Điều gì xảy ra nếu Hy Lạp vỡ nợ?

Thứ hai, 29/06/2015 16:46
Thủ tướng Hy Lạp Alexis Tsipras thông báo các ngân hàng nước này sẽ tiếp tục đóng cửa và các biện pháp kiểm soát vốn sẽ được thực thi.
<div><div style="text-align: center;"><img alt="" src="http://file.thanhtravietnam.vn/data/old_img/Portals/0/NEWS_IMAGES/huyentt/2015_6/hi_lap.jpg" width="500px"></div><div style="line-height: 18px; text-align: center;"><span style="font-variant: normal; line-height: 21px; text-align: left;"><font face="Arial" size="1" color="#0070c0"><i>Thủ tướng Hy Lạp Alexis Tsipras. (Ảnh: Getty)</i></font></span><br></div><br></div><div>Tuyên bố sau khi Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) tuyên bố sẽ không tăng quỹ khẩn cấp cho các ngân hàng Hy Lạp, ông Tsipras khẳng định các khoản tiền gửi vẫn an toàn.<br></div><div><br></div><div>Hy Lạp đang đối mặt với &nbsp;nguy cơ vỡ nợ và ngày càng tịnh tiến sát hơn tới cửa ngõ ra khỏi Khối đồng tiền chung châu Âu (Eurozone). Theo cam kết, Hy Lạp sẽ phải thanh toán khoản nợ 1,6 tỷ Euro cho Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) trong ngày mai (30/6) - cùng ngày các khoản cứu nguy kinh tế hiện nay hết hạn. Dù khó có khả năng trả nợ nhưng chính quyền Thủ tướng Alexis Tsipras vẫn cương quyết không chấp nhận những yêu cầu cải cách ngặt nghèo và chủ chương thắt lưng buộc bụng mà EU và IMF ép Athens phải thực hiện để được cứu trợ.<br></div><div><br></div><div>Hai ngày cuối tuần qua, người dân Hy Lạp đã thi nhau xếp hàng để rút tiền từ các máy tự động và Ngân hàng Hy lạp cho biết họ đang có "những nỗ lực khổng lồ" để duy trì dòng tiền ATM không bị hết. Nếu dân chúng không được trấn an bằng những biện pháp hiệu quả thì nguy cơ hệ thống ngân hàng Hy Lạp sụp đổ thậm chí còn nhanh hơn cả dự báo.</div><div><br></div><div>Hiện các ngân hàng nước này dự kiến sẽ bất động cho đến ngày 7/7, hai ngày sau cuộc trưng cầu dân ý đã định trên toàn quốc về các điều khoản mà các chủ nợ quốc tế đòi Hy Lạp phải thực thi để đổi lấy tiền cứu trợ. Thị trường chứng khoán Athens cũng đóng cửa trong hôm nay.</div><div><br></div><div>Các bộ trưởng Tài chính của 18 quốc gia khác trong Eurozone đã lần đầu tiên gặp gỡ không có Hy lạp và thẳng thừng từ chối kêu gọi gia hạn cứu trợ cho đến sau cuộc trưng cầu dân ý ngày 5/7. Họ cam kết sẽ làm bất cứ điều gì có thể để ổn định khối đồng tiền chung, và khẳng định khối đang ở vị trí tốt hơn nhiều so với đỉnh điểm khủng hoảng Eurozone cách đây vài năm.</div><div><br></div><div>Trong một thông báo chính thức, các đại biểu nhất trí yêu cầu Hy Lạp áp đặt các biện pháp kiểm soát dòng vốn để bình ổn hệ thống ngân hàng.</div><div><br></div><div>Thực tế, nền kinh tế Hy Lạp "bê bết" đã 6 năm qua. Thất nghiệp ở mức 25% và tỷ lệ không công ăn việc làm trong số người trẻ tuổi lên tới 50%.</div><div><br></div><div>Bị kẹt giữa nỗi sợ sụp đổ kinh tế và thách thức yêu cầu từ phía các chủ nợ, nhiều người Hy Lạp đã bày tỏ sự bức xúc.</div><div><br></div><div>"Họ đang định giết chết chúng tôi. Tôi không nghĩ đây là một tình thế khó quyết về việc đi hay ở lại Eurozone. Mà các điều khoản cứu trợ là không thể chấp nhận được... Chúng tôi không còn tiền nữa, nhưng họ lại muốn lấy đi của chúng tôi nhiều hơn. Chúng tôi sẽ ăn uống thế nào, chúng tôi sẽ sống làm sao", một cụ già 70 tuổi tên là George Kambitsis than thở.</div><div><br></div><div>Theo các chuyên gia, mặc dù nền kinh tế Hy Lạp nhỏ bé, chỉ chiếm khoảng 2% tổng GDP của Eurozone nhưng viễn cảnh Grexit (tức Hy Lạp ra khỏi Eurozone) sẽ ảnh hưởng lớn tới nền kinh tế toàn cầu.</div><div><br></div><div>Với Mỹ, xuất khẩu của nước này sang Liên minh châu Âu - một thị trường chính cho nhiều tập đoàn đa quốc gia, sẽ trở nên đắt đỏ hơn. Thậm chí, nguy cơ tồi tệ nhất là đà phục hồi kinh tế của cường quốc số 1 thế giới có thể bị trật bánh và ảnh hưởng của Nga ở châu Âu có thể sẽ mạnh lên rất nhiều.</div><div><br></div><div style="text-align: right;"><i>Theo Thanh Hảo</i></div><div style="text-align: right;"><i>VietNamnet</i></div>
huyentt
Ý kiến bình luận
Họ và tên *
Email *
Nội dung bình luận *
Xác thực *

Bản quyền thuộc Tạp chí Thanh tra