Đan Mạch có thể thắt chặt hơn nữa chính sách tị nạn
Thứ bảy, 30/01/2016 11:55 (GMT+7)
(ThanhtraVietnam) - Một ngày sau khi Quốc hội Đan Mạch thông qua luật gây tranh cãi về việc yêu cầu người xin tị nạn giao nộp tiền và các tài sản có giá trị để chi trả chi phí sinh hoạt, Đảng Nhân dân Đan Mạch (DPP), đảng chống nhập cư có tiếng nói ở nước này, ngày 27/1 nói rằng Đan Mạch có thể thắt chặt hơn nữa chính sách tị nạn.
<p class="MsoNormal" style="text-align:justify"><span style="font-size:10.0pt;
line-height:107%;font-family:"Arial","sans-serif"">Theo người phát ngôn của DPP
về các vấn đề nhập cư, Martin Henriksen, đảng này đã đạt thỏa thuận với Chính
phủ thiểu số cánh hữu của Thủ tướng Lars Lokke Rasmussen về giảm trợ cấp xã hội
cho những người đã được phép tị nạn từ thời liên minh trung tả trước đó. Ông
cũng hy vọng việc thông qua luật cho phép trục xuất người tị nạn vi phạm pháp
luật dễ dàng hơn. Ông nói đây không phải là lần đầu tiên DPP nỗ lực để siết chặt
tình trạng nhập cư thông qua Quốc hội. Ông cho biết, nhiều hạn chế đã được Quốc
hội thông qua là nhờ sự thúc đẩy của DPP và Chính phủ ban đầu chỉ đề xuất một
gói luật nhập cư nhỏ hơn những gì đã được thông qua. Ông nói thêm, DPP là đảng
đầu tiên trong Quốc hội đưa ra vấn đề tài sản của người nhập cư có nên được sử
dụng để chi trả cho việc họ ở các trung tâm tị nạn hay không. Ngày 26/1, khi Quốc
hội Đan Mạch thông qua các cải cách nhằm hạn chế người xin tị nạn bằng việc đặt
ra khoảng thời gian chờ ba năm đối với những người muốn đưa gia đình đến đoàn tụ
và cho phép các nhà chức trách "sung công" tài sản của người xin tị nạn
khoảng 10.00 krone (1.500 USD), Chính phủ nước này cho biết không có kế hoạch
ngay lập tức thắt chặt chính sách tị nạn hơn nữa. Người phát ngôn của Chính phủ
Đan Mạch, ông Marcus Knuth cho biết nước này ở trong tình huống đã tiếp nhận rất
nhiều người đến xin tị nạn trong năm ngoái đến mức nền kinh tế đang chịu áp lực
rất lớn, trong khi lại là một trong những nước nhỏ nhất châu Âu. Theo ông, nước
này đã đưa ra một số quy định nhằm duy trì số người tị nạn ở mức có thể quản
lý, nhưng hiện không có kế hoạch nào khác. <o:p></o:p></span></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align:justify"><span style="font-size:10.0pt;
line-height:107%;font-family:"Arial","sans-serif"">Các quan chức Đan Mạch nói đất
nước họ đã làm vượt mức đóng góp hợp lý để giải quyết vụ khủng hoảng di dân của
châu Âu và các quy định áp dụng với người nhập cư không khác gì những điều khoản
áp dụng với người Đan Mạch. Ông Marcus Knuth nói, cũng như với các công dân Đan
Mạch muốn hưởng trợ cấp thất nghiệp, người tị nạn nếu có thể hãy chi trả cho bản
thân trước khi hệ thống phúc lợi Đan Mạch làm điều đó. Điều làm Đan Mạch hấp dẫn
nhiều với người di cư là hệ thống phúc lợi xã hội hào phóng. Đan Mạch đã tiếp
nhận 20.000 đơn xin tị nạn trong năm ngoái, khiến quốc gia có 5,5 triệu dân này
trở thành một trong những điểm đến hàng đầu trong Liên minh châu Âu đối với di
dân, cùng với Đức và Thụy Điển. Các nhà lập pháp Đan Mạch nói rằng luật nhập cư
mới có mục đích làm cho đất nước nhỏ bé ở bán đảo Scandinavia này không còn hấp dẫn với người di cư./.</span></p><p class="MsoNormal" style="text-align: right;"><b style="text-align: right;"><span style="font-size:10.0pt;line-height:107%;font-family:"Arial","sans-serif"">Dương
Thái</span></b><span style="font-family: Arial, sans-serif; font-size: 10pt; line-height: 107%; text-align: right;"><i> (Tổng hợp) </i> </span></p>
hangnt