Quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ: Triển khai đồng bộ các biện pháp về phòng, chống tham nhũng

Thứ sáu, 11/08/2023 21:32
(ThanhtraVietNam) - Dựa trên chương trình kế hoạch về công tác phòng, chống tham nhũng hàng năm, các ngành, các cấp trên địa bàn quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ tổ chức triển khai thực hiện các biện pháp về phòng, chống tham nhũng, đạt được một số kết quả nhất định, qua đó kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý các vụ việc tiêu cực, lãng phí.

Áp dụng khoa học - công nghệ trong hoạt động quản lý

Toàn quận có 62 đơn vị sự nghiệp có thu thực hiện theo cơ chế tự chủ của đơn vị đơn vị sự nghiệp công lập. Hiện có 11/11 phường đã thực hiện khoán kinh phí, chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế, thực hiện trả lương qua tài khoản 100%.

Bên cạnh đó, công tác cải cách về tài chính công được các cơ quan, đơn vị áp dụng và thực hiện quy chế chi tiêu nội bộ theo quy định. Nhờ đó, đã nâng cao được ý thức trong công tác tổ chức, đơn vị đã tiết kiệm được các chi phí hoạt động nhằm tăng thêm thu nhập cho cán bộ công nhân viên, tất cả các đơn vị đã xây dựng được quy chế chi tiêu nội bộ, thực hiện theo đúng quy định về chi tiêu theo hướng tiết kiệm.

Ngoài ra, UBND quận đã triển khai đến các cơ quan, ban ngành quận và UBND các phường triển khai thực hiện xử lý công việc trên Phần mềm Quản lý văn bản và điều hành, thực hiện gửi, nhận văn bản điện tử trên trục liên thông văn bản quốc gia. Tại Bộ phận Một cửa quận và các phường triển khai Phần mềm Một cửa điện tử, khai thác sử dụng cổng Dịch vụ công quốc gia, tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, cá nhân đến thực hiện hồ sơ thủ tục hành chính, triển khai việc thanh toán trực tuyến không dùng tiền mặt, áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2015. Bên cạnh đó, việc rà soát lại quy trình làm việc, công tác của người đứng đầu, áp dụng khoa học - công nghệ trong hoạt động quản lý luôn được các cơ quan, đơn vị quan tâm, ứng dụng các phần mềm chuyên ngành trong hoạt động quản lý.

leftcenterrightdel
Quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ (ảnh minh họa, nguồn: baocantho.com.vn) 

Nhìn chung, tình hình phòng, chống tham nhũng trên địa bàn quận đã có những chuyển biến tích cực cả về nhận thức và hành động. Các cơ quan, đơn vị đã triển khai thực hiện chương trình, kế hoạch và các giải pháp thực hiện phòng, chổng tham nhũng gắn với thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Thường xuyên tổ chức các hoạt động tuyên truyền, quán triệt, học tập các văn bản về phòng, chống tham nhũng; kịp thời phát hiện, tố giác, ngăn ngừa tình trạng tiêu cực trong cán bộ, công chức, viên chức. Qua đó, nâng cao ý thức trách nhiệm và cụ thể hóa các nhiệm vụ, biện pháp phòng, chống tham nhũng, tạo sự thống nhất về nhận thức và hành động.

Tiến hành thanh tra, kiểm tra trách nhiệm người đứng đầu trong thực hiện nhiệm vụ phòng, chống tham nhũng

Trong thời gian tới, UBND quận Ninh Kiều nhận định, lĩnh vực dễ xảy ra tham nhũng nhất liên quan đến việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất để thực hiện dự án như: Dự án Phát triển thành phố Cần Thơ và tăng cường khả năng thích ứng của đô thị, hạng mục cầu và đường, xây dựng...

Do đó, trong thời gian tới, quận tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về triển khai thực hiện các giải pháp theo quy định của Luật Phòng, chống tham nhũng, Nghị định số 59/2019/NĐ-CP, Chỉ thị số 10/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường xử lý, ngăn chặn có hiệu quả tình trạng nhũng nhiễu, gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp trong giải quyết công việc, đến tất cả cán bộ, công nhân viên cơ quan, đơn vị.

Tiếp tục thực hiện việc “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, tăng cường phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể để đẩy mạnh công tác tuyên truyền phòng, chống tham nhũng gắn với các hoạt động phong trào thi đua yêu nước. Phối hợp tuyên truyền, vận động Nhân dân thực hiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng, tham gia tích cực vào việc phát hiện, phản ánh, tố cáo, cung cấp thông tin về hành vi tham nhũng tiêu cực của cán bộ, công chức, viên chức và cơ quan, tổ chức, đơn vị.

Thực hiện đồng bộ hiệu quả các giải pháp phòng ngừa tham nhũng, lãng phí, tiếp tục quán triệt, tổ chức thực hiện các văn bản của Trung ương đến địa phương liên quan đến công tác phòng, chống tham nhũng. Tổ chức thực hiện các chương trình, kế hoạch thanh tra, kiểm tra có trọng tâm, trọng điểm, đáp ứng với yêu cầu nhiệm vụ của đơn vị. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, phát hiện xử lý tham nhũng, tập trung vào các lĩnh vực như: Quản lý tài chính, ngân sách, quản lý sử dụng đất đai, môi trường, mua sắm lớn từ tài sán nhà nước... Thanh tra, kiểm tra trách nhiệm người đứng đầu trong thực hiện nhiệm vụ phòng, chống tham nhũng; kiểm tra, giám sát vụ việc giải quyết khiếu nại, tố cáo.

Mặt khác, thực hiện cải cách thủ tục hành chính, công khai minh bạch, ứng dụng hệ thống quản lý chất lượng theo chuẩn ISO trong quản lý hành chính. Triển khai kịp thời các văn bản, quy định về kê khai, minh bạch tài sản thu nhập. Áp dụng nghiêm chế độ khen thưởng, kỷ luật; công khai việc quy hoạch, bổ nhiệm, luân chuyển, cũng như xử lý kỷ luật đối với cán bộ công chức, viên chức khi có vi phạm.

Dương Nguyễn
Ý kiến bình luận
Họ và tên *
Email *
Nội dung bình luận *
Xác thực *

Bản quyền thuộc Tạp chí Thanh tra