Quyết tâm chống thất thoát, chống tiêu cực, lãng phí trong sử dụng tài chính công

Thứ hai, 19/02/2024 16:34
(ThanhtraVietNam) - Quyết tâm chống thất thoát, chống tiêu cực, lãng phí trong sử dụng tài chính công và cơ cấu lại chi cho đầu tư phát triển tăng ít nhất 2% năm để dịch chuyển cơ cấu chi từ nay đến cuối năm 2025 đạt mức 40% là một trong những nhiệm vụ trọng tâm được Ban Chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ tập trung thực hiện trong thời gian tới.

Quyết liệt, toàn diện trong thực hiện cải cách hành chính

Trong năm 2023, Ban Chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ đã bám sát phương châm hành động của Chính phủ: “Đoàn kết kỷ cương, bản lĩnh linh hoạt, đổi mới sáng tạo, kịp thời hiệu quả”. Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã quan tâm, chỉ đạo quyết liệt, toàn diện trên tất cả các lĩnh vực cải cách hành chính với nhiều văn bản, chỉ thị được ban hành bám sát tình hình thực tiễn.

Ban Chỉ đạo đã thành lập 26 Tổ công tác trực tiếp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các địa phương; tổ chức nhiều hội nghị toàn quốc về công tác quy hoạch, đầu tư nước ngoài, thị trường tài chính, bất động sản, đất đai, doanh nghiệp... Công tác thanh tra, kiểm tra công vụ được tăng cường.

Về đẩy mạnh cải cách chế độ công vụ, đã ban hành các quy định mới về kiểm định chất lượng đầu vào công chức; về khuyến khích, bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung; phê duyệt Chiến lược quốc gia về thu hút, trọng dụng nhân tài. Sửa đổi, bổ sung kịp thời một số quy định về đánh giá và xử lý kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức. Bỏ thi thăng hạng viên chức, góp phần tiết kiệm chi phí xã hội, cắt giảm TTHC...

leftcenterrightdel
Ảnh minh họa (nguồn: tuoitrethudo.com.vn) 

Một số tồn tại, hạn chế trong lĩnh vực cải cách hành chính

Tuy nhiên, theo nhận định của Ban Chỉ đạo cảỉ cách hành chính của Chính phủ, năm 2023, công tác chỉ đạo, điều hành cải cách hành chính nhiều nơi còn chưa quyết liệt, sát sao; kiểm tra, đánh giá còn hình thức; chưa xử lý dứt điểm các tồn tại, hạn chế. Cơ chế, chính sách trên một số lĩnh vực vẫn còn chồng chéo, mâu thuẫn, chưa phù hợp thực tiễn, chậm được sửa đổi, bổ sung, tháo gỡ. Cải cách TTHC chuyển biến còn chậm, nhất là thủ tục đổi với người dân, doanh nghiệp.

Ngoài ra, trách nhiệm thực thi công vụ của cán bộ, công chức, viên chức nhiều nơi còn thấp. Cải cách tài chính công hiệu quả chưa cao, cơ cấu chi cho đầu tư phát triển chuyển dịch còn chậm. Xây dựng Chính phủ điện tử còn gặp nhiều thách thức... Phân cấp, phân quyền chưa triệt để, còn nhiều vướng mắc về pháp lý. Công tác phối hợp giữa các bộ, ngành, địa phương có nơi, có lúc còn chậm.

Nguyên nhân có cả khách quan và chủ quan, nhưng trong đó chủ quan là chủ yếu. Cụ thể, công tác chỉ đạo, điều hành chậm được đổi mới, chưa phát huy được vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu là nguyên nhân lớn, nhất là ở một số cơ quan, đơn vị, địa phương, người đứng đầu chưa phát huy hết khả năng và năng lực của bộ máy quản lý, chưa mạnh mẽ, quyết liệt, chưa có quyết tâm cao do công tác cải cách hành chính đụng chạm đến những vấn đề nhạy cảm. Tinh thần trách nhiệm của một bộ phận cán bộ, công chức còn chưa cao, còn ỷ lại, đùn đẩy, né tránh, sợ trách nhiệm, sợ sai.

Kiên quyết xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm kỷ luật, kỷ cương hành chính

Trước những hạn chế, tồn tại, theo Ban Chỉ đạo cảỉ cách hành chính của Chính phủ, người đứng đầu phải có quyết tâm, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt, thực hiện có trọng tâm, trọng điểm, chi đạo làm việc nào dứt việc đó.

Kịp thời triển khai các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; ban hành các cơ chế, chính sách để khơi thông, huy động, sử dụng hiệu quả các nguồn lực, nhất là các động lực tăng trường mới (chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế chia sẻ, kinh tế tri thức...) và làm mới động lực cũ (động lực đầu tư về xuất khẩu, tiêu dùng..

Tăng cường vai trò, trách nhiệm của các cấp, các ngành, quan tâm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để thúc đẩy công tác cải cách hành chính. Giữ vững kỷ luật, kỷ cương hành chính; đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, đi đôi với phân bổ nguồn lực, gắn với trách nhiệm cá nhân, tập thể, tăng cường kiểm tra, giám sát, kiểm soát quyền lực.

Thường xuyên đúc rút kinh nghiệm từ thực tiễn, tiếp thu kinh nghiệm quốc tê; chủ động học hòi các cơ quan, địa phương, đơn vị có cách làm hạy, mới, tiến tiến, hiệu quả; làm tốt công tác thi đua, khen thường; xử lý kỷ luật những cán bộ, công chức thiếu trách nhiệm, chây ỳ, trục lợi từ công tác cải cách hành chính.

Để thực hiện các nhiệm vụ trên, Ban Chỉ đạo Cải cách hành chính của Chính phủ đã để ra một số giải pháp. Cụ thể, Bộ trưởng các bộ, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tiếp tục triển khai các giải pháp nâng cao kỷ luật, kỷ cương hành chính, chất lượng thực thi công vụ và cải thiện chất lượng phục vụ người dân, doanh nghiệp; kiên quyết xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm kỷ luật, kỷ cương hành chính, bảo đảm sự nghiêm minh trong thực thi pháp luật và củng cố niềm tin của Nhân dân đối với Đảng và chính quyền.

Tiếp tục hoàn thiện, xây dựng bộ máy tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy bên trong gắn với tinh giản biên chế và nâng cao chât lượng, hiệu quả hoạt động của từng cơ quan, đơn vị, trong đó tập trung xây dựng vị trí việc làm để cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức. Thực hiện sáp nhập các đơn vị hành chính không đủ tiêu chuẩn, hoàn thành việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã vào Quý III năm 2024.

Bộ Nội vụ rà soát, đề xuất sửa đổi, bổ sung Luật Tổ chức Chính phủ, Luật Tổ chức chính quyền địa phương nhằm tăng cường phân cấp, phân quyền gắn với phân bổ nguồn lực phù hợp và tăng cường kiểm tra, giám sát, kiểm soát quyền lực.

Đặc biệt, quyết tâm chống thất thoát, chống tiêu cực, lãng phí trong sử dụng tài chính công và cơ cấu lại chi cho đầu tư phát triển tăng ít nhất 2% năm để dịch chuyển cơ cấu chi từ nay đến cuối năm 2025 đạt mức 40%./.

Dương Nguyễn
Ý kiến bình luận
Họ và tên *
Email *
Nội dung bình luận *
Xác thực *

Bản quyền thuộc Tạp chí Thanh tra