Nâng cao năng lực thực thi Công ước phòng chống tham nhũng

Thứ năm, 20/10/2022 14:17
Ngày 18.10, Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) khởi động dự án mới nhằm nâng cao năng lực thực thi Công ước phòng chống tham nhũng của Liên Hợp Quốc (UNCAC) tại Việt Nam.
leftcenterrightdel
Các đại biểu thảo luận tại hội thảo  

Dự án nhận được sự hỗ trợ của Cục Phòng chống Ma tuý và Thực thi Pháp luật Quốc tế (INL), Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ; Dự án toàn cầu của UNDP về phòng chống tham nhũng nhằm xây dựng xã hội yên bình và toàn diện.

Phát biểu tại buổi lễ, Trưởng Đại diện thường trú của UNDP tại Việt Nam Ramla Khalidi nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tất cả các bên liên quan tham gia vào công tác kiểm soát và phòng chống tham nhũng. “UNDP nhận thấy tầm quan trọng của việc đưa công tác phòng chống tham nhũng vào kế hoạch phát triển như một biện pháp xuyên suốt và sự cần thiết của việc kết hợp các biện pháp chống tham nhũng trong việc thực hiện Chương trình nghị sự 2030. Đây là một phần trong  nỗ lực tiếp tục nỗ lực tăng cường vai trò của mạng lưới chống tham nhũng của Chính phủ, xã hội dân sự, doanh nghiệp và giới học giả để thúc đẩy ‘cách tiếp cận toàn xã hội’ trong công tác phòng chống tham nhũng” - Trưởng Đại diện thường trú của UNDP tại Việt Nam cho hay.

Dự án hướng tới các mục tiêu: Nâng cao năng lực cơ quan chống tham nhũng nhằm đo lường và giám sát các mục tiêu phòng chống tham nhũng của Liên Hợp Quốc một cách có hiệu quả; Hoàn thiện khung pháp lý và thực thi pháp luật nhằm thực hiện có hiệu quả các khuyến nghị của UNCAC về biện pháp phòng ngừa tham nhũng, thu hồi tài sản; Nâng cao năng lực trong quản trị công, tăng cường tính minh bạch và liêm chính trong lĩnh vực mua sắm đấu thầu y tế công tại Việt Nam.

Đại sứ Na Uy tại Việt Nam H.E Hilde Solbakken cho rằng, tham nhũng làm suy yếu khả năng thúc đẩy tăng trưởng bền vững và bao trùm của nhà nước. Tham nhũng rút các nguồn lực công ra khỏi giáo dục, chăm sóc sức khỏe, và cơ sở hạ tầng hiệu quả - những loại hình đầu tư có thể cải thiện hoạt động kinh tế và nâng cao mức sống cho tất cả mọi người”.

Được biết, UNCAC là công cụ chống tham nhũng phổ quát duy nhất có tính ràng buộc pháp lý. UNCAC và Cơ chế Rà soát Thực thi của công ước này đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy cải cách chống tham nhũng và tăng cường các cam kết quốc gia trong hành động chống tham nhũng. Chính phủ Việt Nam đã phê chuẩn UNCAC vào năm 2009 và kể từ đó liên tục tăng cường việc thực thi công ước này./.

Theo Thuỳ Linh/daibieunhandan.vn
Ý kiến bình luận
Họ và tên *
Email *
 
Nội dung bình luận *
Xác thực *

Bản quyền thuộc Tạp chí Thanh tra