, công khai bản kê khai tài sản của công chức, viên chức theo quy định.  Trên cơ sở các chương trình hành động, kế hoạch chỉ đạo của Tỉnh ủy,

UBND tỉnh về công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí, Đảng ủy, lãnh đạo Sở đưa vào các nghị quyết, kế hoạch công tác hàng năm. Tập trung làm tốt công tác phòng ngừa tham nhũng qua công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao ý thức, trách nhiệm của đảng viên, công chức, viên chức trong ứng xử, giao tiếp; tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh theo Kết luận số 01-KL/TW ngày 21/5/2021 của Bộ Chính trị; Nghị quyết Hội nghị lần thư tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XII); Nghị quyết số 02-NQ/TU ngày 01/7/2016 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Cà Mau về đẩy mạnh việc học tập, rèn luyện nâng cao trình độ, phẩm chất, đạo đức lối sống trong đảng viên, cán bộ, công chức, viên chức.

Tiếp tục chỉ đạo thực hiện Quy tắc ứng xử của công chức, viên chức và người lao động trong cơ quan; quy chế làm việc của Sở để công chức, viên chức và người lao động nâng cao trách nhiệm giải quyết công việc; quan hệ công tác; chế độ hội họp; chế độ quản lý, xử lý văn bản; tổ chức tiếp công dân.

Việc ứng dụng khoa học, công nghệ trong quản lý, điều hành hoạt động của cơ quan được triển khai đạt hiệu quả cao. Tính đến thời điểm hiện tại, có 37 thủ tục hành chính của Sở Thông tin và Truyền thông được đăng tải lên Cổng dịch vụ công trực tuyến của tỉnh. Trong đó, có 22 thủ tục hành chính mức độ 3; 15 thủ tục hành chính mức độ 4; 37 thủ tục hành chính có hỗ trợ dịch vụ bưu chính công ích.

Bên cạnh đó, với vai trò là cơ quan tham mưu UBND tỉnh triển khai nhiệm vụ xây dựng Chính quyền điện tử, Chính quyền số trên địa bàn tỉnh. Trong đó, tập trung thực hiện tốt ứng dụng CNTT phục vụ công tác quản lý, điều hành, cải cách hành chính, nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ quan Đảng, Nhà nước và các đoàn thể trên địa bàn tỉnh, như: Ứng dụng quản lý văn bản và điều hành trên môi trường mạng được kết nối thông suốt từ các cơ quan cấp tỉnh đến cấp xã, kể cả các cơ quan đoàn thể; duy trì có hiệu quả Hệ thống hội nghị truyền hình trực tuyến; triển khai có hiệu quả ứng dụng chữ ký số chuyên dùng trong các cơ quan quản lý nhà nước đã sử dụng ở cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã và đang chuẩn bị triển khai ký số trên thiết bị di động; triển khai ứng dụng phản ánh hiện trường để hỗ trợ cho người dân, doanh nghiệp và khách du lịch phản ánh khi nhận thấy những vấn đề bất cập trong các lĩnh vực trên địa bàn tỉnh.

Triển khai, thực hiện việc kê khai tài sản, thu nhập theo hướng dẫn của Thanh tra tỉnh, năm 2022, có 16 công chức, viên chức phải thực hiện công tác kê khai tài sản, thu nhập; có 100% công chức, viên chức của Sở thuộc đối tượng phải kê khai tài sản, thu nhập hàng năm đã kê khai tài sản và được công khai theo quy định. Bên cạnh đó, việc kê khai tài sản trước khi bổ nhiệm, bổ nhiệm lại đều thực hiện đúng theo quy định. Trong thời kỳ báo cáo, không có vụ việc tham nhũng nào phát hiện qua hoạt động giám sát của cơ quan.

 

 

 

 

 

Yến Ngọc
Ý kiến bình luận
Họ và tên *
Email *
Nội dung bình luận *
Xác thực *

Bản quyền thuộc Tạp chí Thanh tra